(V) Những Bài Học Vô Giá – Hành Trình Dẫn Đến Giác Ngộ Giải Thoát Của Mae Chee Kaew

(V) Những Bài Học Vô Giá

Hành Trình Dẫn Đến Giác Ngộ Giải Thoát Của Mae Chee Kaew

“Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta không được để đời ta thối rữa ra mà không tìm được cái gì đích thực trong ta. Khi cái chết đến, hãy chết buông bỏ thân và tâm, cho chúng nằm xuống mà không luyến tiếc gì”.

Sinh ra trên thế gian này, bạn phải tin cậy vào trí tuệ sẵn có của mình. Bạn có thể tìm đến đau khổ hay khoái lạc, tìm kiếm những thứ quý giá hoặc không có giá trị. Tùy thuộc vào hướng chọn của bạn, bạn có thể tìm thấy thiên đường hay địa ngục, hoặc con đường đạo quả dẫn đến Niết bàn.

Bạn có thể tìm được mọi thứ: tất cả đều do chính bạn quyết định. Sự tốt đẹp của người khác là của riêng họ. Ta không thể chia xẻ quả nghiệp của họ, do đó ta phải tự mình làm việc thiện. Đừng nghi ngờ hiệu lực của nghiệp hoặc đánh giá thấp hậu quả hành động của mình.

Làm người, chúng ta cần có lòng bi mẫn với đau khổ của mọi chúng sinh, vì tất cả chúng ta đều chịu khổ vì những việc chúng ta đã làm trong quá khứ. Trong khía cạnh này, mọi người đều bình đẳng. Cái có chức năng phân biệt, làm chúng ta tốt hay xấu, thô hay tế, chính là loại hành động chúng ta đã làm trong quá khứ.

Bạn không thể tự mình trồng đủ cỏ để lợp mái cho tất cả mọi nhà trong thị trấn. Hãy rộng lượng trong khả năng của bạn. Đừng có đi khắp nơi tán phét và khoe khoang khắp thị trấn. Nếu có gì làm bạn xấu hổ, bạn phải trốn đi, như con ếch nhảy xuống nước khi thấy có người lại gần. Nếu bạn đần độn, đừng quảng cáo là mình thông minh.

Những người không giữ được miệng không biết họ đúng hay sai khi nói. Những ai biết sự thật thường giữ yên lặng; những ai hay nói về sự thật biết rất ít về nó. Hãy quyết tâm theo dõi hoạt động của thân mình, lời nói và suy nghĩ của mình. Đừng nói nhiều quá hoặc tạo khó khăn cho chính mình.

Đừng mất khả năng tự kiềm chế hoặc không lễ phép với người lớn hơn. Hãy cẩn thận giữ lời nói, tiếng cười. Bất kể bạn thân với người đó thế nào, đừng để lời nói của mình trở nên bất cẩn. Bất kể bạn tức giận thế nào, đừng để lời nói trở nên tức giận.

Đừng mánh khóe và xảo quyệt, lừa cho mọi người nghĩ rằng bạn là người tốt khi bạn không phải như vậy. Người giả mạo đức hạnh và thông minh thực ra là người câm, ngu ngốc và thiếu đạo đức.

Được sinh ra trên đời, chúng ta cứ bám vào giá trị của những ngày, những tháng, những năm trôi qua; chúng ta tin rằng đời ta và cuộc đời của những người khác là quan trọng. Do vậy, tâm của chúng ta triền miên đau khổ.

Ngay khi vừa sinh ra, ta luôn có thái độ đề phòng và bắt đầu lo lắng. Chúng ta lo cái này, sợ cái kia. Tâm của chúng ta ngay lập tức bị chi phối bởi thế gian và có xu hướng si mê do tham lam, nóng giận và sợ hãi gây ra.

Chúng ta sinh ra trong những điều kiện này và nếu ta không làm gì với chúng ngay bây giờ, khi chết chúng ta vẫn mang theo những xu hướng đó theo ta. Thật đáng tiếc!

Đau khổ – đó là tất cả những gì ta có khi ra đời; muốn, không muốn, toại nguyện hay bất toại nguyện; ngồi, nằm, ăn, đi ngoài – nhưng không có sự giải thoát. Đau khổ luôn ở đó. Do đó, khi ta hành thiền, ta cần khảo sát núi đau khổ này một cách trọn vẹn.

Chúng ta không bao giờ thỏa mãn cả. Ta thích nghe tiếng chim hót nhưng lại ngay lập tức khó chịu khi tiếng chim hót trở nên ồn ào quá.Tâm của con người tắc cứng đầy đau và khổ đến mức người ta không nhìn thấy gì rõ nữa.

Chạy theo những ước muốn của mình và thỏa thuê trong đó, người si mê giang rộng tay chào đón đau khổ. Họ nhầm lẫn đau khổ là hạnh phúc.

Người khôn nhìn vào trong và khảo sát chính họ cho đến khi họ thấy thực sự hạnh phúc là gì và thực sự khổ đau là gì. Tâm họ không bị đóng kín một cách dễ dàng. Khi thấy sự bướng bỉnh trong bản thân mình, người có trí nhận ra sự bướng bỉnh. Thấy tối, họ nhận ra tối. Thấy si mê, họ nhận ra si mê. Họ tìm lỗi lầm của chính mình; họ không tìm lỗi của người khác.

Đức hạnh được xây dựng qua việc xuất gia. Cái thiện đích thực được tìm thấy trong tâm. Hãy nhìn cẩn thận vào tâm mình. Xem xét chúng thật kỹ. Chỉ riêng ở đó thôi bạn có thể tìm thấy thiên đường và địa ngục, con đường cao cả dẫn đến giải thoát, và là nơi an toàn, vượt khỏi mọi khổ đau.

Đừng phật ý vì bị trỉ chích hoặc tự hào vì được khen. Hãy giản đơn giữ chú tâm vào việc hành thiền từ sáng tới tối. Hãy phát triển phạm hạnh tinh thần cả ngày lẫn đêm, và hãy luôn nói thật. Thật thà với chính mình là nền móng của đức hạnh. Hãy tự biết mình, chấp nhận lỗi lầm của mình và cố gắng sửa chữa.

Đừng giấu gì nơi mình. Hơn cả thảy, đừng tự lừa dối mình. Tự dối mình là vi phạm đức hạnh căn bản. Bạn có thể lừa dối cả thế giới này nếu bạn muốn nhưng đừng bao giờ tự lừa dối mình.

Hãy vun trồng vườn tâm mình, như người nông dân làm ruộng. Lần lượt phát quang; làm đất; đào luống; gieo hạt; bón phân; tưới nước và nhổ cỏ. Cuối cùng, sẽ gặt được mùa vàng bội thu.

Nếu bạn không thực hành, bạn sẽ không học được cách thiền. Nếu bạn không tự mình thấy sự thật, bạn không thực sự hiểu được ý nghĩa của nó. Đừng có ngồi không kêu rằng buổi sáng bạn quá lạnh, buổi chiều bạn quá nóng, và buổi tối bạn quá buồn ngủ, rồi lại kêu ca là mình không có thời gian để thiền.

Đừng nghe lời dẫn dụ ô nhiễm của lười biếng và đi ngược lại lời dạy của bậc trí tuệ. Người hèn nhát chỉ nghe mỗi mình thôi luôn bận ôm gối của mình, người đó không bao giờ tiến bộ được trên con đường đến chứng ngộ.

Hãy quyết tâm phát triển tâm bạn bằng cách chăm chỉ hành thiền. Hãy hiến cả thân và tâm bạn cho công cuộc tìm kiếm Pháp. Dùng tâm bạn như chiếc đèn pin để soi đường. Hãy quyết tâm trên con đường đó và bạn sẽ thoát khỏi khổ đau.

Là người, bạn phải cố gắng có đức hạnh và đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của Pháp. Hãy giữ đức hạnh và chăm chỉ hành thiền. Việc đó không tốn của bạn một xu nào cả. Đừng lười nhác. Khi an định và trí tuệ được phát triển đầy đủ, tâm sẽ tự rời xa ô nhiễm. Hãy bỏ mọi dính mắc và thoát khỏi thế giới của khổ đau. Kết quả sẽ là Niết bàn.

Hãy mau lên và thiết lập một nơi nương tựa an toàn trong chính bản thân mình. Nếu bạn không làm vậy, khi bạn chết, tâm bạn không có chỗ dựa vững chắc để tựa vào.

Mọi chúng sinh không ngoại trừ ai, đều trải qua sinh và tử. Mỗi người sinh ra đều phải chết và tái sinh đi tái sinh lại trong vòng quay của đau khổ và gian nan. Con người ở mọi lứa tuổi và địa vị xã hội đều bình đằng trong lĩnh vực này. Có thể, chúng ta sẽ chết vào buổi sáng, có thể vào buổi chiểu, chúng ta không biết được. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng cái chết sẽ đến khi thời điểm chín muồi. Chúng ta sinh ra và chết lặp đi lặp lại. Sinh ra, già đi và chết cứ thế quay vòng.

Là hậu duệ của Đức Phật, chúng ta không được sống đời ta chỉ để thối và rữa ra mà không tìm được cái gì đích thực trong ta.

Khi cái chết đến hãy chết đúng cách, trong thanh tịnh. Hãy chết buông bỏ thân và tâm, cho chúng nằm xuống mà không luyến tiếc gì. Hãy chết trong mối liên kết với bản chất thực của các pháp. Hãy chết theo dấu chân của Đức Phật. Hãy chết như thế, và trở thành “bất tử.”

Hãy nghe tôi! Đừng chỉ có ăn và ngủ như một con vật bình thường. Nhớ giữ mình đừng bị mê hoặc bởi cuộc sống trần tục. Nên sợ sự tái sinh tương lai một cách lành mạnh. Hãy mở tâm bạn ra cho hạnh phúc đích thực. Đừng ngồi một cách vô ích trong đêm nhìn đám than hồng của cuộc đời mình âm ỉ cháy trước lúc tàn lụi.

Kiến thức về thế giới nơi ta đang sống có thể có ích, nhưng không có kiến thức nào so sánh được với việc thực sự biết chính mình. Kiến thức có được qua mắt thường rất khác so với kiến thức có được từ mắt tâm linh bên trong. Hiểu biết hời hợt mà ta có được từ suy nghĩ và trầm tư không giống như hiểu biết sâu sắc có được từ trí tuệ về bản chất thực sự của cái gì đó.

Một lần, có người hỏi Ajaan Mun: “Các sư đầu đà đọc sách gì?” Ngài trả lời: “Họ học bằng đôi mắt nhắm lại, nhưng tâm tỉnh thức.”

Ngay khi tôi vừa thức dậy buổi sáng, mắt tôi bị hình tướng dội bom; vì vậy tôi tìm hiểu mối liên hệ giữa mắt và hình tướng. Tai tôi vướng vào âm thanh, mũi tôi vướng vào mùi hương, và lưỡi tôi vướng vào vị; thân tôi cảm giác nóng và lạnh, cứng và mềm, trong khi tâm tôi bị ý nghĩ và cảm xúc tấn công. Tôi liên tục tìm hiểu tất cả những thứ đó.

Bằng cách này, mỗi giác quan của tôi trở thành một người thầy; và tôi học Pháp suốt ngày không ngưng nghỉ. Tôi tự chọn giác quan nào tôi muốn chú tâm vào. Ngay khi tôi chú tâm, tôi cố thâm nhập đến sự thật của nó. Đó là cách Ajaan Mun dạy tôi hành thiền.

Thân là một đối tượng quan trọng của tham ái; và sự dính mắc bắt nguồn từ đó là một ô nhiễm dai dẳng. Đau khổ là hệ quả. Để vượt qua nó, hãy tập trung chú ý vào sự phân hủy và tan rã của thân xác để cho tâm nhàm chán rõ ràng hình thái làm người, chán ngán hoàn toàn bản chất thực của cơ thể người. Khi sự nhờn gớm cơ thể vật lý mạnh dần lên, tâm sáng và nhẹ nhàng hơn.

Thân người là một đống thịt và máu rộng 60cm và dài 1,8m luôn luôn biến đổi. Thấy sự khổ đau có căn nguyên từ dính mắc vào thân mình là tuệ giác đầu tiên làm tâm hướng trọn vẹn về Pháp. Những ai thấy thân rõ ràng thường hiểu Pháp nhanh chóng.

Khi có những thứ đặc biệt khởi lên trong khi hành thiền, cứ để chúng diễn ra. Đừng dính mắc vào đó. Những thứ đó chỉ là chú ý hướng ngoại và phải được buông xả. Hãy đặt chúng xuống và đi tiếp – đừng bám vào chúng.

Mọi cõi tâm thức đều bắt nguồn từ tâm. Ngạ quỷ và chư thiên, cư sĩ, tu nữ – tất cả đều là những chúng sinh bắt nguồn từ tâm. Vì vậy, tốt hơn cả là hãy chú tâm trọn vẹn vào tâm của chính mình. Ở đó bạn sẽ thấy cả thế gian.

Trong một hồ nước trong suốt và phẳng lặng, ta có thể nhìn thấy rõ ràng mọi thứ. Tâm, khi được nghỉ hoàn toàn, thì tĩnh lặng. Khi tâm tĩnh lặng, trí tuệ sinh khởi dễ dàng, trôi chảy. Khi trí tuệ trôi chảy, hiểu biết rõ ràng sẽ theo sau.

Bản chất luôn biến đổi, bất toại nguyện và không thực của thế gian được thấy nhờ ánh sáng của tuệ giác, và chúng ta trở nên nhàm chán với dính mắc vào mớ đau khổ này và buông bỏ sự nắm giữ của ta. Trong khoảnh khắc mát mẻ đó, lửa trong tim ta dịu đi và sự giải thoát khỏi đau khổ tự nhiên khởi sinh. Biến chuyển này xảy ra vì bản chất của tâm nguyên thủy luôn trong sạch và không tì vết.

Thanh tịnh là trạng thái bình thường của tâm. Nó bị tì vết chỉ vì nó cho bên ngoài xâm nhập vào, làm các cảm xúc như buồn và vui khởi lên và tăng trưởng cho đến khi tâm trở nên đui mù hoàn toàn về bản chất thực sự của chính mình. Cuối cùng, nó bị ngập trong nước tối đen của thế gian, bơi điên loạn trong vũng tham ái của chính mình.

Mọi thứ đều do tâm ta tạo ra. Mắt nhìn thấy hình ảnh, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân cảm giác xúc chạm, ý trải nghiệm cảm xúc. Nhưng tâm biết tất cả những thứ ấy. Tâm biết những điều đó và nghĩ về chúng, tưởng tượng chúng thành những thứ thế này, thế kia. Khi chánh niệm và trí tuệ của ta đủ mạnh, ta có thể tự nhìn thấy những tạo tác này.

Nhưng đa phần ô nhiễm mang ta đi theo luồng, theo đà tự nhiên mạnh mẽ của chúng. Trước khi ta nhận ra được cái gì đã xảy ra, ta đã trở nên sân hận, tham lam, ảo vọng hoặc kiêu ngạo – vì ta đã bị ô nhiễm lừa dối. Do đó, hãy quan sát ô nhiễm và triều cường lên xuống của những suy nghĩ ô nhiễm đó một cách cẩn thận. Đừng để chúng đánh lừa bạn một cách dễ dàng. Khi bạn thành thục trong việc tóm bắt được hoạt động của chúng, bạn có thể chuyển sức mạnh tiêu cực của chúng thành năng lượng tâm linh tích cực.

Hãy cố gắng chăm chỉ và kiên nhẫn. Bạn tiến bộ nhanh hay chậm phần lớn phụ thuộc vào kho xu hướng đức hạnh bạn đã tích lũy được trong quá khứ và vào sự cố gắng mà bạn bỏ ra cho việc thiền hành và thiền tọa.

Do đó, hãy luôn vun trồng phạm hạnh và đừng bao giờ cho phép những ý nghĩ xấu xa len vào tâm. Bạn càng thực hành cách này nhiều bao nhiêu, tâm càng trở nên trong sạch hơn, và sự hiểu biết của bạn sẽ càng đầy đủ hơn.

Khi hiểu biết về cốt lõi thực sự của tâm đơm hoa và rực nở trong tâm bạn, điểm cuối của con đường dài đau khổ sẽ dần hiện ra. Nhưng nếu bạn không vun trồng chánh niệm và trí tuệ sẵn có của mình, mà chỉ cố gắng nửa vời, chướng ngại trên đường đi của bạn sẽ tăng lên gấp bội cho đến khi chúng che khuất mọi ngả, làm đoạn cuối của con đường mãi chìm trong bóng tối.

Mọi người nói rằng họ muốn đạt được Niết bàn, do đó họ nghển cổ và nhìn lên sự mênh mông của không gian. Họ không nhận ra rằng họ có nhìn được xa và cố gắng đến đâu, họ cũng không tìm thấy được Niết bàn. Đơn giản nó không có trong cõi của hiện thực quy ước.

Pháp hành tôi đã tu tập suốt bao năm không dễ làm – nó rất khó. Tôi đã chịu đựng nhiều khó khăn để thử quyết tâm và khả năng chịu đựng của mình trên đường Đạo. Tôi đã nhịn ăn nhiều ngày. Tôi đã không ngủ nhiều đêm. Chịu đựng đã trở thành thực phẩm nuôi dưỡng tâm tôi và tinh tấn đã trở thành gối đỡ đầu tôi. Bạn hãy tự mình thử đi. Hãy thử thách quyết tâm của bạn. Bạn sẽ phát hiện ra sức mạnh kỳ diệu trong tâm của chính mình.

Hãy là một nữ tu thực thụ. Bạn chẳng muốn làm thối chí của mình bằng cát bụi đầy hôi thối của đời sống trần tục, do đó đừng ngoảnh lại, nhớ nhung quê hương và gia đình của mình. Đừng làm tu nữ lười nhác nói chuyện nhiều và xin giúp đỡ. Hãy luôn hài lòng với cuộc sống đơn giản và đừng bao giờ sợ chết. Đừng bao giờ nói những điều không cần nói; nhưng ngược lại, hãy nói những vấn đề thực sự quan trọng.

Tu nữ của tôi phải luôn hành xử đúng. Nếu các bạn thực sự muốn là đệ tử của tôi, hãy chú ý những lời tôi nói. Khi tôi than phiền về hành xử của các bạn, hãy hiểu là tôi đang dạy các bạn luôn theo gương tôi trong mọi việc bạn làm. Các bạn là những người đã đến đây làm học trò của tôi, hãy nỗ lực trở thành những con người mẫu mực.

Hãy là những tu nữ xinh đẹp luôn nhẫn nại trong việc chịu đựng khó khăn và chăm chỉ trong việc hành thiền, luôn cố gắng học sự thật về chính mình. Học trò của tôi phải tin vào con đường của Đức Phật, quyết tâm tập trung vào từng bước tiến lên phía trước. Không nên luyến tiếc những cơ hội đã qua hoặc trông mong vào những phần thưởng tương lai. Những ý nghĩ đó chỉ lừa gạt bạn thôi.

Hãy chiến đấu chống lại sự lười nhác, đừng dễ dàng đầu hàng trên gối của mình. Hãy kiểm soát suy nghĩ của bạn nghiêm ngặt và chỉ đi tìm sự thật nằm trong tâm của chính mình. Trước khi hỏi, hãy tìm câu trả lời trong bạn trước. Nếu bạn tìm, thường bạn sẽ tự mình thấy câu trả lời.

Trong việc thực hành Phật Pháp, bạn cần tìm đường đi cho riêng mình. Bạn phải tự tìm tòi và khám phá con đường đoạn tận khổ đau. Cách tìm đúng đắn là nhìn vào trong bản thân mình. Con đường đó nằm trong tâm của mỗi chúng ta. Do đó, hãy cứng rắn và chăm chỉ cho đến khi bạn đến được đích cuối cùng.

Con người đau khổ vì họ chỉ biết vơ vào chứ không biết buông ra. Bất toại nguyện theo họ khắp mọi nơi. Do đó hãy nhìn lại chính tâm mình và học cách buông bỏ. Đừng nghi ngờ giá trị của việc hành thiền. Đừng đánh giá thấp khả năng của mình.

Hãy tự hài lòng với tiến bộ của mình vì nó phản ánh một phần của sự thật mà bạn đang tìm kiếm. Vì vậy, đó là cái bạn có thể tin cậy được.

Hãy nhìn lại xem bạn là ai: Ai sinh ra, ốm, già đi và chết? Thân bạn, tâm bạn, cuộc sống của bạn – những thứ đó không thuộc về bạn. Đừng chăm bón bản chất thực của bạn bằng đau khổ của thế gian.

Từ ngày tôi xuất gia làm tu nữ, tôi chưa bao giờ bỏ việc thanh lọc cái tâm đầy ô nhiễm của tôi. Tôi luôn biết rằng tôi cần đánh bóng và thanh lọc bản chất cơ bản của tôi. Chỉ có người có trí thực sự mới có thể nương tựa dưới bóng mát của ba cây bồ đề của Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng.

Nguồn trích dẫn: Mae Chee Kaew – Hành trình tới Giác ngộ và Giải thoát. Tác giả: Ajaan Dick Sīlaratano

  • (I) Vai Trò Của Vị Thầy Tâm Linh , Web, FB
  • (Ii) “Tấm Thân Này”: Trải Nghiệm Pháp , Web, FB
  • (Iii) Phát Triển Minh Sát Tuệ , Web, FB
  • (Iv) Vượt Qua Hào Quang Lung Linh Của Cái Tôi , Web, FB
  • Những Bài Học Vô Giá – Hành Trình Dẫn Đến Giác Ngộ Giải Thoát Của Mae Chee Kaew, Web, FB

Audio – Lợi Ích Tu Tập Tứ Niệm Xứ

  • Bài Giảng Sumangala Bhikkhu Viên Phúc – Thiền Viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar. Tối 30/10/2018., Archive

Bài viết liên quan

  • Vesak 2020 – Cùng ôn lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
  • Chánh Định, Chứ Không Phải Chánh Niệm, Mới Là Điều Kiện Cần Và Đủ Để Thấy Và Biết Như Thật Thực Tính Của Các Pháp, Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • “Giải Thoát Đạo” Khác “Bồ Tát Đạo” Như Thế Nào?, Web, FB
  • Bồ Tát Đạo Là Gì, Web, FB
  • Những Phẩm Chất Căn Bản Giúp Việc Thành Tựu 10 Ba-La-Mật Thành Phật Là Gì?, Web, FB
  • Pháp Học, Pháp Hành Và Pháp Thành, Web, FB
  • Vị Thầy Hộ Trì, Web, FB
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
  • Theo Thầy, Web, FB
  • Thầy & Trò, Web, FB
  • Phải Tự Mình Bước Đi, Sau Khi Đã Được Chỉ Đường, Thì Mới Có Thể Tới Đích., Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB