Vị Thầy Hộ Trì
VỊ THẦY HỘ TRÌ
– LTQ: Thưa sư, làm thế nào tìm được vị Thầy có “đủ thẩm quyền” ạ? Nếu không tìm được thì phải làm sao ạ?
– @:
Đối với người học Đạo để giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não thì một trong các việc quan trọng nhất là phải tìm cho bằng được vị thầy có đủ thẩm quyền (kinh nghiệm, hiểu biết, đã chứng đắc) để tạo duyên lành cho các nghiệp báo của các ba la mật đã từng tích lũy trong muôn kiếp trước được trổ quả viên mãn; để hướng dẫn mình vượt qua mọi khó khăn, thử thách trên con đường Giới Định Tuệ, đạt tới kết quả rốt ráo, khỏi uổng phí cuộc đời làm người vô cùng hiếm hoi mới có được.
Bất kỳ ai muốn tiến xa tới đích giác ngộ giải thoát rốt ráo đều cần rất nhiều trợ duyên, và quan trọng nhất trong đó là tự mình phải có một vị thầy ‘của mình’, chứ không phải là vị thầy trên FB, không phải là vị thầy dạy khóa thiền, không phải là vị thầy mình quen biết hoặc ái mộ, mà phải là vị thầy mình tuyệt đối tin cậy, vị thầy đã đồng ý chấp nhận mình là học trò, là đệ tử để hết lòng chỉ dạy, trao truyền, giúp phá vỡ các định kiến, chấp thủ trong pháp học và pháp hành sai lạc.
Việc phá vỡ các định kiến, chấp thủ sai lạc là vô cùng, vô cùng khó khăn. Phải có sự kiên nhẫn vô hạn của người thầy với từ bi và trí tuệ may ra mới giúp phá vỡ được các rào cản ngày.
Các hành giả hay mong chờ người thầy cung cấp, dạy cho mình những điều mới lạ, chưa từng biết, nhưng các hành giả này không thể có chút tiến bộ nếu không có một vị thầy thường xuyên nhắc lại cho mình điều mình đã biết nhưng vẫn chưa làm được và vẫn chưa làm thường xuyên; một vị thầy thường xuyên nhắc lại cho mình những điều đã biết nhưng đã bị hiểu sai và bị làm sai; một vị thầy thường xuyên nhắc lại cho mình những điều đã biết nhưng còn bị hiểu nông cạn và bị làm hời hợt; một vị thầy thường xuyên nhắc lại cho mình những điều đã biết nhưng bị hiểu máy móc và bị làm máy móc… v.v…
Không có vị thầy kiên nhẫn trợ duyên, các hành giả bị kẹt trong pháp, thậm chí nhiều vị còn lầm tưởng là mình đã đạt được điều này, điều kia trong khi còn mang nặng tà kiến, sai đường lạc lối mà không hề được ai chỉ dẫn, hoặc được nhắc nhở nhưng lại không chịu lắng nghe và sửa đổi vì không đủ sự kính trọng và không đủ sự tin tưởng nghe lời khi họ không phải là ‘thầy của mình’.
Tất cả những điều trên không chỉ liên quan tới hành giả tại gia, mà cả các vị xuất gia. Và bị nặng nhất là các vị cao hạ, lớn tuổi đã đi làm thầy dạy thiền nhưng bản thân chỉ là người tự học hoặc học qua các khóa thiền mỗi nơi một chút…, không có thầy chân chính dẫn dắt, không có sự truyền thừa, nên tự làm hại cho mình và làm hại cho người mà không hề biết.
Hành trình tìm Thầy, học Đạo không hề dễ dàng tí nào cả, nhưng không phải là không thể, vì các vị thầy có đủ thẩm quyền luôn tồn tại, trong quá khứ, ngay trong hiện tại, và trong tương lai chừng nào Bát Thánh Đạo còn được truyền dạy và được tu tập chân chánh như Đức Phật đã tuyên thuyết trong Đại kinh Bát Niết Bàn:
“Này Subhadda trong pháp, luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa–môn, cũng có đệ nhị Sa–môn, cũng có đệ tam Sa–môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa–môn. Này Subhadda, chính trong pháp, luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa–môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa–môn, cũng có đệ tam Sa–môn, cũng có đệ tứ Sa–môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa–môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ–kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A–la–hán.”
Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh. Kinh Đại bát Niết bàn
Để tìm được Thầy, học được Đạo, hành giả cần phải có quyết tâm không gì lay chuyển và có các bước chuẩn bị kỹ càng, thường xuyên vun bồi:
⑴ đầy đủ lòng tin tuyệt đối với đức Phật:
“Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”;
⑵ đầy đủ lòng tin tuyệt đối với Pháp:
“Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu”;
⑶ đầy đủ lòng tin tuyệt đối đối với chúng Tăng: “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn, đáng được cung kính, đang được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời”;
⑷ đầy đủ các giới đức được bậc Thánh quý mến, không bị bể vụn, không bị hủy hoại, không có tỳ vết, không có vết nhơ, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị nhiễm trước, đưa đến Thiền định.
Để tạo điều kiện, duyên lành cho cuộc hội ngộ thầy, trò hãy từng bước vun bồi các yếu tố cốt tủy nêu trên thông qua
⑴ bố thí;
⑵ trì giới: không sát sinh – không lấy của không cho – không tà dâm – không nói dối trá – không uống rượu và các chất gây say;
⑶ thúc thủ lục căn;
⑷ chánh niệm tỉnh giác mọi lúc mọi nơi;
⑸ đoạn trừ năm triền cái chướng ngại tâm là tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối tiếc, hoài nghi;
⑹ và tìm hiểu dần, nhưng kỹ lưỡng về các điều giáo huấn của Đức Phật được ghi lại trong Tam tạng kinh điển Pali đã được dịch ra tiếng Việt. Tuần tự, thứ lớp, cầu tiến chớ không cầu toàn, chớ mong muốn gặt hái ngay kết quả.
Có đi thì mới có đến. Có tìm thì mới có thấy. Khi một người học trò đã sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện.
Nguyện cho Hồng Ân Tam Bảo luôn gia trì cho Đạo hữu có được tinh tấn không ngừng, tín tâm bất động nơi Tam Bảo, sớm hội ngộ cùng vị thầy của mình và thành tựu chánh trí giải thoát như ý nguyện.
Trong tâm từ,
TK Viên Phúc
””””””””””””””””””””
Tăng Chi Bộ Kinh – Chương mười pháp
(VII) (17) Vị Hộ Trì
1. – Này các Tỷ–kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ–kheo, đau khổ là người sống không có vị hộ trì. Này các Tỷ–kheo, mười pháp này tạo thành vị hộ trì. Thế nào là mười?
2. Này các Tỷ–kheo, ở đây Tỷ–kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo này có giới, sống chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
3. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát với ý, đã thể nhập với chánh kiến; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
4. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nào làm nào bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
5.Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới. Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nào dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn, và khéo chấp nhận những lời giáo giới; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
6. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có những công việc gì cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đối với các vị đồng Phạm Hạnh; ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự quán sát các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nào, phàm có những công việc gì… vừa đủ để tổ chức; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
7. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật. Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
8. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực kiên trì không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
9. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
10. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng ức niệm, tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào chánh niệm… đã nói từ lâu; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
11. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào có trí tuệ… đoạn tận khổ đau; đây là pháp tác thành vị hộ trì.
Này các Tỷ–kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ–kheo, đau khổ là người trú không có vị hộ trì.
Này các Tỷ–kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Chương X – Mười Pháp
Bài viết liên quan
- Vị Thầy Hộ Trì, Web, FB
- Theo Thầy, Web, FB
- Thầy & Trò, Web, FB
- Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Phải Tự Mình Bước Đi, Sau Khi Đã Được Chỉ Đường, Thì Mới Có Thể Tới Đích., Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
- Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
- Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
- Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
- Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
- 7 Trạm Xe = 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh Dẫn Đến Thành Tựu Vô Thủ Trước Bát Niết Bàn Là Gì?, Web, FB
- Những Ai Không Thể Chứng Được Pháp, Web, FB
- Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB