Bài học về chú tâm cảnh giác, thu thúc lục căn

[lwptoc]

BÀI HỌC VỀ CHÚ TÂM CẢNH GIÁC, THU THÚC LỤC CĂN,
ĐỂ KHỎI TRÔI LĂN TRONG SINH TỬ LUÂN HỒI

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ–viên, nước Xá–vệ, trong một kỳ giảng–pháp, có đề–cập đến một vị tỳ–kheo trẻ tuổi.

Thuở ấy, có một tỳ–kheo trẻ tuổi cùng đi với một vị Trưởng–lão đến nhà bà nữ–cư–sĩ Vi–sa–kha để khất–thực. Sau khi nhận phần cháo, vị Trưởng–lão bỏ ra đi, vị tỳ–kheo trẻ tuổi còn nán lại. Bấy giờ, người cháu nội gái của bà Vi–sa–kha đang lọc nước để múc cho khách. Khi trông thấy bóng mình trên mặt nước trong lu, cô lặng–lẽ mỉm cười. Ngẩng đầu lên, thấy vị tỳ–kheo đang nhìn mình lom–lom, miệng lại cười, cô gái mắc–cỡ rồi giận–dỗi, xẵng giọng nói: “A, cái ông đầu cạo trọc nầy, sao lại cười ta?”

Nghe nói thế, vị tỳ–kheo trẻ tuổi bỗng nổi cơn giận, chẳng giữ gìn lời nói, mắng lại: “Cô mới bị cạo đầu, cha cô, mẹ cô cũng trọc đầu!”Hai bên cãi qua cãi lại, cô gái bật lên khóc và chạy vào mét với bà Vi–sa–kha. Vừa lúc ấy, vị Trưởng–lão cũng quay lại. Hai vị lớn tuổi dùng lời khuyên–răn đôi bên, nhưng chẳng bên nào chịu im tiếng.

Một lát sau, Đức Phật đi tới nơi và nghe tiếng cãi–vã om–sòm. Ngài quán–thấy cơ–duyên đã đến cho vị tỳ–kheo trẻ tuổi được chứng quả–vị Tu–đà–huờn, nên dừng chơn lại trước nhà. Sau khi nghe kể qua sự–việc đáng tiếc, Đức Phật biết vị tỳ–kheo còn đang nóng–giận, mới dùng lời–lẽ dịu–dàng nói: “Nầy tín–nữ Vi–sa–kha, vì lý–do gì mà cô cháu nội gái bà sao lại mắng vị tỳ–kheo nầy là kẻ trọc đầu? Ai đi tu, muốn được gia–nhập Tăng–đoàn cũng đều phải cạo đầu cả, có đúng vậy hay không?” Nghe lời Đức Phật nói, vị tỳ–kheo dịu lại, quì xuống đảnh–lễ Đức Phật và bạch rằng: “Bạch Thế–tôn, chỉ có Ngài mới hiểu được con. Thầy con và bà tín–nữ, chẳng ai hiểu con cả.”

Bấy giờ Đức Phật biết chắc tâm–trạng của vị Tỳ–kheo đã lắng–dịu lại, sẵn–sàng nghe lời Ngài dạy, mới nói: “Nầy tỳ–kheo, mỉm cười nhìn gái đẹp, tâm khởi lên dục–vọng, là đang có tư–tưởng xấu–xa, cần nên tránh.”

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó vị tỳ–kheo chứng được quả–vị Tu–đà–huờn:

Dhammapada – Kinh Pháp Cú

Hinam dhammam na seveyya

pamadena na samvase

micchaditthim na seveyya

na siya lokavaddhano.

(Verse 167)

Đừng theo đường ti–tiện

Chớ ôm–ấp tà–kiến,

Chẳng buông–lung và chớ kéo dài

Cuộc sống Luân–hồi cõi trần–ai.

(Kệ số 167.)

TÌM HIỂU

A.– Nghĩa Chữ

– Vi–sa–kha: tên vị tín–nữ giàu lòng bố–hí, nổi tiếng thời Đức Phật. Bà dưng–cúng tu–viện Đông–viên cho Ni–đoàn. Tên tiếng Pali: Visakha

– Nhìn lom–lom = nhìn trân–trân, nhìn quá kỹ chẳng nháy mắt.

– Cơ–duyên: Cơ = cơ–hội; Duyên = duyên–cớ. Cơ–duyên là dịp may

– Tu–đà–huờn: quả–vị đầu–tiên, thấp nhứt; tiếng Pali là Sotàpatti. Người chứng quả Tu–đà–huờn dứt được

(1) thân–kiến, chấp thân làm ngã;

(2) nghi, chẳng tin vào Chánh–pháp,

(3) giới–cấm–thủ, tin theo nghi–lễ của tà–giáo. Quả Tu–đà–huờn còn gọi là Nhập–Lưu, Thất–Lai.

– Đảnh–lễ: quì lạy, tỏ lòng kính–trọng.

– Tâm–trạng: Tâm = lòng; Trạng = tình–trạng. Tâm–trạng = cõi lòng

– Dục–vọng: Dục = ham–muốn; Vọng = mong–cầu. Chữ dục–vọng chỉ sự ham–muốn thú–vui vật–chất, được dùng theo nghĩa xấu.

– Ti–tiện: Ti =thấp; Tiện = hèn–hạ.

– Tà–kiến: Tà = xiêng–xéo;Kiến = ý–kiến; Tà–kiến là ý–kiến sái–quấy

– Buông–lung = chẳng biết tự kềm–chế mình, lười–nhác.

– Luân–hồi: Luân = bánh xe; Hồi = trở lại. Cõi Luân–hồi là cảnh chết đi sống lại qua nhiều đời kiếp. Tiếng Pali là samsàra.

– Trần–ai: Trần = bụi–bặm; ai = bi–ai, đau–khổ. Cõi trần–ai là cõi đời đầy đau–khổ nầy ở thế–gian.

B.– Nghĩa Ý

(1) Ý–nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc một tỳ–kheo chẳng biết giữ–gìn các giác–quan, nhìn gái đẹp mà mỉm cười, lòng khởi lên dục–vọng. Được Đức Phật chỉ dạy, phải biết điều–phục các căn, vị tỳ–kheo chứng được quả Tu–đà–huờn.

Ý–nghĩa của Tích chuyện là phải giữ–gìn các giác–quan, chẳng buông–lung chạy theo cảnh–vật bên ngoài, phải biết thanh–lọc tâm–ý, khiến cho khỏi phải mãi trôi lăn trong cảnh sanh–tử, tử–sanh của vòng Luân–hồi lẩn–quẩn.

(2) Ý–nghĩa của bài Kệ số 167:

Thử phân–tách từng câu của bài Kệ:

1) Đừng theo đường ti–tiện: đường ti–tiện là đường thấp–kém, hèn–hạ. Đường nào? Đó là để cho các giác–quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, chạy theo cảnh cám–dỗ bên ngoài mà thoả–mãn các thú–vui vật–chất tạm–bợ và chẳng thanh–cao.

2) Chớ ôm–ấp tà–kiến: Tà–kiến là ý–tưởng sái–quấy, như

(1) chấp thân nầy thường–còn, là Ta, lo bảo–vệ mà quên phần tinh–thần để đi đến giác–ngộ và giải–thoát;

(2) như chấp vào đoạn–kiến, cho rằng chết đi là hết, chẳng có Luân–hồi, quả–báo chi cả, nay còn sống, cứ lo hưởng–thọ trước, kẻo chết thì chẳng còn gì;

(3) như chấp vào các thủ–tục cúng–tế của tà–giáo, giết thú–vật cúng tế các tà–thần để cầu phước. – Hễ ôm–ấp tà–kiến thì tâm chẳng thanh–tịnh, bị tà–kiến làm vẩn–đục, chẳng phát–triển được Trí–huệ.

3) Chẳng buông–lung và chớ kéo dài cuộc sống Luân–hồi cõi trần–ai: Hai câu nầy khuyên ta nên cố–gắng tu–tập tinh–tấn, để sớm chấm–dứt cuộc sống sướng ít khổ nhiều trên thế–gian.

Buông–lung hay Phóng–dật, có nghĩa là lười–nhác, sống buông–trôi, chẳng biết tự–kềm–chế; như thế sẽ cứ phải hết đời nầy sang đời khác chịu nghiệp–báo mà tái–sanh mãi trong vòng lẩn–quẩn của Luân–hồi.

Cuộc sống Luân–hồi cõi trần–ai là gì? Đó là phải sanh ra chịu khổ, sống đời sướng ít khổ nhiều, đau bịnh rồi chết, lại phải tái–sanh lại nữa, vì thế mới gọi là cõi trần–ai, cõi đầy bụi–bặm, đầy đau–khổ.

Ý–nghĩa của bài Kệ khuyên ta nên sớm tỉnh–ngộ, nhận ra cõi đời nầy là khổ, phải biết cách tu–hành, để được giác–ngộ và giải–thoát khỏi cảnh sanh–tử Luân–hồi.

HỌC TẬP

1.– Học thuộc lòng bài Kệ, ghi nhớ: muốn chẳng kéo dài cuộc sống trần–ai, phải tìm cách ra khỏi Luân–hồi, thân–tâm được giải–thoát.

2.– Răn dạy trẻ: chớ chọc người đầu trọc, phải kính bực tu–hành.

The Story of a Young Bhikkhu

While residing at the Jetavana monastery, the Buddha uttered Verse (167) of this book, with reference to a young bhikkhu.

Once, a young bhikkhu accompanied an older bhikkhu to the house of Visakha. After taking rice gruel, the elder bhikkhu left for another place, leaving the young bhikkhu behind at the house of Visakha. The granddaughter of Visakha was filtering some water for the young bhikkhu, and when she saw her own reflection in the big water pot she smiled. Seeing her thus smiling, the young bhikkhu looked at her and he also smiled. When she saw the young bhikkhu looking at her and smiling at her, she lost her temper, and cried out angrily, “You, a shaven head! Why are you smiling at me ?” The young bhikkhu reported, “You are a shaven head yourself; your mother and your father are also shaven heads!”

Thus, they quarrelled, and the young girl went weeping to her grandmother. Visakha came and said to the young bhikkhu, “Please do not get angry with my grand daughter. But, a bhikkhu does have his hair shaved, his finger nails and toe nails cut, and putting on a robe which is made up of cut pieces, he goes on alms–round with a bowl which is rimless. What this young girl said was, in a way, quite right, is it not?” The young bhikkhu replied. “It is true but why should she abuse me on that account ?” At this point, the elder bhikkhu returned; but both Visakha and the old bhikkhu failed to appease the young bhikkhu and the young girl.

Soon after this, the Buddha arrived and learned about the quarrel. The Buddha knew that time was ripe for the young bhikkhu to attain Sotapatti Fruition. Then, in order to make the young bhikkhu more responsive to his words, he seemingly sided with him and said to Visakha, “Visakha, what reason is there for your grand daughter to address my son as a shaven head just because he has his head shaven? After all, he had his head shaven to enter my Order, didn’t he?”

Hearing these words, the young bhikkhu went down on his knees, paid obeisance to the Buddha, and said, “Venerable Sir! You alone understands me; neither my teacher nor the great donor of the monastery understands me.” The Buddha knew that the bhikkhu was then in a receptive mood and so he said, “To smile with sensual desire is ignoble; it is not right and proper to have ignoble thoughts.”

Then the Buddha spoke in verse as follows:

Dhammapada Verse 167 – Daharabhikkhu Vatthu

Hinam dhammam na seveyya

pamadena na samvase

micchaditthim na seveyya

na siya lokavaddhano.

Verse 167: Do not follow ignoble ways, do not live in negligence, do not embrace wrong views, do not be the one to prolong samsara (lit., the world).

At the end of the discourse, the young bhikkhu attained Sotapatti Fruition.


Nguồn trích dẫn:
 Kinh Pháp Cú, Tích chuyện một tỳ-kheo trẻ – Kệ số 167

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
  • Thấy chỉ là thấy, Web, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB, Web Link
  • Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
  • Thực hành nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác, Web, FB
  • Tu tập định cùng với tu tập tứ niệm xứ, Web, FB
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì, Web, FB
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, Web, FB
  • Tập thể dục không thể đánh bại kẻ thù, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Jhana – thiền có đưa đến giác ngộ giải thoát hay không, Web, FB
  • Chỉ – samatha, quán – vipassanā, định – samādhi, tuệ – paññā, Web, FB
  • Có sự khác nhau rất lớn giữa chỉ – samatha và định – samādhi quán – vipassanā và tuệ – paññā, Web, FB
  • Lưu ý tập trung phát triển chánh định – không định, vô tướng định, vô nguyện định, Web, FB
  • Định (samādhi) là gì? Thế nào là con bò núi ngu ngốc?, Web, FB
  • Có cần tu tập thiền hay không, Web, FB
  • Không chánh định không thể có bát thánh đạo, Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Phật giáo (Buddhasasana) là gì?, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Hoàn toàn và vĩnh viễn: sự thật về đạo Phật giải thoát, Web, FB
  • 969 là gì, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Quí vị thiền vì mục đích gì, Web, FB
  • Giới luật “chỉ là phương tiện”, Web, FB
  • Hoàn toàn và vĩnh viễn: sự thật về đạo Phật giải thoát, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB

🔊🔊🔉🔈🔊🔉🔈🔊🔉🔈🔊🔉🔈

  • Audio video: thiền minh sát vipassana: lý thuyết & thực hành, Youtube
  • Audio – yếu pháp tu tập trong phật giáo nguyên thủy theravada , Youtube
  • Audio – giới và luật trong phật giáo nguyên thủy theravada, Youtube