Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng
[lwptoc]
THẾ NÀO LÀ KHÔNG NẮM GIỮ TƯỚNG CHUNG, KHÔNG NẮM TƯỚNG RIÊNG❓
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
“… Khi mắt thấy sắc [tai nghe tiếng / mũi ngửi hương / lưỡi nếm vị / thân cảm xúc / ý nhận thức các pháp], vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Những nguyên nhân gì, vì con mắt [tai / mũi / lưỡi / thân / ý] không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt.
Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.”(Tương Ưng Bộ Kinh [1])
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
– BB: Thưa sư Sư giải giùm con “không giữ tướng chung, tướng riêng” là sao vậy?
🙏🙏🙏.
Con xin cám ơn !
– Tỳ khưu Viên Phúc Sumangala:
Ví dụ: cô gái là ‘tướng chung’, còn ‘tướng riêng ‘ của cô gái là các các đặc điểm chỉ liên quan tới một “… cô gái đẹp bạn yêu và luyến ái ấy, bạn có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người, hay người bậc trung? Da đen sẫm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, thị trấn nào, hay thành phố nào?”v. v…
Nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng là nắm giữ các khái niệm chế định thuộc về tục đế, dẫn đến tham ái khi khả hỷ khả lạc khả ái khả ý, hoặc bất toại nguyện khi không như ý. Do duyên ‘ái’, ‘chấp thủ’ sinh, rồi tiếp theo là sự sinh khởi của ‘hữu’, của ‘sinh’, của ‘già, bệnh, chết’ theo Lý Duyên Sinh. Đây là tập khởi của toàn bộ Khổ uẩn này – Khổ này do duyên sinh, không do bất cứ một ai làm ra [2].
Không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng là không nắm giữ các khái niệm chế định thuộc về tục đế, chỉ đơn thuần thấy và biết bởi trí tuệ bản chất của tất cả các pháp hoặc là danh (tâm) hoặc là sắc (vật chất), hay còn được gọi là Ngũ Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) với bản chất là sinh lên và hoại diệt, tức là vô thường, khổ, vô ngã. Khi đó thì đoạn tận được duyên tập khởi của ‘ái’, tiếp theo là đoạn tận duyên khởi của hữu’, của ‘sinh’, của ‘già, bệnh, chết’. Như vậy là sự đoạn tận của toàn bộ Khổ uẩn này.[2].
Đây là việc thực hành cơ bản hàng ngày, mọi lúc mọi nơi: sáu xúc xứ mắt tai mũi lưỡi thân ý cần phải được nhiếp phục, phòng hộ, bảo vệ, thâu nhiếp, để đem lại an lạc, tránh mọi đau khổ [3], tiến gần tới Niết Bàn [4].
Mọi người thấy khó vì hầu như tất cả các hành giả sơ cơ đều lẫn lộn giữa việc thực hành (NHÂN) với kết quả của việc thực hành (QỦA): thực hành ở đây là lặp đi lặp lại việc (GIEO NHÂN) quan sát với như lý tác ý khi xúc chạm 6 giác quan với sáu trần cảnh để phá vỡ dần dần từng bước các khái niệm chế định và sau đó tự động có được (KẾT QUẢ) là không nắm giữ tướng chung tướng riêng.
Vì chúng ta thường thất niệm, quên mất như lý tác ý khi quán sát nên mỗi khi phát hiện ra (mỗi khi chánh niệm trở lại) thì ta chỉ cần LÀM LẠI.
Việc thực hành chánh niệm tỉnh giác liên tục cũng vậy: chúng ta LẶP ĐI LẶP LẠI (GIEO NHÂN) việc Chánh Niệm Tỉnh Giác để tiến đến kết quả là có được Chánh Niệm Tỉnh Giác liên tục để có thể đắc Định, nhờ đó đạt tới (KẾT QỦA) là thấy rõ như thật bằng trí tuệ trực giác bản chất của tất cả các Pháp là tam tướng Vô Thường – Khổ – Vô Ngã.
Đa phần mọi người chỉ muốn có ngay KẾT QUẢ (như chánh niệm tỉnh giác liên tục, hay không sân, không tham … v.v…) mà không thông suốt được rằng tu tập đơn giản chỉ là LẶP ĐI LẶP LẠI những việc làm đơn giản nhưng đúng đắn và cần thiết theo hướng dẫn khi chưa đạt tới kết quả. Với hiểu biết đúng đắn, thông suốt như vậy việc thực hành Minh sát Vipassnā không có gì là khó, mà quan trọng là quá trình vun bồi Tín, Tấn bất thối chuyển để có thể LẶP ĐI LẶP LẠI các bước thực hành đơn giản về Chánh Niệm Tỉnh Giác với Như Lý Tác Ý mọi lúc mọi nơi, mỗi khi có thể, cho đến hơi thở cuối cùng. Tất cả chỉ có bấy nhiêu thôi.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Sādhu! Lành thay!
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]
GHI CHÚ: CHÁNH KINH
🍀 [1] HỘ TRÌ CÁC CĂN, TIẾT ĐỘ TRONG ĂN UỐNG, CHÚ TÂM TỈNH GIÁC
[Tương Ưng Bộ – Tập IV – Thiên Sáu Xứ [99] ChươngTương Ưng Sáu Xứ (d)
… Này Hiền giả, một Tỷ–kheo hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác. Cho đến trọn đời, vị ấy có thể tiếp tục đời sống Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, sự việc như vậy có xảy ra.
Và này Hiền giả, thế nào là hộ trì các căn? Này Hiền giả, khi mắt thấy sắc, Tỷ–kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ–kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ–kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này Hiền giả, là sự hộ trì các căn.
Này Hiền giả, thế nào là tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ–kheo như lý giác sát, thọ dụng các món ăn. Không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự mình làm đẹp mình mà chỉ để thân này được duy trì và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”. Như vậy, này Hiền giả, là tiết độ trong ăn uống.
Và này Hiền giả, như thế nào là chú tâm tỉnh giác? Ở đây, này Hiền giả, Tỷ–kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh một, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gột sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên hữu, trong tư thế con sư tử, chân này đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng đến lúc ngồi dậy. Ban đêm trong canh cuối, khi vị ấy đi kinh hành và trong khi ngồi, tâm gột sạch khỏi các pháp triền cái. Như vậy, này Hiền giả, là chú tâm tỉnh giác.
Do vậy, này Hiền giả, cần phải học tập như sau: “Chúng tôi sẽ hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm tỉnh giác”.
Như vậy, này Hiền giả, ông cần phải học tập.
[120. VII. Sàriputta (S.iv,103)]
––––––––––––––––––––––––––––––
… Này các Tỷ–kheo, do vì không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ mắt [tai / mũi / lưỡi /thân / ý] nên không thể đoạn tận khổ đau.
[111. VIII. Tuệ Tri (Pajànàti) (S.iv,89)]
––––––––––––––––––––––––––––––
– Này các Tỷ–kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ các sắc [thanh hương vị xúc pháp] nên không thể đoạn tận khổ đau.
[112. IX. Tuệ Tri (S.iv,90)]
––––––––––––––––––––––––––––––
… Và này Thiên chủ, có những sắc do mắt nhận thức [có những tiếng do tai nhận thức / có những hương do mũi nhận thức / có những vị do lưỡi nhận thức /có những xúc do thân cảm giác /có những pháp do ý nhận thức] khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ–kheo không hoan hỷ sắc [ thanh / hương / vị / xúc /pháp] ấy, không tán dương, không tham luyến an trú; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, không tham luyến an trú, không y cứ cái ấy, thức khởi lên không chấp thủ cái ấy. Do không chấp thủ, này Thiên chủ, Tỷ–kheo nhập Niết–bàn.
Này Thiên chủ, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây một số loài hữu tình ngay trong hiện tại nhập Niết–bàn
[118. V. Sakka (S.iv,101)]
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 [2] KHỔ DO AI LÀM RA & LÝ DUYÊN KHỞI
[Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 12: Tương ưng nhân duyên – II: Phẩm đồ ăn – 17. Loã Thể]
…
– Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?”, Ngài trả lời: “Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?”, Ngài trả lời: “Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ”.
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.
– Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu “khổ do tự mình làm ra”, như vậy có nghĩa là thường kiến.
Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: “Khổ do người khác làm ra”, như vậy có nghĩa là đoạn kiến.
Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo. Vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ–kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.
– Này Kassapa, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ–kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau.
– Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành vị Tỷ–kheo.
Và lõa thể Kassapa được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới.
Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa ở một mình, an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến; đó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong đời sống hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị này chứng tri: “Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.
Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A–la–hán nữa.
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 [3] NHIẾP PHỤC, PHÒNG HỘ, BẢO VỆ, THÂU NHIẾP SÁU XÚC XỨ
Chương 35: Tương ưng sáu xứ – V: Phẩm từ bỏ – 92. Thâu Nhiếp
… Có sáu xúc xứ [mắt, ta, mũi, lưỡi thân, ý] này, này các Tỷ–kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.…
… Sáu xúc xứ này, này các Tỷ–kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Hỡi các vị Tỷ–kheo,
Chính sáu xúc xứ này,
Chỗ nào không thâu nhiếp,
Chỗ ấy có đau khổ.
Những ai học biết được,
Chế ngự, phòng hộ chúng,
Với lòng tin làm bạn,
Sống thoát ly dục vọng.
Thấy sắc pháp khả ái,
Thấy sắc không khả ái,
Hãy nhiếp phục đường tham,
Ðối các sắc khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối sắc, ta không thích”.
Sau khi nghe các tiếng,
Khả ái, không khả ái,
Chớ để tâm say mê,
Với các tiếng khả ái.
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Với tiếng không khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối tiếng, ta không thích”.
Sau khi ngửi các hương,
Thơm dịu, thật khả ái,
Sau khi ngửi các hương,
Bất tịnh, thật đáng ghét;
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Ðối các hương đáng ghét,
Còn đối hương khả ái,
Chớ để dục chi phối.
Nếm xong vị ngon ngọt,
Và nếm vị không ngon,
Chớ có sanh tham luyến,
Khi hưởng nếm vị ngon,
Chớ nói lời chống đối,
Khi nếm vị không ngon.
Khi cảm thọ lạc xúc,
Chớ đắm say tham luyến,
Khi cảm thọ khổ xúc,
Chớ bị xúc động mạnh.
Ðối với cả hai xúc,
Lạc, khổ đều niệm xả,
Không thích, không chống đối,
Bất cứ loại xúc nào.
Ðối với các người khác,
Mê theo hý luận tưởng,
Họ mê theo hý luận,
Họ hành theo hư tưởng;
Hãy đoạn trừ tất cả,
Gia sự do ý tạo,
Hãy nhiếp các hành động,
Hướng đến hạnh viễn ly.
Như vậy đối sáu xứ,
Khi ý khéo tu tập,
Nếu có cảm xúc gì,
Tâm không bị dao động.
Tỷ–kheo hãy nhiếp phục,
Cả hai tham sân ấy,
Hãy đến bờ bên kia,
Vượt buộc ràng sanh tử.
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 [4] XA VÀ GẦN NIẾT BÀN
Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 35: Tương ưng sáu xứ – V: Phẩm từ bỏ – 93. Thâu Nhiếp
… Ngồi xuống một bên, Tôn giả Màlukyaputta bạch Thế Tôn:
– Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Ở đây, này Màlukyaputta, nay Ta nói gì với các Tỷ–kheo trẻ tuổi, khi Ông là một Tỷ–kheo già yếu, niên cao, đại lão, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến cuối cuộc đời, lại yêu cầu Ta giáo giới một cách vắn tắt?
– Bạch Thế Tôn, dầu cho con già yếu, niên cao, đại lão, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến cuối cuộc đời, mong Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Mong Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Chắc chắn con sẽ hiểu ý nghĩa lời Thế Tôn giảng. Chắc chắn con sẽ trở thành người thừa tự pháp của Thế Tôn.
– Ông nghĩ thế nào, này Màlukyaputta? Các sắc do mắt nhận thức, Ông không thấy, trước đây Ông không thấy, nay Ông không thấy, và Ông không muốn thấy; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Các tiếng do tai nhận thức, Ông không nghe, trước đây Ông không nghe, nay Ông không nghe, và Ông không muốn nghe; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái hay không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Các hương do mũi nhận thức, Ông không ngửi, trước đây Ông không ngửi, nay Ông không ngửi, và Ông không muốn ngửi; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Các vị do lưỡi nhận thức, Ông không nếm, trước đây Ông không nếm, nay Ông không nếm, và Ông không muốn nếm; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Các xúc do thân nhận thức, Ông không cảm thọ, trước đây Ông không cảm thọ, nay Ông không cảm thọ, và Ông không muốn cảm thọ; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Các pháp do ý thức nhận thức, Ông không nhận thức, trước đây Ông không nhận thức, và Ông không muốn nhận thức; ở đây đối với chúng, Ông có lòng dục, tham hay khát ái không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Và ở đây, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, sẽ chỉ nghe được với những vật nghe được, sẽ chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, sẽ chỉ nhận biết được đối với những vật có thể nhận biết được.
Vì rằng, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, chỉ nghe được với những vật nghe được, chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, chỉ nhận biết được đối với những vật nhận biết được.
Cho nên, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy.
Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy, nên Ông không có: “Ở nơi đây”.
Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có: “Ở nơi đây”, do vậy, này Màlukyaputta, Ông sẽ không có đời này, đời sau, và giữa hai đời ấy.
Ðây là sự chấm dứt khổ đau.…
… Lành thay, lành thay, này Màlukyaputta! Lành thay, này Màlukyaputta, lời nói vắn tắt của Ta, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi:
Thấy sắc, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến sắc an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ sắc sinh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết– bàn.
Nghe tiếng, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến tiếng an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ tiếng sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðựơc gọi xa Niết–bàn.
Ngửi hương, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến tiếng an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ tiếng sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết–bàn.
Nếm vị, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến vị an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ vị sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết–bàn.
Cảm xúc, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng,
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến xúc an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ xúc sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết–bàn.
Biết pháp, niệm mê say,
Tác ý đến ái tướng
Tâm tham đắm cảm thọ,
Tham luyến pháp an trú.
Vị ấy, thọ tăng trưởng,
Nhiều loại, từ pháp sanh,
Tham dục và hại tâm,
Não hại tâm vị ấy,
Như vậy, khổ tích lũy,
Ðược gọi xa Niết–bàn
Vị ấy không tham sắc,
Thấy sắc, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến sắc an trú.
Theo sắc, vị ấy thấy,
Tùy sắc, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết–bàn
Vị ấy không tham tiếng,
Nghe tiếng, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến tiếng an trú.
Theo tiếng, vị ấy nghe,
Tùy tiếng, thọ cảm giác.
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa,
Ðược gọi gần Niết–bàn.
Vị ấy không tham hương,
Ngửi hương, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến hương an trú.
Theo hương, vị ấy ngửi,
Tùy hương, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết–bàn.
Vị ấy không tham vị,
Nếm vị, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến vị an trú.
Theo vị, vị ấy nếm.
Tùy vị, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa.
Ðược gọi gần Niết–bàn.
Vị ấy không tham xúc,
Cảm xúc, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến xúc an trú,
Theo xúc, vị ấy cảm,
Tùy xúc, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa,
Ðược gọi gần Niết–bàn.
Vị ấy không tham pháp,
Biết pháp, không ái luyến,
Tâm không dính cảm thọ,
Không luyến pháp an trú.
Theo pháp, vị ấy cảm,
Tùy pháp, thọ cảm giác,
Tiêu mòn, không tích lũy,
Như vậy, chánh niệm hành,
Như vậy, khổ không chứa,
Ðược gọi gần Niết–bàn.
Lời nói vắn tắt này của Ta, này Màlukyaputta, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
Rồi Tôn giả Màlukyaputta, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi ra đi.
Rồi Tôn giả Màlukyaputta sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, chứng được mục đích mà các thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Và Tôn giả Màlukyaputta trở thành một vị A–la–hán nữa.
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 35: Tương ưng sáu xứ – V: Phẩm từ bỏ – 93. Thâu Nhiếp
Bài viết liên quan
- Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ?, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, FB
- Thấy Chỉ Là Thấy, Web, FB
- Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
- Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, FB
- Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, FB
- Thực Hành Nhiệt Tâm, Chánh Niệm, Tỉnh Giác, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
- Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
- Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập, Web, FB
- “Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu, Không Chấp Trước Vào Bất Cứ Cái Gì Trên Đời Này” Là Tu Tập Cái Gì? Như Thế Nào?, Web, FB
- Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
- “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
- Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
- Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
- Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
- Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
- Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
- Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
- Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
- 969 Là Gì, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
- Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
- Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
- Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
- Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
- Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
- Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
- “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Audio Video: Thiền Minh Sát Vipassana: Lý Thuyết & Thực Hành, Youtube
- Audio – Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada , Youtube
- Audio – Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube