Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì

Pháp có nhiều nghĩa: nghĩa chung thì Pháp bao gồm tất cả, không gì không là Pháp. Pháp do Đức Phật Gotama thuyết giảng còn có thể chia ra là Pháp hữu vi, Pháp vô vi, hay có thể chia ra là Pháp tục đế, Pháp chân đế, hay có thể chia ra là Danh Pháp, Sắc Pháp, Niêt bàn Pháp, hay có thể chia ra là Pháp thiện, Pháp bất thiện, Pháp không xác định… v…v. (Xem phần chia Pháp trong Vi Diệu Pháp nhập môn [1])

Pháp – được gọi là Phật Pháp, là những lời do chính Đức Phật Gotama thuyết giảng về Bốn chân lý cao thượng: về khổ, về nguyên nhân của khổ, về sự diệt khổ, và về con đường diệt khổ, đã được kết tập, bảo tồn tinh khiết trong Tam Tạng kinh điển Tạng Kinh Nikaya, Tạng Luật Vinaya, Tạng Vi Diệu Pháp Abhidhamma.

Tương tự theo cách ấy: Đạo – tức con đường dẫn đến sự thực chứng Bốn chân lý cao thượng giúp cho chư thiên và loài người hoàn toàn và vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn, do chính Đức Phật Gotama chỉ dạy được gọi là Đạo Phật. Và đây cũng chính là toàn bộ Giáo Lý do Đức Phật truyền dạy, nên được gọi là Phật Giáo.

Bốn Chân lý cao thượng này – tức Tứ Thánh Đế, hay Tứ Diệu Đế này, tồn tại và vận hành cho dù Đức Phật ra đời hay không ra đời, thuyết giảng hay không thuyết giảng. Nhưng Chân lý này bị che mờ bởi vô minh và tham ái của chúng sinh, khi Đức Phật chưa ra đời, tự thực chứng, chỉ bày và giảng dạy.

Chỉ khi hội tụ nhân duyên đầy đủ Đức Phật mới ra đời và tự mình thực chứng chân lý này tức Tứ Thánh Đế, không thầy chỉ dạy và sau đó truyền dạy lại cho chúng sinh: vì lý do đó nên Ngài được gọi là Đức Phật chánh đẳng giác, chánh biến tri, và Giáo pháp do Ngài khéo thuyết cho hậu thế được gọi là Phật Giáo, hay Phật Pháp, hay Đạo Phật.

Phật Giáo, hay Phật Pháp, hay Đạo Phật – tức những lời Đức Phật dạy về chân lý khổ và con đường thoát khổ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian hữu hạn (5000 năm), sau đó bị lãng quên, hoại diệt và chúng sinh lại chìm trong bóng tối của vô minh để rồi lại trôi lăn trong khổ đau bất tận sinh tử luân hồi, không lối thoát cho đến khi hội tụ đầy đủ các nhân duyên để một vị Phật chánh đẳng giác khác ra đời, lại tự thực chứng chân lý và lại trao truyền giáo pháp, tức Phật Pháp, về chân lý khổ và con đường thoát khổ đó.

Phật giáo, hay Phật pháp, hay đạo Phật không phải là chân lý,

Phật giáo, hay Phật pháp, hay đạo Phật là những lời chỉ dạy về chân lý, là con đường áp dụng chân lý đó vào cuộc sống tu tập
để
giúp chư thiên và loài người giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – niết bàn.

Pháp này được khéo thuyết giảng bởi chính Đức Thế Tôn: “Ngài chính là Bậc ① Ứng Cúng (A-la-hán), ② Chánh Biến Tri, ③ Minh Hạnh Túc, ④ Thiện Thệ, ⑤ Thế Gian Giải, ⑥ Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, ⑦ Thiên Nhân Sư, ⑧ Phật, ⑨ Thế Tôn.”

“Pháp do Thế Tôn ① khéo thuyết, ② thiết thực hiện tại, ③ có hiệu quả tức thời, ④ đến để mà thấy, ⑤ có khả năng hướng thượng, ⑥ được người trí tự mình giác hiểu.”

Ý NGHĨA 6 ÂN ĐỨC PHÁP

1) Svākkhāto dhammo: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết – Pháp gồm có chánh pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, phần giữa, phần cuối, có ý nghĩa đầy đủ, văn chương trong sáng, rõ ràng và thanh tịnh, bao gồm

9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả + 1 Niết Bàn).

2) Sandiṭṭhiko dhammo: Thiết thực hiện tại – Chánh pháp gồm 9 pháp Siêu tam giới mà chư Thánh Nhân đã chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn nào, rồi tự thấy, tự biết bằng trí tuệ của mình.

3) Akāliko dhammo: Có hiệu quả tức thời, Không có thời gian – Chánh pháp đó là 4 Thánh Đạo cho quả tương xứng 4 Thánh Quả không có thời gian ngăn cách, nghĩa là sau khi chứng đắc Thánh Đạo nào liền cho Thánh Quả ấy sau một sát-na tâm diệt rồi sinh.

4) Ehipassiko dhammo: Đến để mà thấy – Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới thuộc Chân nghĩa pháp rất trong sạch và thanh tịnh, nên dám mời đến để chứng kiến, để thực chứng, thực đắc.

5) Opaneyyiko dhammo: Có khả năng hướng thượng – Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới là pháp nên hướng tâm chứng đắc trước tiên, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

6) Paccattaṃ veditabbo viññūhi dhammo: Được người trí tự giác hiểu – Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới mà chư bậc thiện trí Thánh Nhân đã chứng đắc rồi, tự mình biết rõ, tự mình nhập Thánh Quả hưởng an lạc Niết Bàn tịch tịnh.

Đó là 6 Ân đức Pháp mà chỉ có bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật mới có đầy đủ mà thôi. Còn các hạng Thanh Văn phàm nhân có được Ân đức Pháp thuộc về phần pháp học chánh pháp, chưa đạt được pháp thành chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới.

Cầu mong cho thật đông đảo chúng sinh tận dụng cơ hội được làm người, làm chư thiên, tận dụng cơ hội được gặp, được thực hành, được thành tựu Chánh Pháp – Pháp do chính Đức Phật Gotama thuyết giảng, tức Đạo Phật Nguyên thủy – khi Chánh Pháp còn được tỏa sáng trên thế gian, để sớm giác ngộ giải thoát, chấm dứt khổ đau trong sinh tử luân hồi, bình an mãi mãi.

Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala.

Nguồn trích dẫn

  1. Vi Diệu Pháp Nhập môn
  2. Nền tảng Phật giáo – Quyển 1: Tam Bảo

Bài viết liên quan

  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Vận Mệnh Tương Lai Thành Tựu Rốt Ráo Hạnh Phúc Tối Thượng Bắt Đầu Bởi Giây Phút Hiện Tại Này Với Lòng Cung Kính, Tín Tâm Bất Động Nương Tựa Quy Y Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng!, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
  • Trả Lời Ngoại Đạo, Web, FB
  • Phê Phán Ngoại Đạo Có Nên Chăng?, Web, FB
  • Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Giả Và Thật, Web, FB
  • Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
  • “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không?
  • “Ta Là Phật Đã Thành, Các Chúng Sinh Là Phật Sẽ Thành” Có Phải Là Phật Ngôn Không?, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
  • Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
  • Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • Vị Thầy Tâm Linh Trên Hành Trình Tới Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
  • Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB