(II) “Tấm Thân Này”: Trải Nghiệm Pháp – Hành Trình Dẫn Đến Giác Ngộ Giải Thoát Của Mae Chee Kaew

(II) “Tấm Thân Này”: Trải Nghiệm Pháp

Hành Trình Dẫn Đến Giác Ngộ Giải Thoát Của Mae Chee Kaew

“Nhận thấy sự khổ đau do dính mắc vào thân mình là tuệ giác đầu tiên giúp tâm hướng trọn vẹn vào Pháp. Những ai thấy sắc thân rõ ràng thường chóng hiểu Pháp.”

Bước trở về chùa tối hôm đó, Mae Chee Kaew cảm thấy cực kỳ xán lạn và sảng khoái trong cả thân lẫn tâm. Về đến căn chòi nhỏ của mình lúc vừa chập tối, cô ngồi xuống thiền như thường lệ và rà soát lại việc thực hành thiền của mình một cách tổng thể.

Việc đắc định luôn đến với Mae Chee Kaew một cách dễ dàng; tâm cô thường hợp nhất một cách tự nhiên. Chỉ có tâm hợp nhất mới có thể có đạt được cận định, tức là mức độ định tâm cần thiết để trải nghiệm trực tiếp thế giới rộng lớn của năng lượng tâm linh mà cô đã bắt gặp một cách quá ư dễ dàng.

Khi dòng tâm thức của cô quy tụ vào trung tâm tự nhiên của nó, nó gặp cốt lõi thực sự của tâm, nhưng rất ngắn ngủi, trước khi quay trở ra lấy lại động lực bình thường của nó.

Trải nghiệm ngắn ngủi về cốt lõi của tâm dẫn đến cảm giác sai lầm về sự chắc chắn của hiểu biết xuất hiện từ những nhận thức có được sau đó.Thay vì sử dụng tâm định tĩnh để đi sâu vào việc khảo sát những trạng thái tạm thời của tâm, Mae Chee Kaew thụ động nhìn chuỗi sự kiện luôn thay đổi trong tâm mình, cho phép khả năng suy nghĩ và tưởng tượng của mình suy đoán về ý nghĩa của những gì xảy ra ở đấy.

Vì kết luận rút ra từ tư duy khái niệm luôn mang tính cá nhân, hời hợt bên ngoài, cô đã mất đi sự liên kết với sự hay biết không dính mắc của cốt lõi của tâm, do đó đã trở thành nạn nhân của các yếu tố có tính phá hoại của tâm thức, mà điều đó đã tạo ra thiên vị cảm xúc trong nhận thức của cô, và đưa cô đi lệch hướng khỏi hiểu biết đích thực.

Tâm thức của cô đã trở nên dính mắc vào việc thêu dệt theo thói quen nhiều đến mức nó dường như tách khỏi và tồn tại độc lập đối với cốt lõi của chính nó.

Những điều chỉnh tài tình của Ajaan Mahā Boowa đã thay đổi điều đó.

Bây giờ, khi luồng tâm thức của cô quy tụ vào trung tâm tự nhiên của nó, nó hợp nhất với cốt lõi của tâm, hội tụ trọn vẹn vào bản chất diệu kỳ của tâm biết thuần túy, và hoàn toàn yên ổn trong sự thanh tịnh thù thắng. Thân và tâm thức tan biến. Chỉ duy nhất còn lại sự nhận biết vi tế, không thể nào mô tả được. Không có một chuyển động nào, kể cả sự lăn tăn nhẹ nhất của tâm thức. Chỉ sau khi tâm cô lắng trong thanh tịnh một thời gian đủ dài, nó mới khuấy động trở lại và rút khỏi trung tâm.

Một chút lăn tăn của thức xuất hiện, và rồi nhanh chóng biến mất. Sự lăn tăn đó xảy ra tự nhiên; không có chủ định. Một sự vận động nhẹ, ngay lập tức được tiếp theo là tĩnh lặng. Những khoảnh khắc tâm thức hiện lên trên bề mặt và tan biến nhiều lần, dần dần tần suất tăng lên cho đến khi dòng tâm thức cuối cùng lấy lại xu thế bình thường của nó.

Mặc dù cô đã lấy lại được nhận biết về môi trường bên ngoài, các căn nhận thức của tâm cô vẫn còn chưa hoạt động. Tâm thức của cô ở trong trạng thái biết một cách linh động và tự nhiên, nơi bản chất hay biết của cốt lõi tiếp tục vô hiệu hóa khuôn mẫu suy nghĩ bình thường của tâm.

Nhờ tính tự nhiên này, nhận biết không giới hạn và nhận thức cụ thể cùng hoạt động đồng thời, giúp cô thấu hiểu thân và tâm ở mức độ thấu hiểu bằng trực giác sâu sắc. Cô biết một cách bản năng rằng cô phải giữ chú ý ở mức độ đó khi thẩm xét các hiện tượng để đạt được hiểu biết xuyên thấu của trí tuệ thực sự.

Trí tuệ có thể hoạt động hiệu quả trong dòng tâm thức, vì khuôn mẫu suy nghĩ theo thói quen giờ đây không còn cản trở cô trong việc tiếp cận sâu hơn sự hiểu biết tự nhiên và tự động của trực giác bằng căn biết vi tế hơn.

Ra khỏi trạng thái thanh tịnh sâu của định đêm đó, Mae Chee Kaew thấy dòng tâm thức của cô chậm rãi tràn qua từng bộ phận của cơ thể cho đến khi cô nhận thức được toàn bộ hình thể của nó cùng một lúc.

Định kiến về thân không lọt được vào nhận biết của cô. Cô chỉ đơn giản tập trung vào hình thể của thân mình như nó là, trong tư thế ngồi. Nhận biết không dính mắc đem đến hiểu biết bằng trực giác rằng tàng chứa trong thân hình của cô là một quá trình phân hủy liên tục mà cuối cùng sẽ là cực điểm dẫn đến cái chết và tan rã của thân.

Với sự rõ ràng sâu sắc trong tâm, cô chọn nhặt chuỗi phân hủy liên tục của thân và bắt đầu đi theo dòng tự nhiên đó để đi đến kết luận duy nhất của nó. Quá tình phân hủy bắt đầu từ sâu bên trong những hốc của thân cô và lan dần ra tất cả các bộ phận khác. Cô chỉ quan sát, không nghĩ hoặc tưởng tượng, và cho phép sự tan rã của thân mình lộ ra trong trường nhận biết.

Chẳng bao lâu, quá trình phân hủy tự nhiên của xác chết có xu thế tự nhiên và tự động. Bắt đầu từ trên đầu, Mae Chee Kaew đưa chú ý của mình dần dần lọc qua toàn bộ cái xác, cho các hình ảnh của quá trình phân hủy trở nên rõ ràng, sắc bén. Vì trí tuệ trực giác của cô đã hoàn toàn đồng điệu trong việc nhận thấy sự chết và tan rã, những thay đổi đồng thời bắt đầu xuất hiện trong các cảnh tiếp theo.

Cô thấy cái xác trong mình bắt đầu trương lên và đổi màu, da chuyển thành màu vàng rồi xanh tím thẫm. Khi thân trương lên, da căng hơn, phồng lên rồi vỡ rách ra, lộ ra lớp thịt đang thối và nước mủ, nhanh chóng thu hút một bầy ruồi. Dần dần, mùi nồng nặc của thịt thối rữa gây buồn nôn, và gần như các giác quan bên trong của cô không thể chịu được nữa. Ruồi đẻ trứng, giòi bọ xuất hiện, sinh sôi nảy nở ra và chuyển động lúc nhúc ở trong và xung quanh đống vụn của da tróc và thịt thối, để rồi bao phủ toàn bộ cái xác. Khi giòi đã ăn hết phần mô thối rữa của mình, phần lớn thịt và nội tạng đã biết mất. Khi không còn mô kết nối, bộ xương rời ra và rơi rụp chồng lên nhau, thành một đống xương kinh rợn, còn dính sót ít thịt đang thối rữa và được dính kết soắn xít với nhau bởi gân và sụn.

Tiếp tục tan rã làm xương tách ra khỏi nhau, rời rạc, bộ xương không còn hình dáng.Qua thời gian, với mưa và thời tiết, phần còn lại của thịt và gân cũng không còn nữa, để lại xương, được tẩy thành màu trắng sữa dưới ánh mặt trời. Cuối cùng, xương cũng mục và tan, cho đến khi phần lớn những gì còn lại chỉ là một đống hỗn độn, xương sọ một nơi, khung chậu một nẻo. Cuối cùng, thậm chí những mảnh xương này cũng bị mòn đi, bị yếu tố đất, nơi chúng sinh ra đòi lại. Đột nhiên, đất cũng biến mất, không để lại gì ngoại trừ sự nhận biết thanh tịnh, tinh khiết tỏa hào quang ra mọi hướng.

Dần dần, cảm giác đang ở giữa sự nhận biết đầy hào quang mất đi, mang theo nó mọi cảm giác về bản ngã, và môi trường xung quanh. Mae Chee Kaew hành thiền như vậy hàng ngày. Cô tập trung vào cái xác bên trong lần này qua lần khác cho đến khi việc thấy sự chết và phân hủy trở thành việc quen thuộc của tâm thức, và hình ảnh trong tâm về thân cô bắt đầu mục rữa mỗi khi cô hướng chú ý vào nó. Với mỗi buổi ngồi thiền, huệ nhãn của Mae Chee Kaew theo dõi quá trình chết mở ra với cảm giác bình thản và trong sáng sâu sắc hơn.

Dần dần, sự tan rã liên tục của các bộ phận trong cơ thể thu hút chú ý của cô vào bản chất rời rạc của thân, do đó cô bắt đầu tập trung vào các yếu tố hợp thành nó – đất, nước, lửa và gió tạo nên tất cả mọi thứ. Thịt, xương, răng, móng tay và tóc mang đặc tính vật chất cứng chắc của đất. Máu, nước tiểu, nước nhầy và các chất bài tiết thể lỏng mang tính lỏng như của nước. Lửa hiện diện như hơi ấm, năng lượng và sinh khí của thân. Yếu tố gió được thấy trong việc thở, tuần hoàn và chuyển động của thân.

Mae Chee Kaew quan sát được quá trình phân hủy chia tách các mối quan hệ vật chất dính kết các bộ phận trong cơ thể với nhau, và trả chúng lại trạng thái nguyên tố tự nhiên ban đầu như thế nào. Khi tâm thức rời bỏ tấm thân vĩnh viễn, cái chết diễn ra giải phóng các năng lượng cho sự sống của lửa và gió về với các trạng thái nguyên tố tự nhiên của chúng.

Quan sát thêm nữa, từ góc nhìn bên trong của nhận biết tự nhiên, cô thấy các chất lỏng trong thân thấm xuống lòng đất, hoặc bay vào không khí. Khi các yếu tố lỏng đã thấm vào đất hoặc bay vào không khí, các bộ phận của cơ thể khô lại, dần dần mất nước cho đến khi chỉ còn các mô cứng và xương trần còn lại. Từ từ vỡ vụn, và chuyển thành bụi, những bộ phận đó cuối cùng cũng hoàn toàn trở lại với yếu tố đất.

Mae Chee Kaew quan sát xương tan vào đất một cách sống động, xương và đất quyện vào nhau thành một chất đồng nhất. Khi phần cuối cùng còn lại của xương quay trở về trạng thái nguyên tố tự nhiên ban đầu, việc chứng ngộ tuyệt vời về bản chất hão huyền và phù du của thân tràn ngập tâm cô.

Trí tuệ khởi lên rằng toàn bộ bản chất của thân là sự kết hợp của đất, nước, lửa và gió, và rằng tất cả chúng đã trở về với trạng thái nguyên tố tự nhiên ban đầu. Bỗng nhiên bản thân đất cũng biến mất khỏi sự nhận biết, để lại ánh sáng rực rỡ, tỏa hào quang mọi phía trong nhận thức. Tiếp đó, trong một khoảnh khắc chớp nhoáng, sự hay biết của cô vọt tới một mức độ hợp nhất cô chưa từng trải nghiệm trước đó. Khi đó, ánh hào quang biến mất.

Chỉ còn lại một sự rỗng rang không thể diễn tả được – một trạng thái hoàn toàn chỉ có một sự đồng nhất mà không có một khoảnh khắc nào của nhị nguyên. Chỉ còn sự nhận biết thuần khiết – một trạng thái tuyệt vời và siêu việt của thanh tịnh hoàn hảo, không hề có tính khu biệt – sự rỗng rang rung động của cốt lõi thực của tâm. Sự chuyển hóa nguyên tố tự nhiên của cơ thể vào đất, nước, lửa và gió rất rõ ràng sống động mỗi khi Mae Chee Kaew tìm hiểu nó. Cô thấy rõ ràng là không có gì chết cả.

Tóc, móng, răng, da, thịt, xương giảm xuống hình thái nguyên tố ban đầu, chúng chỉ đơn giản là chất đất. Chất đất đã bao giờ chết chưa? Khi chúng phân hủy và tan rã, chúng trở thành cái gì? Mọi bộ phận trong cơ thể đều trả về chất ban đầu. Chất đất và nước quay trở về hình thái ban đầu, cũng giống như chất gió và lửa. Không gì bị diệt cả. Những chất đó chỉ hợp lại với nhau để tạo thành một tập hợp, nơi tâm thức lấy chỗ trú ngụ.

Tâm gắn mình vào tập hợp các chất đó và làm nó có sức sống, rồi mang nó thành gánh nặng bằng việc xây dựng bản ngã quanh nó. Bằng cách gán một cá nhân vào tấm thân vật lý đó, tâm vướng phải vô số đau khổ. Tâm cũng chưa bao giờ chết. Nhiều nhất là luôn có sự thay đổi, sinh rồi tử hiện lên rồi mất đi trong từng khoảnh khắc nhận biết, tiếp nối theo nhau thành hàng không kết thúc.

Mae Chee Kaew càng nghiên cứu bốn yếu tố đó, quan sát được chúng tan rã trở về đặc tính ban đầu của chúng, tâm cô càng rõ ràng sáng tỏ. Thế thì làm gì có chết? Và cái gì chết mới được chứ? Bốn yếu tố – đất, nước, lửa và gió – chúng không chết. Cả tâm cũng thế, làm sao có thể chết được? Với hiểu biết đó, tâm cô càng sáng rõ, càng tỉnh giác và càng thấu hiểu. Ra khỏi sự thanh tịnh tuyệt đỉnh, Mae Chee Kaew quán chiếu ảnh hưởng sâu rộng và uyên thâm về việc cấu thành cơ thể vật lý.

Cô nhận ra rằng cảm giác của cô về thân là do bản ngã dựng lên. Từ khi chào đời, cô đã luôn sắp xếp thế giới quay quanh nhận thức về thân, luôn bị việc bảo vệ thân thể và đáp ứng các nhu cầu vật chất của nó chiễm lĩnh một cách bản năng. Cô đã nhận ra được rõ ràng rằng suy nghĩ hình thành trên nền của thân là cái nhân khiến cô bị trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi.

Bản chất không thanh tịnh bẩm sinh của thân thực ra nằm sâu hơn hình thái vật chất của nó. Nó gây ra nhiều thái độ và hành động thông qua thân mà chúng không chỉ gớm ghiếc mà còn rất tai hại. Sự phù phiếm giả tạo, sự thèm muốn của các giác quan, tà dâm và bạo lực là những cái xấu xa bên trong. Là nguyên nhân cho nhiều loại ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực như vậy, sự đồng hóa mình với thân xác nối liền tâm với cái gốc của sự tồn tại trong luân hồi.

Cô nhận ra rằng nếu cô muốn lần theo dấu vết của việc dính mắc vào thân tới nguồn gốc của nó, cô sẽ phải nghiên cứu trực tiếp những suy nghĩ và cảm xúc ô nhiễm đó, và luồng tâm thức đã tạo ra chúng.

  • (I) Vai Trò Của Vị Thầy Tâm Linh , Web, FB
  • (Ii) “Tấm Thân Này”: Trải Nghiệm Pháp , Web, FB
  • (Iii) Phát Triển Minh Sát Tuệ , Web, FB
  • (Iv) Vượt Qua Hào Quang Lung Linh Của Cái Tôi , Web, FB
  • Những Bài Học Vô Giá – Hành Trình Dẫn Đến Giác Ngộ Giải Thoát Của Mae Chee Kaew, Web, FB

Audio – Lợi Ích Tu Tập Tứ Niệm Xứ

  • Bài Giảng Sumangala Bhikkhu Viên Phúc – Thiền Viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar. Tối 30/10/2018., Archive

Bài viết liên quan

  • Vesak 2020 – Cùng ôn lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
  • Chánh Định, Chứ Không Phải Chánh Niệm, Mới Là Điều Kiện Cần Và Đủ Để Thấy Và Biết Như Thật Thực Tính Của Các Pháp, Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • “Giải Thoát Đạo” Khác “Bồ Tát Đạo” Như Thế Nào?, Web, FB
  • Bồ Tát Đạo Là Gì, Web, FB
  • Những Phẩm Chất Căn Bản Giúp Việc Thành Tựu 10 Ba-La-Mật Thành Phật Là Gì?, Web, FB
  • Pháp Học, Pháp Hành Và Pháp Thành, Web, FB
  • Vị Thầy Hộ Trì, Web, FB
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
  • Theo Thầy, Web, FB
  • Thầy & Trò, Web, FB
  • Phải Tự Mình Bước Đi, Sau Khi Đã Được Chỉ Đường, Thì Mới Có Thể Tới Đích., Web, FB
  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB