Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu
[lwptoc]
VỊ THẦY CHÂN CHÍNH: MỘT TRỢ DUYÊN TỐI QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THIẾU
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
– Câu hỏi HVD:
CÓ MỘT VỊ THỰC HÀNH VÀ HOÀN THÀNH RẤT NHIỀU KHOÁ HỎI
Xin Kính thỉnh các sư hướng dẫn cho chúng con ạh.
Nhờ được chỉ dạy, chúng con có thể tu tiến thật xa, xa hơn.
CÂU HỎI NHƯ SAU
Một khi mình đã biết rằng cách thực hành mà Đức Phật chỉ dạy là phải thực tập nhìn thấy sự thật bên trong thì việc hành thiền cần yếu tố trợ duyên nào để giúp mình đi đúng đường?
– @ Trả lời: Đối với một vị hành giả theo “Bồ Tát Đạo” để trở thành vị Phật Chánh Đẳng Giác, tự mình giác ngộ chân lý để giải thoát và cứu độ chúng sinh thì vị này không cần thầy chỉ dạy: vị này tự mình mày mò tìm kiếm Đạo lộ Giác Ngộ Giải Thoát cho bản thân và sau đó là để cứu độ chúng sinh, bằng cách xả thân vun bồi 30 balamật trong 20, hay 40, hay 80 a tăng kỳ kiếp và 100 nghàn đại kiếp tùy theo năng lực nổi trội của vị Bồ tát đó thiên về trí tuệ, hay thiên về tinh tấn, hay thiên về đức tin.
Còn đối với người theo “Giải Thoát Đạo” để thoát khỏi mọi khổ đau phiền não như chúng ta, tức những người có đại phước của đại phước là gặp được Đạo lộ “Bát Thánh Đạo” đã được Đức Phật tìm ra, tự chứng và trao truyền chỉ dạy – trong thời kỳ mà ánh sáng Giáo pháp còn tỏa sáng trên thế gian, thì một trong các việc quan trọng nhất là phải tìm cho bằng được vị vị Thầy Tế Độ, hoặc vị Thầy Y Chỉ, có đủ thẩm quyền (kinh nghiệm, hiểu biết, đã chứng đắc) để chỉ đường, dẫn lối; một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, giúp tạo duyên lành cho các nghiệp báo của các ba la mật của hành giả đã từng tích lũy trong muôn kiếp trước được trổ quả viên mãn; để trợ duyên giúp hành giả vượt qua mọi khó khăn, thử thách trên con đường Giới Định Tuệ, đạt tới kết quả rốt ráo, khỏi uổng phí cuộc đời làm người vô cùng hiếm hoi mới có được.
Bất kỳ ai muốn tiến xa tới đích trên con đường “Giải Thoát Đạo” đều cần rất nhiều trợ duyên, và quan trọng nhất trong đó là tự mình phải có một vị thầy ‘của mình’, chứ không phải là vị thầy trên FB, không phải là vị thầy dạy trong các khóa thiền, mà là vị thầy mình tuyệt đối tin cậy, vị thầy đã chính thức xác nhận, đồng ý THU NHẬN MÌNH LÀ HỌC TRÒ để chỉ dạy, trao truyền, giúp phá vỡ các định kiến, chấp thủ trong pháp học và pháp hành sai lạc.
Việc phá vỡ các định kiến sai lạc, chấp thủ sai lạc, niềm tin sai lạc là vô cùng, vô cùng khó khăn. Phải có sự kiên nhẫn vô hạn của người thầy với từ bi và trí tuệ may ra mới giúp hành giả phá vỡ được các rào cản này.
CÁC HÀNH GIẢ HAY MONG CHỜ NGƯỜI THẦY CUNG CẤP, DẠY CHO MÌNH NHỮNG ĐIỀU MỚI LẠ, CHƯA TỪNG BIẾT, NHƯNG CÁC HÀNH GIẢ NÀY KHÔNG THỂ CÓ CHÚT TIẾN BỘ NẾU KHÔNG CÓ MỘT VỊ THẦY THƯỜNG XUYÊN NHẮC LẠI CHO MÌNH NHỮNG ĐIỀU MÌNH ĐÃ BIẾT NHƯNG CHƯA LÀM ĐƯỢC – BỊ SAO LÃNG, ĐÃ BIẾT NHƯNG BỊ HIỂU SAI – THỰC HÀNH TRÁI, ĐÃ BIẾT NHƯNG BỊ HIỂU NÔNG CẠN – THỰC HÀNH HỜI HỢT, ĐÃ BIẾT NHƯNGBỊ HIỂU MÁY MÓC – THỰC HÀNH HÌNH THỨC …
Không có vị thầy kiên nhẫn trợ duyên các hành giả bị kẹt trong pháp, thậm chí nhiều vị còn lầm tưởng là mình đã đạt được điều này, điều kia trong khi mang nặng tà kiến, sai đường lạc lối mà không hề được ai chỉ dẫn, hoặc được nhắc nhở lại không chịu nghe vì không kính trọng nghe lời cảnh tỉnh khi họ không phải là thầy ‘của mình ‘.
Tất cả những điều trên không chỉ liên quan tới hành giả tại gia, mà cả các vị xuất gia. Và bị nặng nhất là các vị cao hạ, lớn tuổi đã đi làm thầy dạy thiền nhưng bản thân chỉ là người tự học hoặc học qua các khóa thiền mỗi nơi một chút…, không có thầy chân chính dẫn dắt, không được thừa hưởng sự truyền thừa, nên tự làm hại cho mình và làm hại cho người mà không hề biết.
Xin tham khảo thêm các bài viết liên quan tại đây:
✅ Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
✅ Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
✅ Đôi Lời Nhắn Nhủ Tới Những Vị Sắp Xuất Gia Theo Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada Web, FB
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được vị thầy trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả dẫn dắt trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
Người Thầy Người Bạn Đạo
– Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ–kheo, là người bạn cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu cận, dầu có bị xua đuổi. Thế nào là bảy?
① Khả ái, khả ý;
② tôn trọng;
③ đáng được bắt chước;
④ nhà thuyết giả;
⑤ kham nhẫn lời nói;
⑥ nói lời sâu kín;
⑦ không có hối thúc những điều không hợp lý.
Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo là người bạn, cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu hạ, dầu có bị xua đuổi.
Khả ái và đáng kính,
Ðáng bắt chước, thuyết giả,
Kham nhẫn các lời nói,
Nói những lời thâm sâu,
Không hối thúc ép buộc,
Những điều không hợp lý,
Ai có những pháp này,
Ở đời, người như vậy,
Người ấy là bạn hữu,
Với ai cần bạn hữu,
Người mong muốn lợi ích,
Với lòng từ ai mẫn.
Dầu có bị đuổi xua,
Hãy thân cận bạn ấy.
Nguồn: Tăng chi bộ kinh – IV. PhẩAṅguttara nikāya – IV. Phẩm chư thiên – (VI) (36) Bạn Hữu (2)
TUYỆT ĐỐI TUÂN THEO LỆNH NGƯỜI CHỈ HUY
… Sau khi nghe lý thuyết một phương pháp hành thiền, hãy thực hành phương pháp thiền và thấy được những hiệu quả căn bản, lúc bấy giờ, thiền sinh nên hoàn toàn nghe theo lời chỉ dẫn của thiền sư.
Chỉ có hoàn toàn nghe theo lời thiền sư, không kiêu mạn tự đắc, không cứng đầu thì thiền sinh mới tiến bộ nhanh chóng.
Thiền sinh như một chiến sĩ trên chiến trận phải tuyệt đối tuân theo lệnh người chỉ huy.
Không có thì giờ để băn khoăn thắc mắc sự đúng sai của mệnh lệnh, ở chiến trận không có mệnh lệnh vô lý, chỉ có sự băn khoăn trước mệnh lệnh mới vô lý mà thôi. Nếu mỗi mệnh lệnh từ trên đưa xuống đều được thi hành nghiêm chỉnh thì mới có thể đem lại chiến thắng.
Dĩ nhiên, tôi không khuyên các bạn tin tưởng một cách mù quáng.
“Ngay Trong Kiếp Sống Này” – Đại Trưởng Lão Thiền Sư U Pandita.
❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆
Nguồn: Tăng chi bộ kinh – IV. PhẩAṅguttara nikāya – IV. Phẩm chư thiên – (VI) (36) Bạn Hữu (2)
Bài viết liên quan
- Vị Thầy Hộ Trì, Web, FB
- Theo Thầy, Web, FB
- Thầy & Trò, Web, FB
- Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Phải Tự Mình Bước Đi, Sau Khi Đã Được Chỉ Đường, Thì Mới Có Thể Tới Đích., Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
- Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
- Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
- Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
- Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
- 7 Trạm Xe = 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh Dẫn Đến Thành Tựu Vô Thủ Trước Bát Niết Bàn Là Gì?, Web, FB
- Những Ai Không Thể Chứng Được Pháp, Web, FB
- Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
- Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
- Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Youtube
- Archive, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB