Hãy nói “Nam mô” Phật = Con đem hết lòng kính lễ Phật

HÃY NÓI “NAM MÔ” PHẬT = CON ĐEM HẾT LÒNG KÍNH LỄ PHẬT

Ở tại các nước có Phật giáo Nguyên thủy là Quốc Giáo chư tăng, sadi, nữ tu, phật tử tại gia và dân thường khi gặp mặt, chào hỏi nhau đều không niệm Phật thay cho câu chào, câu bình luận … v.v… như người VN ta.

Trong các buổi tụng kinh, trước và sau khi thuyết pháp và các nghi lễ Phật giáo khác đại đa số mọi người đều bày tỏ lòng kính trọng niệm nhớ Đức Thế Tôn bằng câu cổ ngữ Pali:

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác

hoặc niệm:

Namo Buddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Phật,

Namo Dhammassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Pháp,

Namo Sanghassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Tăng,

cùng 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp và 9 Ân Đức Tăng.

Việc niệm Phật ở VN chắc do ảnh hưởng của Tịnh độ tông, ở khắp mọi lúc mọi nơi họ niệm Phật Adiđà của họ chứ không phải là vị Phật Gotama – Đức Phật Giáo chủ Chánh Đẳng Giác có thật trong lịch sử Đạo Phật. Nếu không phải là Tịnh độ tông chúng ta nên tôn trọng họ không nên có ý kiến phản đối gì, nhưng cũng không nên bắt chước theo, cũng không nên luôn miệng “Nam mô Phật”, hoặc Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật” mà chẳng có ý thức gọi tên lên như thế, vào những lúc không thích hợp như thế để làm gì.

Tệ hơn nữa đến mức rất nhiều người không niệm đầy đủ và kính trọng cả câu “Nam mô Phật”, mà chỉ do quen miệng réo tắt “Mô phật” mà không hề biết rằng từ “Nam mô” khác hẳn từ “Mô”, vì “Nam mô” = Namo, có nghĩa: “(Con) đem hết lòng thành kính đảnh lễ”, còn từ “Mô” chỉ là âm tiếng Việt, vô nghĩa, hoặc tệ hơn là một cách nói trẹo của nhằm trêu đùa hoặc xếch mé nhau (ví dụ không nói “Cám ơn Ngài ” mà lại nói “Cám Ngài”).

Không chỉ Phật tử và dân chúng hay nói “Mô Phật” mà cả cả các vị xuất gia thậm chí nhiều vị cao hạ cũng nói theo thói quen mà không hề có ý thức tìm hiểu để tránh phạm húy với Đức Phật. Thật đáng tiếc.

Tóm lại bài này có hai ý:

1) nên nói đầy đủ với lòng thành kính “Nam mô Phật”, chứ không nên nói “Mô Phật” một cách tùy tiện, vô lễ, vô nghĩa;

2) chỉ nên sử dụng “Nam mô Phật”/”Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật” đúng lúc, đúng nơi – tức là chỉ dùng khi muốn bày tỏ lòng thành kính đảnh lễ Đức Phật, với tâm hướng về Đức Phật và Ân Đức của Ngài, chứ không nên tùy tiện kêu tên Ngài thay cho lời chào hỏi.

Có một câu rất giản dị, rất hay, rất nhiều ý nghĩa, có thể dùng một cách hợp lý trong nhiều tình huống là: “Sadhu!” tiếng Pali, hoặc “Lành Thay!” tiếng Việt. Câu này bao hàm ý nghĩa Tuyệt vời, Hay thật, Cảm ơn, Thật xứng đáng, Đáng trân trọng, Quí hóa thay, Đáng kính trọng, Vui thay,… v… v.…

Và tại sao lại không dùng trực tiếp các câu tán thán nêu ở bên trên và muôn vàn các câu khác chúng ta có trong tiếng Việt thay cho câu “mô Phật” vừa vô nghĩa lại còn phạm húy?

Ý thức rõ ràng trong từng khoảng khắc hiện tại về mục đích lợi ích, về sự phù hợp, về hiện tướng và về bản chất các việc đang nghĩ, đang nói, đang làm là việc không hề nhỏ nhặt mà là việc tối quan trọng của mỗi hành giả đang trên con đường tu tập thực hành dẫn đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát cao thượng nhưng vô cùng gian khó và đầy thư thách này.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

Bài Viết Liên Quan

  • Xưng hô thế nào cho đúng, Web, FB
  • Vun bồi phước nghiệp cung kính, Web, FB
  • Tỳ khưu đảnh lễ những ai?, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Cả tin, dễ dãi, nông cạn, hồ đồ, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Phê phán ngoại đạo có nên chăng, Web, FB
  • Tại sao không thể tin tưởng, nương tựa vào thần linh đấng tạo hóa, đấng sáng thế, Web, FB
  • Hâm mộ ngoại đạo, Web, FB
  • Giả và thật, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người, Web, FB, Youtube
  • Địa ngục có hay không, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Vì sao xuất gia, Web, FB
  • Đức Phật đã có suy nghĩ gì, Web, FB
  • Ai là bhikkhu – tỳ khưu, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB