Không chánh định không thể có bát thánh đạo
KHÔNG CHÁNH ĐỊNH KHÔNG THỂ CÓ BÁT THÁNH ĐẠO,
KHÔNG BÁT THÁNH ĐẠO KHÔNG THỂ CÓ BẬC THÁNH GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT.
(Cũng như vậy đối với tất cả các chi phần của Bát Thánh Đạo)
⚀
“Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định (sammāsamādhi)?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú ❶ Thiền thứ nhất (paṭhamaṃ jhānaṃ), một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.
Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú ❷ Thiền thứ hai (dutiyaṃ jhānaṃ) một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú ❸ Thiền thứ ba (tatiyaṃ jhānaṃ).
Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú ❹ Thiền thứ tư (catutthaṃ jhānaṃ) không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.”
Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh – 22. Đại kinh Tứ Niệm Xứ
⚀
“Này các Tỷ–kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ?
Chính là
① chánh kiến,
② chánh tư duy,
③ chánh ngữ,
④ chánh nghiệp,
⑤ chánh mạng,
⑥ chánh tinh tấn,
⑦ chánh niệm.
Này các Tỷ–kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ–kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.”
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh -117. Ðại kinh Bốn mươi
⚀
“Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt ❶ Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt ❷ Thánh Ðịnh mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt ❸ Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt ❹ Thánh giải thoát mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.”
Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn
⚀
“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây
❶ không có đệ nhất Sa–môn [Thánh dự lưu],
❷ cũng không có đệ nhị Sa–môn [Thánh nhất lai],
❸ cũng không có đệ tam Sa–môn [Thánh bất lai],
❹ cũng không có đệ tứ Sa–môn [Thánh Alahán].
Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây
❶ có đệ nhất Sa–môn,
❷ cũng có đệ nhị Sa–môn,
❸ cũng có đệ tam Sa–môn,
❹ ở đấy cũng có đệ tứ Sa–môn.
Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda,
❶ ở đây có đệ nhất Sa–môn,
❷ ở đây cũng có đệ nhị Sa–môn,
❸ cũng có đệ tam Sa–môn,
❹ cũng có đệ tứ Sa–môn.
Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa–môn.
Này Subhadda, nếu những vị Tỷ–kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A–la–hán.”
Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn
⚀
“Ðây là ❶ Giới, đây là ❷ Ðịnh, đây là ❸ Tuệ (iti sīlaṃ, iti samādhi, iti paññā).
Tu tập Giới đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn cho Định.
Tu tập Ðịnh đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn cho Tuệ.
Tu tập Tuệ sẽ đưa đến tâm giải thoát hoàn toàn khỏi các lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.”
Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn
⚀
“Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định (jhāyatha), chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.”
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 8. Kinh Ðoạn giảm
Ghi chú:
⚀ Chỉ = Samatha = Serenity: Phương pháp tu tập tâm, phát triển Định thế gian (lokiyasamādhi) để tâm trở nên an tịnh (vắng lặng, tịch tĩnh), dẫn đến 5 tuệ thần thông (5 thắng trí: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông) hoặc dẫn đến tái sinh nơi thiên giới hoặc phạm thiên giới …
⚁ Quán = Vipassana = Insight: Phương pháp tu tập tuệ, phát triển Định xuất thế gian (lokuttarasamādhi) đồng thời khi phát triển tuệ minh sát, dẫn đến tuệ Đạo, tuệ Quả, chứng ngộ Niết Bàn, chấm dứt sinh tử luân hồi.
⚂ Thiền = jhāna = Untranslated: a state of deep meditative concentration – thường để nguyên không dịch: một trạng thái thể hiện mức độ tập trung sâu. Đây là một nhóm loại Định: Một trong nhiều cách phân loại các loại Định thế gian và Định xuất thế gian.
Hai loại thiền (Jhāna):
1. Thiền thẩm định cảnh (Ārammaṇūpanijjhāna). Thiền này chú niệm trên cảnh đề mục, tức là chỉ cho hai loại thiền hiệp thế, hay thiền đáo đại, hay thiền chỉ/vắng lặng (Samatha).
2. Thiền thẩm định tướng (Lakkhaṇūpanijjhāna). Thiền này thẩm sát tam tướng dựa trên danh sắc, cũng gọi là Thiền minh sát hay Thiền quán (Vipassanājhāna). Lại nữa Đạo và Quả siêu thế cũng được xem là Thiền (jhāna) là loại thiền thẩm định tướng vì Đạo và Quả chú tâm trên thực tướng của níp–bàn.
Ā. II 41; Ps A.281; Dhs A.167.
⚃ Định = samādhi= Concentration: là mức độ/khả năng tập trung trên
⚀ đề mục là các khái niệm không thay đổi của pháp tu thiền Chỉ Samatha (Thiền Tịch tĩnh / Thiền vắng lặng), hoặc trên
⚁ đề mục là Danh Sắc thay đổi trong từng sát na của pháp tu thiền Quán Vipasana (Thiền Minh Sát).
Có rất nhiều cách phân loại các loại Định samādhi này. Jhāna chỉ là một cách phân loại nhóm Định samādhi trong số đó.
(Tham khảo Thanh Tịnh Đạo: “Ðịnh có nhiều thứ và nhiều phương diện. Một giải đáp nhằm bao quát mọi phương diện của định thì không thể nào hoàn tất được ý định nó, cũng không chu toàn được mục đích của nó, và lại còn đưa đến sự tán loạn. Bởi thế, chúng ta tự giới hạn trong loại định ở đây gọi là sự nhất tâm có lợi ích”).
==> Chú ý cần phân biệt rõ ràng để tránh hiểu lầm Samatha (Chỉ), Samādhi (Định), Jhāna (Thiền): nhiều dịch giả chuyên và không chuyên đã không phân biệt nhất quán, thống nhất, rõ ràng bằng những từ ngữ khác nhau, rất nhiều khi ta thấy Samatha cũng dịch là Thiền định, Samādhi cũng dịch là Thiền định, Jhāna cũng dịch là Thiền định. Vì vậy nên rất nhiều người nhầm lẫn, đồng nhất Jhana Thiền với Samadhi Định, hoặc với Samatha Chỉ: đây sẽ là trở ngại lớn cho việc tiếp thu và hiểu đúng Giáo Pháp dẫn đến thực hành sai lạc, lẫn lộn.
⚄ Chánh định (sammāsamādhi): Định (samādhi= mức độ tập trung = concentration) có nhiều cách phân loại, không phải Định nào cũng là Chánh định, chỉ có Định dẫn đến giác ngộ giải thoát mới được gọi là Chánh định. Đức Phật định nghĩa: Bốn Jhāna (được dịch là Tầng thiền /Thiền Định – một trong nhiều cách phân loại Định samādhi) được dẫn dắt và hỗ trợ bởi 7 chi phần còn lại trong Bát Thánh Đạo là Chánh định.
==> Các loại Định samādhi khác không được dẫn dắt và hỗ trợ bởi 7 chi phần của còn lại trong Bát Thánh Đạo, kể cả jhana, cũng không được gọi là Chánh định sammāsamādhi. Chúng được gọi là Tà Định micchāsamādhi
==> Chánh định sammāsamādhi còn được gọi là Định xuất thế gian (lokuttarasamādhi) được phát triển trong khi tu tập tuệ bởi thiền Quán Vipassana (Minh Sát).
Định Xuất thế gian là định thuộc thánh đạo: khi chú tâm chánh niệm tỉnh giác một cách tinh tấn liên tục vào đặc tính Vô Thường thì pháp Quán minh sát vipassana đạt được Vô tướng định – animitta samādhi;
vào đặc tính Khổ thì pháp Quán minh sát vipassana đạt được ‘Vô Nguyện định– appaṇihita samādhi’;
vào đặc tính Vô Ngã thì pháp Quán minh sát vipassana đạt được ‘Không định – suññata samādhi’;
và khi viên mãn chín muồi, Thánh Chánh Định lấy Niết bàn làm đề mục, đạt được Đạo Tuệ, Quả Tuệ dẫn đến nhổ tận gốc rễ mọi lậu hoặc, phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Đây là Định samādhi liên hệ Bát thánh đạo (xuất thế) vun bồi trong phương pháp tu tập tuệ, vì trong khi tu tuệ, định cũng được phát triển đồng thời dẫn đến tuệ Đạo, tuệ Quả, chứng ngộ Niết Bàn.
==> Định thế gian (lokiyasamādhi) được phát triển trong khi tu tập tâm bởi thiền Chỉ Samatha (Tịnh chỉ / Vắng Lặng). Ðịnh thế gian là sự nhất tâm có tánh thiện ở ba cõi dục, sắc, vô sắc. Lợi ích có năm:
❶ Hiện tại lạc trú.
❷ Nhân gần cho tuệ phát sinh.
❸ Căn cứ địa, nhân gần cho 5 thần thông.
❹ Tái sinh vào cảnh giới thiện thú thuộc dục giới, thiên giới, phạm thiên giới.
❺ Nhập diệt định.
Bài viết liên quan
- Mở rộng hiểu biết về chánh định là gì, Web, FB
- Tập thể dục không thể đánh bại kẻ thù, Web, FB
- Thấy biết cái gì thì được coi là thấy biết ‘như thật’, ‘như nó đang là’ khi thực hành tu tập minh sát tứ niệm xứ Vipassnā satipaṭṭhānā?, Web, FB
- Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
- Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
- Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web, FB
- Khéo an trú trong tứ niệm xứ, Web, FB
- Jhana – thiền có đưa đến giác ngộ giải thoát hay không, Web, FB
- Vipassnā-jhāna: ‘thiền quán’/’định minh sát’, Web, FB
- U pandita sayadaw – các tầng thiền minh sát, Web Link
- Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
- Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (1) Kiến thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (2) Đoạn nghi thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3a) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3b) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4a) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4b) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4c) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5a) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB
- Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5b) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB
- Chỉ – samatha, quán – vipassanā, định – samādhi, tuệ – paññā, Web, FB
- Có sự khác nhau rất lớn giữa chỉ – samatha và định – samādhi quán – vipassanā và tuệ – paññā, Web, FB
- Lưu ý tập trung phát triển chánh định – không định, vô tướng định, vô nguyện định, Web, FB
- định (samādhi) là gì? Thế nào là con bò núi ngu ngốc?, Web, FB
- Có cần tu tập thiền hay không, Web, FB
- Niệm chết như thế nào, Web, FB
- Quán niệm 32 thể trược, Web, FB
- Thân hành niệm, Web, FB
- Phật giáo (Buddhasasana) là gì?, Web, FB
- Vị thầy hộ trì, Web, FB
- Theo thầy, Web, FB
- Thầy & trò, Web, FB
- Vai trò của vị thầy tâm linh – hành trình dẫn đến giác ngộ giải thoát của Mae Chee Kaew, Web, FB
- Từ bi hỷ xả vô lượng có thể hiện Phật tính hay không❓, Web, FB
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB