Cái gì là vô thường, khổ

CÁI GÌ LÀ VÔ THƯỜNG, KHỔ

– Này các Tỷ–kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

– Bạch Thế Tôn, vô thường.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Bạch Thế Tôn, khổ.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Chư Tỷ–kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?

– Bạch Thế Tôn, là vô thường.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Bạch Thế Tôn, là khổ.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi… tự ngã của tôi”?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Chư Tỷ–kheo, tưởng là thường hay vô thường?

– Bạch Thế Tôn, vô thường.

– Cái gì vô thường…?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Chư Tỷ–kheo, các hành là thường hay vô thường… chư Tỷ–kheo, thức là thường hay vô thường?

– Bạch Thế Tôn, vô thường.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Bạch Thế Tôn, khổ.

– Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Do vậy, này các Tỷ–kheo,

① bất cứ các sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là:

⚀ “Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

② Bất cứ cảm thọ nào…

③ Bất cứ tưởng nào…

④ Bất cứ hành nào…

⑤ Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là:

“⚀ Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”,

cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

Chư Tỷ–kheo, nhờ thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử

① yểm ly đối với sắc, ② yểm ly đối với thọ, ③ yểm ly đối với tưởng, ④ yểm ly đối với hành, ⑤ yểm ly đối với thức,

do yểm ly nên ly tham,

do ly tham, nên được giải thoát,

trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát.

Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác”.

(Bậc A–la–hán)

Chư Tỷ–kheo, Tỷ–kheo ấy được gọi

❶ là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật,

❷ là vị đã lấp đầy các thông hào,

❸ là vị đã nhổ lên cột trụ,

❹ là vị đã mở tung các lề khóa,

❺ là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

🍀

❶ Và thế nào là Tỷ–kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta–la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại.

❷ Này các Tỷ–kheo, thế nào là Tỷ–kheo đã lấp đầy các thông hào?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta–la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã lấp đầy thông hào.

❸ Này các Tỷ–kheo, thế nào là Tỷ–kheo đã nhổ lên cột trụ?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta–la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã nhổ lên cột trụ.

❹ Này các Tỷ–kheo, thế nào là Tỷ–kheo đã mở tung các lề khóa?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta–la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã mở tung các lề khóa.

❺ Này các Tỷ–kheo, thế nào là Tỷ–kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta–la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ–kheo, như vậy là vị Tỷ–kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

🍀

Chư Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Ðế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ–kheo ấy, nếu nghĩ rằng: “Y ở đây, có thức của Như Lai”. Vì sao vậy? Chư Tỷ–kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết”.

 

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh, Majjhima Nikaya, 22. Kinh Ví dụ con rắn, (Alagaddùpama sutta)

 

Bài viết liên quan

  • Cái gì là vô thường, khổ, Web, FB
  • Tất cả là Vô Thường – Vô Thường là Khổ, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Cái gì là vị ngọt – sự nguy hiểm – sự xuất ly, Web, FB
  • Từ bỏ, Web, FB
  • Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB