Phải Làm Gì Trước Khi Tử Thần Ập Đến
Phải Làm Gì Trước Khi Tử Thần Ập Đến
“There is no certainty in this world except death.”
“Please don’t waste even one second.”
———————————————————–
CHÁNH KINH: NIỆM CHẾT
———————————————————–
⚀ NHƯ ÁO BỊ CHÁY HAY ĐẦU BỊ CHÁY…
Một thời, Thế Tôn trú ở Nàdika, tại Ginjakàvasatha. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo:
—Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.
Tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào thời đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử?
🍀 Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo KHI NGÀY VỪA TÀN VÀ ĐÊM VỪA AN TRÚ, suy tư như sau:
“Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều:
“Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta.
Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau:
🔸 “Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: “Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
VÍ NHƯ, NÀY CÁC TỶ-KHEO, ÁO BỊ CHÁY HAY ĐẦU BỊ CHÁY, THỜI ĐỂ DẬP TẮT ÁO ẤY HAY ĐẦU ẤY, CẦN PHẢI TẬN LỰC TÁC ĐỘNG ƯỚC MUỐN, TINH TẤN, TINH CẦN, NỖ LỰC, KHÔNG CÓ THỐI CHUYỂN, CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau:
“Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
🍀 Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo KHI ĐÊM VỪA TÀN VÀ NGÀY VỪA AN TRÚ, suy tư như sau:
“Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều:
“Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.
Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, hay đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau:
🔸 “Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung trong ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau:
“Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”,
thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
VÍ NHƯ, NÀY CÁC TỶ-KHEO, ÁO BỊ CHÁY HAY ĐẦU BỊ CHÁY, THỜI ĐỂ DẬP TẮT ÁO ẤY HAY ĐẦU ẤY, CẦN PHẢI TẬN LỰC TÁC ĐỘNG ƯỚC MUỐN, TINH TẤN, TINH CẦN, NỖ LỰC, KHÔNG CÓ THỐI CHUYỂN, CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.
Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau:
“Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”.
Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
Này các Tỷ-kheo, niệm chết, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thời được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.
— Hết trích dẫn —
Nguồn trích dẫn: Aṅguttara Nikāya – II. Phẩm Cần Phải Nhớ – 6.20. Niệm Chết (2)
———————————————————–
⚁ TRONG TỪNG HƠI THỞ VÔ HƠI THỞ RA…
… Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy tu tập niệm chết.
>>>… Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống NGÀY VÀ ĐÊM, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống TRỌN NGÀY tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng CHO ĐẾN KHI NÀO TA CÒN ĂN ĐỒ ĂN KHẤT THỰC, CHo đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy”.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng CHO ĐẾN KHI NÀO TA CÒN ĂN VÀ NUỐT BỐN, NĂM MIẾNG ĐỒ ĂN, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”.
>>> Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy được gọi là NHỮNG VỊ SỐNG PHÓNG DẬT, TU TẬP RẤT YẾU ĐUỐI NIỆM CHẾT ĐỂ ĐOẠN DIỆT CÁC LẬU HOẶC.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng CHO ĐẾN KHI NÀO TA CÒN ĂN MỘT MIẾNG ĐỒ ĂN, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng CHO ĐẾN KHI NÀO SAU KHI THỞ VÀO, TA THỞ RA HAY SAU KHI THỞ RA, TA THỞ VÀO, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”.
>>> Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy được gọi là NHỮNG VỊ SỐNG KHÔNG PHÓNG DẬT, TU TẬP RẤT SẮC SẢO NIỆM CHẾT ĐỂ ĐOẠN DIỆT CÁC LẬU HOẶC.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải tu học như sau:
“Hãy sống không phóng dật! Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc”.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
— Hết trích dẫn —
Nguồn trích dẫn: II. Phẩm Cần Phải Nhớ – 6.19. Niệm Chết (1)
Ghi chú:
⑴ Bản dịch này dịch thiếu sót một câu quan trọng về tu tập niệm chết yếu đuối sau đoạn ăn về nuốt bốn, năm miếng đồ ăn >>> Câu này đã được hiệu đính bổ xung trong bài viết sau câu về nhai nuốt 4, 5 miếng ăn.
⑵
… Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng CHO ĐẾN KHI NÀO SAU KHI THỞ VÀO TA THỞ RA, HAY SAU KHI THỞ RA TA THỞ VÀO, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy”.
Câu này cần được hiểu là:
“Mong rằng ta tu tập nhiều đến mức trong khoảng thời gian mỗi hơi thở vô, mỗi hơi thở ra ta đều tác ý đến lời dạy của Đức Thế Tôn.”
Như vậy, nếu hành giả tu tập ở mức độ trong mỗi khoảng thời gian nhai nuốt 4, 5 miếng ăn trở lên, cho đến tận sau cả một ngày và một đêm mới tác ý tới lời Phật dạy, thì hành giả đó là người còn nhiều phóng dật, chánh niệm tỉnh giác chậm chạp yếu đuối, không thể đoạn tận lậu hoặc.
Chỉ có những hành giả, trong mỗi khoảng thời gian nhai nuốt một miếng ăn, hay mỗi khi thở vô, mỗi khi thở ra, đều tác ý tới lời Phật dạy, thì hành giả đó là người tu tập niệm chết không phóng dật, chánh niệm tỉnh giác sắc bén, có thể đoạn tận lậu hoặc dẫn đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, siêu thoát Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
Sādhu! Lành thay!
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.
Bài viết liên quan
- Tu Tập Niệm Chết Như Thế Nào P1, Web, FB
- Tu Tập Niệm Chết Như Thế Nào P2, Web, FB
- Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 1, Web, FB
- Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 2, Web, FB
- Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 3, Web, FB
- Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 4, Web, FB
- Tu Tập Vun Bồi Tứ Vô Lượng Tâm, Web, FB
- Niệm Thí – Pháp tu tập vun bồi Định Cận Hành, FB
- Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
- Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB
- Có Phải Các Pháp Tuỳ Niệm (Phật, Pháp, Tăng…) Là “Cần Và Đủ” Để Giác Ngộ, Niết Bàn?, FB
- Kham Nhẫn, Web, FB
- Kham Nhẫn 2, FB
- Kham Nhẫn Đến Mức Nào? Bài 1, Web, FB
- Kham Nhẫn Đến Mức Nào? Bài 2, Web, FB
- You And Me – Bạn Và Tôi, Web, FB
- Tha Thứ Như Thế Nào, Web, FB
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB