Ái Dục Trói Buộc Chúng Sinh Vào Khổ Đau Bất Tận Của Luân Hồi Sinh Tử Trong Tam Giới Như Thế Nào

[lwptoc]

Ái Dục Trói Buộc Chúng Sinh Vào Khổ Đau Bất Tận Của Luân Hồi Sinh Tử Trong Tam Giới Như Thế Nào

“You take care of your body,

why not your mind?”

“Bạn chăm sóc thân thể của bạn,

tại sao không chăm sóc tâm trí của bạn?”

🍀 Trong bốn loại thức ăn để nuôi dưỡng thân tâm này thì chỉ cần một loại thức ăn là Đoàn thực để nuôi dưỡng Thân, còn để cho Tâm thì có tới ba loại thức ăn là Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực:

… có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

Thế nào là bốn?

⚀ Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, ⚁ hai là xúc thực, ⚂ ba là tư niệm thực, ⚃ bốn là thức thực.

[Tương Ưng Kinh – Chương 12: Tương ưng nhân duyên – II: Phẩm ðồ ăn – 11. Các Loại Ðồ Ăn]

– Hết trích dẫn –

🍀 Thế nhưng trong đời sống ngắn ngủi, mong manh, quí hiếm của mình thì các chúng sinh chỉ quan tâm tìm kiếm, tranh giành, tích trữ Đoàn thực nuôi Thân, và hoàn toàn không có hiểu biết, kiến thức về các loại thức ăn cho Tâm là Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực cùng các pháp vun bồi, nhiếp phục Tâm, làm cho tâm trở lên định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh để có thể thấy rõ thực tính của các Pháp như thật, như nó đang là: vô thường – khổ – vô ngã, thể nhập Tứ Thánh Đế dẫn đến chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não của luân hồi sinh tử:

…với tâm như vậy, Tỷ–kheo dẫn tâm, HƯỚNG TÂM ĐẾN CHÁNH TRÍ, CHÁNH KIẾN. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt. Trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

[Trường Bộ Kinh – 2. Kinh Sa môn quả]

…với tâm như vậy, Ta dẫn tâm, HƯỚNG TÂM ĐẾN TÚC MẠNG MINH. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.

…với tâm như vậy, Ta dẫn tâm, HƯỚNG TÂM ĐẾN TRÍ TUỆ VỀ SANH TỬ CỦA CHÚNG SANH. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

…với tâm như vậy, Ta dẫn tâm, HƯỚNG TÂM ĐẾN LẬU TẬN TRÍ. Ta biết như thật: “Ðây là Khổ”, biết như thật: “Ðây là Nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là sự Diệt khổ”, biết như thật: “Ðây là Con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát.” Ta đã biết: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.

[Trung Bộ Kinh – 36. Đại kinh Saccaka]

– Hết trích dẫn –

🍀 Do vậy cần có nỗ lực vượt bậc để thấu triệt

“bốn loại đồ ăn này do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?”, để từ đó có thể đoạn tận toàn bộ Khổ uẩn này, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn:

… Bốn loại đồ ăn này DO ÁI LÀM NHÂN, DO ÁI TẬP KHỞI, DO ÁI TÁC SANH, DO ÁI LÀM HIỆN HỮU.

❶ Ái này, này các Tỷ–kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Ái do thọ làm nhân, do thọ tập khởi, do thọ tác sanh, do thọ làm cho hiện hữu.

❷ Thọ này, này các Tỷ–kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thọ do xúc làm nhân, do xúc tập khởi, do xúc tác sanh, do xúc làm cho hiện hữu.

❸ Xúc này, này các Tỷ–kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Xúc do sáu xứ làm nhân, do sáu xứ tập khởi, do sáu xứ tác sanh, do sáu xứ làm cho hiện hữu.

❹ Sáu xứ này, này các Tỷ–kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Sáu xứ do danh sắc làm nhân, do danh sắc tập khởi, do danh sắc tác sanh, do danh sắc làm cho hiện hữu.

❺ Danh sắc này, này các Tỷ–kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Danh sắc do thức làm nhân, do thức tập khởi, do thức tác sanh, do thức làm cho hiện hữu.

❻ Thức này, này các Tỷ–kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thức do hành làm nhân, do hành tập khởi, do hành tác sanh, do hành làm cho hiện hữu.

❼ Những hành này, này các Tỷ–kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Các hành này do vô minh làm nhân, do vô minh tập khởi, do vô minh tác sanh, do vô minh làm cho hiện hữu.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức … (như trên) … như vậy là TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY TẬP KHỞI.

Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt … (như trên) … như vậy là TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY ĐOẠN DIỆT.

[Tương Ưng Kinh – Chương 12: Tương ưng nhân duyên – II: Phẩm ðồ ăn – 11. Các Loại Ðồ Ăn]

– Hết trích dẫn –

🍀 Vậy hãy dành đủ thời gian để lắng nghe, để thấu hiểu, để chăm sóc, để rèn luyện cái Tâm của mình.

“Đã là quá đủ khổ đau trong luân hồi!

Hãy luôn nhớ theo đuổi mục đích giác ngộ giải thoát!

Xin hãy đừng phí phạm, dù chỉ mỗi một giây!”

“It is more than enough suffering in samsara!

Always remember to pursue the destination of enlightenment liberation!

Please don’t waste even a second!”

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

 

CHÁNH KINH

– Này các Tỷ–kheo, có bốn món ăn giúp cho an trú các loài hữu tình đã sanh hay phò trợ các loài hữu tình sẽ sanh.

Thế nào là bốn?

Ðoàn thực hoặc thô hoặc tế, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực, và thứ tư là thức thực.

Và này các Tỷ–kheo bốn món ăn này, lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sanh chủng, lấy ái làm nguyên nhân.

Này các Tỷ–kheo, ái này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Ái lấy thọ làm nhân duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm sanh chủng, lấy thọ làm nguyên nhân.

Này các Tỷ–kheo, thọ này lấy gì làm nguyên nhân, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Thọ lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm sanh chủng, lấy xúc làm nguyên nhân.

Này các Tỷ–kheo, xúc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Xúc lấy sáu nhập làm nhân duyên, lấy sáu nhập làm tập khởi, lấy sáu nhập làm sanh chủng, lấy sáu nhập làm nguyên nhân.

Này các Tỷ–kheo, sáu nhập này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Sáu nhập lấy danh sắc làm nhân duyên, lấy danh sắc làm tập khởi, lấy danh sắc làm sanh chủng, lấy danh sắc làm nguyên nhân.

Này các Tỷ–kheo, danh sắc này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Danh sắc lấy thức làm nhân duyên, lấy thức là tập khởi, lấy thức làm sanh chủng, lấy thức làm nguyên nhân.

Này các Tỷ–kheo, thức này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sanh chủng, lấy hành làm nguyên nhân.

Này các Tỷ–kheo, các hành này lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sanh chủng, lấy gì làm nguyên nhân?

Các hành lấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh làm sanh chủng, lấy vô minh làm nguyên nhân.

***** (Duyên theo chiều thuận)

Như vậy, này các Tỷ–kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được hiện hữu. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

*****(Tiếp tục luân hồi)

Khi thấy sắc bằng mắt, người đó tham ái đối với sắc đẹp, người đó ghét bỏ đối với sắc xấu, người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn.

Người đó không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không có dư tàn.

Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước thọ ấy.

Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy, nên dục sanh hỷ, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh.

Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ.

Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh.

Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Khi người đó nghe tiếng với tai…

khi người đó ngửi hương với mũi…

khi người đó nếm vị với lưỡi…

khi người đó cảm xúc với thân…

khi người đó nhận thức pháp với ý, người đó tham ái đối với pháp tốt, ghét bỏ đối với pháp xấu. Người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn.

Người đó không như thật tuệ tri đến tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không còn dư tàn.

Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận, nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ.

Người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy.

Vì người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh.

Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh.

Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

***** (Ðoạn tận luân hồi: Giải thoát rốt ráo)

Khi vị ấy thấy sắc bằng mắt, vị ấy không tham ái đối với sắc đẹp, không ghét bỏ đối với sắc xấu, vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng.

Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Như vậy từ bỏ (thuận nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.

Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Khi vị ấy nghe tiếng bằng tai…

khi vị ngửi hương bằng mũi…

Khi vị ấy nếm vị bằng lưỡi…

Khi vị ấy cảm xúc bằng thân…

Khi vị ấy nhận thức pháp bằng ý, vị ấy không tham ái đối với pháp tốt, không ghét bỏ đối với pháp xấu. Vị ấy sống an trú niệm trên thân, với tâm vô lượng.

Vị ấy như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Như vậy, vị ấy đoạn trừ (thuận nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Vì vị ấy không tùy hỷ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.

Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Này các Tỷ–kheo, các Ông hãy thọ trì ái tận giải thoát này.

Nguồn trích dẫn: Kinh Pháp Cú, Dịch lời: Phạm Kim Khánh,
Dịch thơ: HT Thích Minh Châu – Tiểu bộ kinh

Bài viết liên quan

  • Hãy Dành Thời Gian Để Lắng Nghe, Hiểu Biết, Chăm Sóc, Rèn Luyện Cái Tâm Của Mình, Web, FB
  • 4 Loại Thức Ăn Đưa Đến Tồn Tại Và Chấp Thủ Tái Sinh Cho Các Loại Hữu Tình Là Gì? Chúng Cần Phải Được Nhận Xét Như Thế Nào?, Web, FB
  • Chánh Tri Kiến Về Bốn Loại Thức Ăn: Đoàn Thực, Xúc Thực, Tư Niệm Thực, Thức Thực, Web, FB
  • Thế Nào Là Tập Khởi, Thế Nào Là Đoạn Diệt Của Toàn Bộ Khổ Uẩn Này?, Web, FB
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì, Web, FB
  • Quét Chổi Lợi Ích Gì, Web, FB
  • Rửa Mặt Hàng Ngày, FB
  • Thời Gian: Ai Cũng Chỉ Có 24H Mỗi Ngày!, Web, FB
  • Nhà Bao Việc, Web, FB
  • Bạn Chăm Sóc Thân Thể Của Bạn, Tại Sao Không Chăm Sóc Tâm Trí Của Bạn?, Web, FB
  • 10 Thiện Nghiệp Là Gì, Web, FB
  • Phước Thiện, Web, FB
  • Phục Vụ Với Mục Đích Gì Mang Lại Lợi Ích Lớn?, Web, FB
  • Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
  • Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới, Web, FB
  • Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào? , Web, FB
  • Cúng Dường Là Gì, Web, FB
  • Mọi Việc Rồi Sẽ Qua, Web, FB
  • Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
  • Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
  • Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không?, Web, FB
  • Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
  • Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
  • Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
  • Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
  • Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
  • Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB
  • Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới, Web, FB
  • Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube