Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo Là Gì?

Video: Qui Y Tam Bảo Và Thọ Trì Ngũ Giới Tại Gia Đình Phật Tử Nhân Dịp Lễ Cúng Dường Trai Tăng Tại Gia Tới Chư Tăng Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery Yangon Myanmar 18/3/2020

[lwptoc]

Ý NGHĨA QUY Y TAM BẢO LÀ GÌ?

💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐💐

Quy y Tam Bảo có nghĩa là hiểu biết rõ ràng Phật, Pháp, Tăng là nơi mà ta trở về để nương tựa, nói cách khác ta xem Tam Bảo là bậc thầy ưu tú nhất, là người hướng đạo giỏi nhất dìu dắt ta trên con đường phát triển tâm linh.

Quy y Tam Bảo không có nghĩa ký thác mình cho Phật, Pháp, Tăng để được cứu độ, để được Giác ngộ, giải thoát mà là xem Phật, Pháp, Tăng là bậc thầy chỉ dạy ta để đi đến Giác ngộ, giải thoát.

Nhưng quy y Tam Bảo chỉ là hành động trong giai đoạn đầu để trở thành đệ tử của Ðức Phật. Tiếp theo đó, người Phật tử phải hành trì theo con đường Giới – Ðịnh – Tuệ để đạt mục đích cuối cùng là Giác ngộ, giải thoát, chấm dứt khổ đau.

Quý vị đã từng nghe, từng học rất nhiều lời dạy của Ðức Phật, Sư hy vọng quý vị đã tìm được niềm an lạc hoan hỉ trong nội tâm. Ngoài ra nhờ biết hành thiền Minh Sát quý vị sẽ đạt được hỉ lạc và thanh tịnh từ Pháp bảo do công phu thiền tập đem lại. Cuối cùng khi quý vị đạt Giác ngộ quý vị sẽ được hưởng trọn vẹn hạnh phúc cao thượng nhất của sự giải thoát. Ðó là điều cao diệu nhất của kiếp nhân sinh.

Ðức Phật có khuyên là “Các con phải tự mình nỗ lực. Như Lai chỉ là vị thầy chỉ dạy mà thôi. Những ai trên bước đường Giác ngộ, tu tập theo Bát Chánh Ðạo thì người ấy từng bước xa lìa tội lỗi, thoát ra khỏi mọi phiền não dần dần đoạn trừ hết các ô nhiễm trong tâm”.

Như vậy muốn tâm thật sự được trong sạch và tĩnh lặng thì việc nghe, học Giáo Pháp không thôi chưa đủ, ta phải quyết tâm hành trì những gì đã thấu hiểu từ những lời dạy cao quý của Ðức Phật. Ta không nên tự thỏa mãn với chính mình vì có kiến thức cao, rộng về Phật Pháp mà phải quyết đặt mục đích tối thượng của kiếp sống mình là sự Giác ngộ và giải thoát bằng con đường Giới Ðịnh Tuệ mà pháp môn thiền quán là trọng yếu.

Cầu mong cho quý vị tiếp tục bước theo dấu chân của Ðức Bổn Sư, luôn luôn vững bước trên con đường Bát Chánh Ðạo này. Hãy cố gắng thực tập thiền quán không ngừng nghỉ để gạn sạch hết mọi bợn nhơ trong tâm và sớm thành đạo quả, chấm dứt tất cả khổ đau ngay trong kiếp sống này.

Thiền sư U Silananda

Trích từ: Hương vị Pháp bảo

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

💟 Thiền sư U Silananda:

Khi đảnh lễ Ðức Phật và đọc lên lời xưng tán nầy là chúng ta bày tỏ lòng tôn kính cùng ca ngợi ba trong chín phẩm tính nơi Ðức Phật đã được ghi đầy đủ trong các bài kinh:

“Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa”

“Con đem hết lòng thành kính làm lễ đức Thế Tôn (Bhagavato) đó, Ngài là bậc Alahán (Arahato) cao thượng, được chứng quả chánh biến tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy”

Chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của câu này:

– Namo: Lễ kính

– Tassa: Dâng đến Ngài

– Bhagavato: Đức Thế Tôn, Bậc phước báu cao tột

– Arahato: Người đã tận diệt mọi ô nhiễm trong tâm, đáng được Trời và Người cúng dường.

– Sammā: Tự mình, không thầy chỉ dạy.

– Sambuddhassa: Bậc Chánh Biến Tri đã thấu hiểu được Tứ Diệu Ðế và hoàn toàn Giác ngộ, biết được những gì cần thiết, muốn biết.

“Lành thay! Như một người đã sửa lại ngay ngắn một vật đã bị ngã đổ, như người đi lạc đường đã tìm được nẻo ra, như một người có đèn cầm trong tay để soi sáng trong đêm tối cho những ai có mắt muốn thấy rõ mọi sự vật. Phật Pháp đã được Ðức Phật ban trải ra cùng khắp và được làm sáng tỏ. Tôi từ nay trở đi nguyện nương nhờ nơi Ðức Phật, sống và làm theo những gì Ngài đã chỉ dạy.”

Những lời tương tự như trên thường được tìm thấy trong các bài kinh mỗi khi có người nào bày tỏ lòng hoan hỉ và tôn kính của mình đối với Ðức Phật sau khi nghe được pháp bảo từ Ðức Phật hoặc từ một người nào khác.

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

💟 Trưởng lão Hộ Pháp:

Để cho phép quy y Tam Bảo của mình trở thành thói quen tốt lành; hằng ngày, trước khi tụng kinh lễ bái Tam Bảo, người cận sự nam, cận sự nữ nên đọc thọ phép quy y Tam Bảo ba lần và ngũ giới hoặc bát giới…, tiếp theo tụng kinh lễ bái Tam Bảo, tụng kinh Parittapāli,… để trở thành một thói quen tốt lành cho mình.

Như vậy, kiếp sống hiện tại, tâm thường được an lạc, mọi điều kinh sợ không sinh, bởi vì, đã có Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, là nơi nương nhờ cao thượng của mình, nên tất cả mọi thiện pháp có cơ hội phát triển, từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp cho đến Siêu tam giới thiện pháp.

Nếu chưa trở thành bậc Thánh Nhân thì đến lúc lâm chung, từ bỏ cuộc đời, tâm không mê muội; có thiện tâm trong sáng, minh mẫn, tâm niệm đến đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng.

Do năng lực thường thiện nghiệp (āciṇṇakusalakamma) của mình, trở thành cận tử thiện nghiệp (āsanna–kusalakamma), sau khi chết, do thiện nghiệp này cho quả, chắc chắn tái sinh trong cõi thiện giới (cõi người, hoặc cõi trời dục giới) hưởng được mọi sự an lạc lâu dài, đặc biệt đã tạo được duyên lành, nhân thiện trong giáo pháp của Đức Phật.

– Tài liệu tham khảo thêm:

Nền Tảng Phật Giáo – Quyển 2: Quy Y Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp CHƯƠNG IV: QUY Y TAM BẢO (TISARAṆA)

[Phần Ghi chú và Các bài viết liên quan dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham tìm hiểu nhưng chưa biết cách lần mò trong biển kiến thức bao la, có thể có được nguồn Chánh kinh trực tiếp khi cần thiết một cách thuận tiện và nhanh chóng.]

GHI CHÚ:

Tham khảo thêm

Nền Tảng Phật Giáo – Quyển 2: Quy Y Tam Bảo –Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp CHƯƠNG IV: QUY Y TAM BẢO (TISARAṆA)

… phước thiện bố thí cúng dường cao nhất là cúng dường đến chư Tỳ–khưu Tăng có Đức Phật chủ trì, thật là một cơ hội hiếm có.

Phước thiện xây cất một ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Tỳ–khưu Tăng từ tứ phương, thì phải chờ đợi thời gian lâu mới có thể thành tựu được phước thiện ấy.

Phước thiện thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới có phước thiện nhiều hơn, và có quả báu nhiều hơn phước thiện xây cất ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Tỳ–khưu Tăng từ tứ phương, và bố thí cúng dường đến chư Tỳ–khưu Tăng có Đức Phật chủ trì.

VÌ SAO PHƯỚC THIỆN THỌ PHÉP QUY Y TAM BẢO VÀ THỌ TRÌ NGŨ GIỚI CAO QUÝ NHƯ VẬY?

Xét thấy rằng: Một người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có nhiều tiền của, thì người ấy có thể xây cất ngôi chùa lớn để dâng cúng dường đến chư Tỳ–khưu Tăng. Còn để thành tựu phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới một cách trọn vẹn, người ấy không những có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, mà còn phải có trí tuệ hiểu biết rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì, những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của đại thiện tâm hợp với trí tuệ, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới cho được thành tựu. Do đó, thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới có phước thiện vô lượng, và có quả báu cũng vô lượng.

TÍCH CHUYỆN QUẢ BÁU CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO

🔵 Tích chuyện tiền kiếp của Ngài Đại đức Saraṇagamaniyatthera được tóm lược như sau:

Trong thời kỳ Đức Phật Anomadassī xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ tuổi thọ con người có khoảng 100 ngàn năm. Một người con trai hiếu nghĩa phụng dưỡng cha mẹ mù lòa nghĩ rằng: “Ta có bổn phận phụng dưỡng chăm non cha mẹ mù lòa, không thể nào đi xuất gia trở thành Tỳ–khưu được. Ta có duyên lành sinh ra làm người, gặp được Đức Phật xuất hiện trên thế gian, Đức Pháp và Đức Tăng, ta nên đến xin thọ phép quy y nương nhờ nơi Tam Bảo”.

Người con trai ấy có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tìm đến Ngài Đại Trưởng Lão Nisabha là bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Anomadassī, thành kính đảnh lễ Ngài xin thọ phép quy y Tam Bảo. Kính xin Ngài công nhận là một cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời. Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, người cận sự nam ấy làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ mù lòa, và giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo của mình hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn; hết lòng tôn kính Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, cho đến hết tuổi thọ con người thời kỳ ấy 100 ngàn năm.

Sau khi chết từ cõi người, do thiện nghiệp của phép quy y Tam Bảo trọn vẹn ấy cho quả tái sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên làm Vua trời Sakka trong cõi ấy liên tục suốt 80 kiếp Vua trời. Khi tái sinh trong cõi người, có 75 kiếp được trở thành vị Chuyển Luân Thánh Vương, còn làm Vua trong một nước lớn thì không sao kể xiết. Đó là do quả báu của phép thọ quy y Tam Bảo ở thời kỳ Đức Phật Anomadassī.

Do năng lực phước thiện thọ trì phép quy y Tam Bảo này, đặc biệt suốt trong khoảng thời gian lâu dài tử sinh luân hồi, không hề bị tái sinh trong 4 cõi ác giới: (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) kiếp nào cả; chỉ có tái sinh làm thiên nam ở cõi trời dục giới, an hưởng mọi sự an lạc cao quý nhất trong cõi trời; hoặc tái sinh làm người nam trong cõi người, cũng hưởng mọi sự an lạc cao quý nhất trong cõi người.

Tái sinh trong cõi nào cũng được 8 quả báu đặc biệt.

Ngài dạy rằng:

Tôi được mọi người, mọi chúng sinh tôn kính trong khắp mọi nơi.

Tôi là người có trí tuệ sắc bén.

Tất cả chư thiên chiều theo ý của tôi.

Tôi có nhiều của cải không ai sánh được.

Tôi có được màu da như vàng ròng trong mọi kiếp.

Tôi được mọi người, mọi chúng sinh quý mến.

Tôi có những người bạn thân thiết, không bao giờ phản bội.

Danh thơm, tiếng tốt của tôi được vang khắp mọi nơi.

Đó là 8 quả báu của phép quy y Tam Bảo.

Ngài Đại đức Saraṇagamaniya kể lại rằng:

Đến thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Do phước thiện phép quy y Tam Bảo, trong thời kỳ Đức Phật Anomadassī ấy, cho quả tái sinh vào trong gia đình phú hộ trong kinh thành Sāvatthi. Khi cậu bé được 7 tuổi, một hôm, cậu bé cầm đầu nhóm trẻ con ra khỏi thành, đi rong chơi ghé vào chùa nhìn thấy chư Đại đức Tăng, cậu bé đến hầu đảnh lễ vị Đại đức thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo, do vị Đại đức ấy hướng dẫn:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Cậu bé lặp lại theo Ngài Đại đức:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi…

Ngài Đại đức hướng dẫn quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng; cậu bé lặp lại theo Ngài Đại đức xong, đồng thời cậu bé chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả cho đến Arahán Thánh Đạo – Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, cùng Tứ Tuệ Phân Tích, Lục thông cùng một lúc, không trước không sau với thọ phép quy y Tam Bảo.

Đức Phật Gotama cho phép cậu bé xuất gia trở thành Tỳ–khưu trong giáo pháp của Ngài, có pháp danh là Đại đức Saraṇagamaniyatthera. Bởi vì, tiền kiếp của Ngài là cận sự nam đã có phép quy y Tam Bảo trong thời kỳ Đức Phật Anomadassī, giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo hoàn toàn và trọn vẹn, không hề bị ô nhiễm bởi phiền não.

Như vậy, phước thiện của phép quy y Tam Bảo đem lại:

– Thành tựu quả báu trong cõi người (manussasampatti)

– Thành tựu quả báu trong cõi trời (devasampatti)

– Thành tựu quả báu cao thượng Niết Bàn (Nibbānasampatti) đó là kiếp chót chứng đắc thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới.

Quả báu của phép quy y Tam Bảo thật là tuyệt vời và vô lượng.

🔵 Tích người ngư dân tên Damila suốt cuộc đời làm nghề đánh cá nuôi mạng, đến 50 tuổi ông lâm bệnh nặng nằm trên giường, không thể ngồi dậy được, hằng ngày phải nhờ người vợ chăm nom săn sóc. Một hôm, một vị Đại đức đến đứng trước nhà, bà chủ nhà (vợ của ngư dân) thỉnh mời Ngài vào nhà, Ngài ngồi gần ông Damila.

Ông Damila với giọng yếu ớt bạch rằng:

– Suốt bao nhiêu năm qua, con chưa có một lần nào hầu gặp Ngài, cũng không dâng cúng dường Ngài một thứ gì cả, con có ân nghĩa gì đáng cho Ngài đến thăm con.

Với tâm bi mong bệnh nhân bớt khổ, Ngài Đại đức bèn hỏi:

– Này ông Damila, bệnh tình của ông như thế nào?

Người vợ thay ông bạch rằng:

– Kính bạch Ngài Đại đức, bệnh tình rất trầm trọng.

Ngài Đại đức hỏi tiếp rằng:

– Này ông Damila, ông có muốn thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hay không?

Ông Damila với giọng yếu ớt bạch rằng:

– Kính bạch Ngài Đại đức, con muốn được thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Bạch Ngài.

Ngài Đại đức hướng dẫn ông Damila thọ phép quy y Tam Bảo:

“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”.

Ông Damila lặp lại theo Ngài:

“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi…”

Ngài Đại đức hướng dẫn, còn ông Damila lặp lại theo Ngài phép quy y Tam Bảo xong, thì ông Damila không còn hơi để lặp lại thêm được nữa, rồi tắt thở, mà chưa kịp thọ trì ngũ giới. Sau khi chết, do phước thiện thọ phép quy y Tam Bảo lúc lâm chung, cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. Vị thiên nam quán xét rằng:

– “Do phước thiện nào, mà ta được hóa sinh làm thiên nam như thế này?”.

Vị thiên nam liền nhớ lại tiền kiếp, biết rõ do phước thiện thọ phép quy y Tam Bảo xong, mà chưa thọ trì ngũ giới, do nhờ Đại đức có tâm bi thương xót cứu khổ. Nhớ ơn Ngài, từ cõi trời liền hiện xuống đảnh lễ Ngài Đại đức bạch rằng:

– Kính bạch Ngài Đại đức, bây giờ con là một thiên nam, trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. Sở dĩ, con được hóa sinh làm thiên nam, là nhờ Ngài có tâm bi thương xót tế độ cho con thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, con chỉ thọ được phép quy y Tam Bảo xong, mà chưa kịp thọ trì ngũ giới, thì đã con đã hết hơi, tắt thở. Do phước thiện phép quy y Tam Bảo ấy cho quả hóa sinh làm thiên nam. Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ngài, biết ơn Ngài vô hạn. Kính xin Ngài có tâm bi tế độ con, cho con thọ đầy đủ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, để cho con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài trong các tầng trời cao hơn.

Ngài Đại đức có tâm bi tế độ hướng dẫn vị thiên nam thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Vị thiên nam vô cùng hoan hỷ, biết ơn Ngài Đại đức vô hạn, thành kính đảnh lễ Ngài, xin phép trở về cõi trời hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời.

Qua tích người ngư dân làm nghề đánh cá nuôi mạng, cả cuộc đời không làm phước thiện nào đáng kể. Đến lúc gần lâm chung, người ngư dân có duyên lành được Ngài Đại đức đến thăm viếng, ông vô cùng hoan hỷ, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, được thọ phép quy y Tam Bảo trước lúc lâm chung. Do nhờ cận tử thiện nghiệp (āsannakusalakamma) thọ phép quy y Tam Bảo có một năng lực phi thường, có khả năng tuyệt vời, ngăn được mọi ác nghiệp đã tạo cả cuộc đời, để cho phước thiện phép quy y Tam Bảo cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương, cõi thấp nhất trong 6 cõi trời dục giới, có tuổi thọ 500 năm tuổi trời, so với cõi người bằng 9 triệu năm. Bởi vì, một ngày đêm ở cõi trời Tứ Đại Thiên Vương bằng 50 năm ở cõi người.

Người ngư dân Damila cả cuộc đời làm nghề đánh cá, sát sanh không làm phước thiện nào đáng kể. Lúc lâm chung nhờ phước thiện của phép quy y Tam Bảo cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. Năng lực phước thiện của phép quy y Tam Bảo thật phi thường!

MƯỜI QUẢ BÁU CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO

Trong bài kinh Sakkasutta được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức vua trời Sakka (Đế Thích) cùng 500 chư thiên đến hầu Ngài Đại đức Māhāmoggallāna, đảnh lễ xong đứng một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Ngài Đại đức dạy Vua trời Sakka rằng:

– Này Đức vua trời Sakka,

phép quy y Đức Phật Bảo là điều cao thượng nhất.…

… phép quy y Đức Pháp Bảo là điều cao thượng nhất.…

… phép quy y Đức Tăng Bảo là điều cao thượng nhất.

Số chúng sinh trong đời này, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, đã thọ phép quy y Đức Phật Bảo /Pháp Bảo / Tăng Bảo, sau khi họ chết, do phước thiện phép quy y Đức Phật Bảo, cho quả tái sinh làm thiên nam, hoặc thiên nữ trong cõi trời. Số chư thiên ấy có được 10 quả báu đặc biệt: Tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, an lạc trời, tiếng thơm trời, địa vị cao quý trời, sắc trời, thanh trời, hương trời, vị trời, xúc trời tuyệt vời hơn cả các hàng chư thiên khác trong cõi trời ấy.

Quả báu của phép quy y Tam Bảo vô cùng phong phú, cũng rất phi thường là do thiện pháp quy y Tam Bảo vô cùng lớn lao, có năng lực thật phi thường.

QUẢ BÁU CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

* Phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới và quả báu

Thiện pháp của phép quy y Tam Bảo lớn lao vô lượng cho nên quả báu của phép quy y Tam Bảo cũng lớn lao vô lượng không sao kể xiết.

Thiện pháp của phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới đó là 4 Thánh Đạo thiện tâm (maggakusalacitta), có đối tượng Niết Bàn.

Quả báu của phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới cho quả có hai thời kỳ:

1– Kiếp hiện tại

Quả báu không có thời gian ngăn cách: 4 Thánh Đạo Tâm thuộc Siêu tam giới thiện tâm cho quả không có thời gian ngăn cách (akālika) đó là 4 Thánh Quả Tâm cùng trong Thánh Đạo lộ trình tâm.

Thánh Đạo – Thánh Quả tương xứng với nhau:

Nhập Lưu Thánh Đạo cho Nhập Lưu Thánh Quả

Nhất Lai Thánh Đạo cho Nhất Lai Thánh Quả

Bất Lai Thánh Đạo cho Bất Lai Thánh Quả

Arahán Thánh Đạo cho Arahán Thánh Quả

* Nhập Thánh Quả: Bậc Thánh Nhân có thể nhập Thánh Quả (Phalasamāpatti) cuối cùng mà mình đã chứng đắc, để an hưởng sự an lạc tịch tịnh Niết Bàn (Santisukha).

2– Kiếp vị lai

Bậc Thánh Nhập Lưu không còn tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh), chỉ còn tái sinh làm người, hoặc chư thiên từ 1 kiếp cho đến 7 kiếp tối đa, sẽ trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn.

Bậc Thánh Nhất Lai chỉ còn tái sinh một kiếp duy nhất, sẽ trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn.

Bậc Thánh Bất Lai không còn trở lại tái sinh cõi dục giới, chỉ tái sinh cõi sắc giới, rồi sẽ trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn.

Bậc Thánh Arahán ngay kiếp hiện tại sẽ tịch diệt Niết Bàn chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

* Phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới và quả báu

Phước thiện của phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới đó là đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng.

Quả báu của phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới vô cùng phong phú, thật vô lượng không sao kể xiết được.

ĐỨC–TIN TRONG SẠCH NƠI TAM–BẢO

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Đức–tin trong sạch nơi Tam–bảo có tầm quan trọng làm nền tảng cho tất cả mọi thiện–pháp được phát triển từ dục–giới thiện–pháp, sắc–giới thiện–pháp, vô–sắc–giới thiện–pháp cho đến Siêu–tam–giới thiện–pháp đó là 4 Thánh–đạo, 4 Thánh–quả và Niết–bàn.

Nguồn trích dẫnNền Tảng Phật Giáo – Quyển 2: Quy Y Tam Bảo – Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp
 

Bài viết liên quan

  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Ngày Đầu Năm Mới Canh Tý Tốt Lành, Web, FB
  • Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, Web, FB
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • Vận Mệnh Tương Lai Thành Tựu Rốt Ráo Hạnh Phúc Tối Thượng Bắt Đầu Bởi Giây Phút Hiện Tại Này Với Lòng Cung Kính, Tín Tâm Bất Động Nương Tựa Quy Y Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng!, Web, FB
  • Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
  • Bố Thí Cúng Dường Tại Gia, Web, FB
  • Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
  • Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
  • Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
  • “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không? “Ta Là Phật Đã Thành, Các Chúng Sinh Là Phật Sẽ Thành” Có Phải Là Phật Ngôn Không?, Web, FB

Món Qùa Pháp Bảo

Pháp Thoại Tại Thiền Viện Ta Ma Nê Chô (Tharmanaykyaw), Yangon, Myanmar 5/2019 By Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

Xin Tặng Món Quà Pháp Bảo Này Tới Quí Vị.

Nguyện Cho Tất Cả Các Quí Vị Sớm Giác Ngộ Giải Thoát Hoàn Toàn Khỏi Mọi Khổ Đau Phiền Não Đạt Được Hạnh Phúc Thật Sự Tự Do Thật Sự Niết Bàn.

  • ⑴ Vô Thủy Là Luân Hồi, Khổ Đau Là Quá Đủ – Bài 1, Archive
  • ⑵ Vô Thủy Là Luân Hồi, Khổ Đau Là Quá Đủ – Bài 2, Archive
  • ⑶ Vừa Là Nạn Nhân Vừa Là Thủ Phạm, Archive
  • ⑷ Dục Như Than Hừng Đối Với Người Bị Bệnh Cùi, Vô Minh Như Người Mù Sờ Voi, Archive
  • ⑿ Hạnh Phúc Thế Gian Tạm Thời Trong Kiếp Sống Hiện Tại Và Kiếp Sống Mai Sau, Archive
  • ⒀ Giáo Thọ Singalaka (Thi Ca La Việt): Lễ Bái 6 Phương, Archive
  • ⒁ Các Chúng Sinh Là Chủ Nhân Của Nghiệp Do Chính Mình Tạo Ra – Ts Sumangala Viên Phúc., Archive
  • ⒂ Mười Thiện Nghiệp Và Mười Phước Nghiệp, Archive
  • ⒃ Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường Và Câu Chuyện Cúng Dường Tấm Áo Duy Nhất, Archive
  • ⒄ Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Archive
  • ⒅ Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Archive
  • ⒆ Phước Thiện Trì Giới, Archive
  • ⒇ Các Chi Pháp Phạm Điều Giới Sát Sinh Và Phạm Điều Giới Trộm Cắp, Archive
  • (21) Các Chi Pháp Điều Giới Nói Dối, Tà Dâm, Uống Rượi, Archive
  • (22) Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Giới, Quả Xấu Của Ác Nghiệp Phạm Giới, Các Tích Chuyện, Archive
  • (23) Ngũ Giới Thông Thường Và Ngũ Giới Phạm Hạnh, Archive
  • (24) Bát Giới Với Điều Giớ Thứ Tám Chánh Mạng – Thiền Sư Viên Phúc, Archive
  • (25) Bát Quan Trai Giới: Tám Giới Ngày Lễ Bố Tát (Lễ Phát Lồ), Archive
  • (26) Cửu Giới Và Thập Giới Người Cư Sĩ Tại Gia, Archive
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Vì Sao Xuất Gia, Web, FB
  • Đức Phật Đã Có Suy Nghĩ Gì Trước Khi Xuất Gia?, Web, FB
  • Ai Là Bhikkhu – Tỳ Khưu, Web, FB

Lễ Xuất Gia Thọ Giới Tỳ Khưu

  • Bài 1/4 – Thầy Tế Độ – Ācariyupajjhāya, Web, FB
  • Bài 2/4 – Xét Hỏi Sa Di, Web, FB
  • Bài 3/4 -Tuyên Ngôn & Thành Sự Ngôn, Web, FB
  • Bài 4/4 – Bốn Pháp Nương Nhờ & Bốn Pháp Không Nên Hành, Web, FB
  • Xuất Gia Gieo Duyên, Web, FB
  • Đạt Tới Cái Khó Đạt Tới, Web, FB
  • Mười Pháp Mà Bậc Xuất Gia Phải Quán Tưởng Thường Xuyên., Web, FB
  • Như Thế Nào Là Tỳ Khưu Giới Hạnh Đầy Đủ?, Web, FB
  • Thế Nào Là Bốn Điều Đáng Sợ Hãi Chờ Đợi Những Người Xuất Gia?, Web, FB
  • Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
  • Thế Sự, Web, FB
  • Audio Video: Thiền Minh Sát Vipassana: Lý Thuyết & Thực Hành, Youtube
  • Audio – Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada , Youtube
  • Audio – Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube