Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người

[lwptoc]

CHỚ LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI, KẺO HOÀI PHÍ ĐỜI NGƯỜI

[Bài viết từ 2016. Khi có hỏi đến mới trả lời để giúp Phật tử khỏi bối rối, nghi hoặc chứ không có nhiều thời gian tự nhiên đi bình luận những tà kiến trong thiên hạ – tà kiến thì nhiều vô kể! 😊]

DH: Chào sư! Ý của sư là đồng ý hay bất đồng quan điểm của sư Thích Nhất Hạnh qua stt sư mới gửi 1h trước?

Tôi chưa đọc sách của sư Thích Nhất Hạnh nên không rõ sư ấy nói thế nào.

@:

Một người Phật tử thật sự, một người Phật tử bình thường có thể trả lời ngay lập tức không hề chần chừ là cả ba câu giáo truyền dưới dạng thư pháp (xem ảnh minh họa bên dưới) của Thích Nhất Hạnh đều không thể chấp nhận được – đó là những chỉ dẫn LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI đối với những người Phật tử chân chính:

– Chữ Buddha khi viết hoa là danh từ riêng để chỉ tới Đức Phật Chánh Đẳng Giác, và trong đại kiếp hiện tại là chỉ tới Đức Phật Gotama, khi Giáo pháp của Ngài còn tỏa sáng trên đời, chứ không như chữ buddha viết thường chỉ tới tất cả các vị giác ngộ trong quá khứ, hiện tại, tương lai gồm chư phật chánh đẳng giác, chư phật độc giác, chư vị thánh a la hán, chư vị thánh bất lai, nhất lai và dự lưu. Do vậy khi tuyên bố rằng “Một vị Phật là không đủ” là phỉ báng, cố tình hạ thấp vị trí có một không hai, không thể so sánh, tối thượng của Đức Giáo chủ toàn giác Gotama.

Như Tăng chi bộ kinh: “Một người, này các Tỷ–kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.” – (budsas.net)

– Đối với một Phật tử chân chính thì Qui y có ý nghĩa là ⑴ chỉ trung thành, nương tựa duy nhất đến trọn đời nơi một bậc Đạo sư của mình – Phật bảo tối cao, đó chính là Đức Phật Gotama; ⑵ chỉ trung thành, nương tựa duy nhất nơi một Giáo pháp – Pháp bảo tối thượng, đó chính là Giáo pháp do chính Đức Phật Gotama truyền dạy; ⑶ chỉ trung thành, nương tựa duy nhất nơi một Tăng đoàn – Tăng bảo tối thắng, đó chính là Tăng đoàn do chính Đức Phật Gotama thành lập, huấn luyện theo các giới luật do Đức Phật chế định, không được phép thay đổi bởi bất kỳ ai khác.

Bởi vậy truyền dạy việc “Qui y bồ tát Đại Địa” hay qui y bất cứ thần, thánh, bồ tát, chư phật nào khác là phỉ báng Tam bảo, thay đổi hoàn toàn ý nghĩa cao thượng, quí báu của việc thành tựu Qui y Tam bảo của người Phật tử. Ngoại đạo có thể qui y bất cứ ai, bất cứ thứ gì mà họ tin tưởng và chúng ta tôn trọng họ, nhưng không vì thế mà có thể thay đổi tín tâm bất thối chuyển của người Phật tử chân chính vào Tam bảo. Người Phật tử chân chính chỉ qui y duy nhất nơi Tam bảo Phật – Pháp –Tăng, không vào bất cứ ai khác, cái gì khác.

– Đối với một Phật tử chân chính thì không gì có thể quí hơn Tam bảo Phật –Pháp – Tăng vì nhờ Phật, nhờ Pháp, nhờ Tăng mà họ được chỉ dẫn, khích lệ tinh tấn vượt qua các khó khăn thử thách trên con đường cao thượng Bát Thánh Đạo – tức Giới Định Tuệ dẫn đến giác ngộ giải thoát, chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự: đó là sự chấm dứt sinh tử luân hồi đạt tới Niết Bàn. Bát Thánh Đạo chỉ có duy nhất trong Pháp của Đức Phật, và được thực hành, bảo trì nguyên vẹn tinh khiết của Tăng đoàn do chính Đức Phật thành lập và huấn luyện; và cũng chỉ duy nhất trong Bát Thánh Đạo mới có được các bậc thánh giác ngộ giải thoát từ dự lưu đến Alahán, trong các ngoại đạo không hề có điều này. Do vậy nên Tam bảo là quí nhất không gì sánh bằng, và nếu cố tình hạ thấp, phỉ báng Tam bảo bằng cách dạy cho Phật tử rằng “Không có gì quí hơn tình huynh đệ”, hoặc còn các cái khác quí hơn Tam bảo thì thật sự không thể chấp nhận được đối với người Phật tử chân chính, có trí tuệ.

Những điều kể trên và còn nhiều điều sai lầm, đảo điên, tà kiến khác của các vị khoác danh Phật giáo, thực sự không những không phải là những điều góp phần gây dựng, vun bồi tín tâm bất thối chuyển vào Tam Bảo Phật Pháp Tăng – báu vật vô giá và là nơi nương tựa duy nhất, vững chắc, của tất cả các thiện nam tín nữ trên con đường giác ngộ giải thoát, mà ngược lại, nó hủy hoại niềm tin và dẫn họ tới ngoại đạo khoác danh là Phật giáo.

Ngoại đạo (ngoài Phật giáo) không phải là xấu – các tôn giáo khác và các đạo khác mang lại nhiều ích lợi cho con người trong đời sống, giảm thiểu khổ đau, mang lại hạnh phúc tạm thời, nhưng chắc chắn không phải là con đường mà Đức Phật đã truyền dạy dẫn đến chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, vì vậy chắc chắn không phải là con đường mà chúng ta lựa chọn.

Đi theo các giáo lý như trên sẽ không còn là Phật Giáo nữa.

Các Phật tử, hãy tỉnh giác, đối với chúng ta một Đức Phật Gotama cùng Pháp và Luật mà Ngài đã trao truyền cùng Tăng Đoàn đã được Ngài huấn luyện, dẫn dắt là quá đủ.

Hãy nương tựa (quy y), đặt trọn niềm tin duy nhất vào Đức Phật Gotama, vào Pháp do chính Đức Phật thuyết giảng, vào Tăng đoàn do Đức Phật thành lập, huấn luyện theo Giới Luật do chính Đức Phật chế định, chứ không qui y nương tựa vào bất cứ ông Thầy, bà Tổ, hay thần, thánh, bồ tát nào khác.

Hãy luôn vun bồi niềm tin bất động đối với Tam bảo: Phật Pháp Tăng, và tu tập Giới Định Tuệ dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết Bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc.

––––––––––––––––––––––––––––––

Update 23/2/2022

– LCM: Sư đánh giá thế nào về những đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Phật Giáo VN? Và dòng tu này theo tông phái nào ạ?

– Cũng phải thừa nhận là thời gian đầu khi còn chập chững bước chân tìm đường giác ngộ giải thoát cũng bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những lời sắc sảo đường mật – vì trong đó có pha trộn đôi chút hơi hướng của lời Phật dạy – nên cũng đã từng có tiếp xúc, đọc rất nhiều sách của vị này. May mắn là phước nghiệp đã dẫn đường chỉ lối để có thể đến được Phật giáo Nguyên thủy tinh khiết, để có thể đi được đúng đường, đến được đúng nơi cần phải đến, không uổng phí thời gian công sức và cơ hội hy hữu được làm người trong thời đại Chánh pháp của Bậc Đạo Sư Chánh Đẳng Giác còn chiếu sáng trên thế gian này.

Vị này là nhà văn, là người làm chính trị được cho là kiên trì đấu tranh cho hòa bình, nhân danh công lý công bằng xã hội, được nổi tiếng và rất tôn sùng vì đã rất thành công, được lòng công chúng trên thế giới khi đã rất khéo léo khoác lên mình và các tác phẩm của mình bộ áo Phật giáo Đại thừa Trung hoa.

Những người chân tu Phật giáo đều biết rõ (người ít có cơ hội tiếp cận Phật giáo Nguyên thủy và mọi người ngoài xã hội thì không thể biết rõ) vị này đã bằng hiểu biết phiến diện và nông cạn của mình về Phật giáo Nguyên thủy đã tuyên thuyết nhiều điều trái với những Chân lý, sự thật do chính Đức Phật thực chứng và trao truyền:

⑴ Phá Giới Luật ví dụ như đưa ca, múa, hát, nhạc, làm thơ, viết truyện, thưởng trà, thư pháp, trồng trọt, kinh doanh, cầm giữ tiền bạc … v.v… và tự sửa đổi Giới Luật do chính Đức Phật đã chế định, hoặc chế mới thêm ra nhiều điều tự cho là “giới luật mới” đưa vào trong đời sống sinh hoạt của giới tu sĩ xuất gia bất chấp đó là các tội tác ác, ưng đối trị, tăng tàn … v.v…, bị cấm bởi Giới Luật, với ngụy biện xảo ngôn loạn Đạo về cái gọi là “Đạo Phật Nhập Thế”, “Đạo Phật dấn thân” hoàn toàn trái ngược với Đạo Phật chân chính siêu xuất Tam giới: dẫn dắt chúng sinh tới giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

⑵ Phá hoại tín tâm vào vị thế tối thượng trên thế gian của Tam Bảo:

– Hạ thấp vị trí vai trò của chính Đức Phật bậc Toàn Giác, vị Đạo Sư bằng cách tuyên bố: nên quy y các vị khác như Đại Địa Bồ tát … v.v…

– Hạ thấp vai trò vị trí của Tam Bảo: tuyên truyền rằng “không có gì quý hơn tình huynh đệ”, … v.v… hơn cả Tam Bảo Phật Pháp Tăng.

– Hủy hoại ý nghĩa Tam Bảo và nội dung Quy y Tam Bảo:

⒜ Thay vào Quy y Phật – Bậc Đạo Sư Alahán Chánh Đẳng Giác Gotama, là quy y phật tính có sẵn trong chúng sinh >>> đánh tráo khái niệm phủ nhận vị trí vai trò tối thượng trên thế gian của Phật Bảo;

⒝ Thay vào Quy y Pháp – Giáo Pháp do Đức Phật thực chứng và trao truyền bao gồm các pháp tu tập thực hành dẫn đến xuất thế gian và Niết Bàn, là quy y các pháp thế gian dưới tên gọi lươn lẹo là Phật Pháp Nhập Thế, Phật Pháp Dấn Thân, Phật Pháp Phát Triển … v.v… của các Thầy, các Tổ còn là phàm phu, tục tử >>> đánh tráo khái niệm, phủ nhận vị trí vai trò tối thượng trên thế gian của Pháp Bảo – lời Phật dạy;

⒞ Thay vào Quy y Tăng đoàn Sangha – tập thể các tỳ khưu thật sự, trong sạch thọ lãnh và hành trì đầy đủ cụ túc giới Tỳ khưu theo Giới Luật do chính Đức Thế Tôn chế định, là Quy y “Tăng thân” bao gồm lẫn lộn cả các vị xuất gia và các vị tại gia >>> đánh tráo khái niệm, phủ nhận vị trí vai trò tối thượng trên thế gian của Tăng Bảo – tập thể những vị thánh tăng đệ tử Phật.

⑶ Phá hoại Phật Pháp, tức những Pháp do Đức Phật đã truyền dạy bằng những tà kiến, tà thuyết – ví dụ:

– Cho rằng “đời sống là tốt đẹp, chỉ cần không tham sân si là được”, bất chấp Chân lý về Khổ do Đức Phật đã thực chứng và truyền dạy: chừng nào còn có si mê, tà kiến cho cuộc sống là tốt đẹp tức cho Khổ là Lạc, thì không thể nào đoạn tận được tham sân si để có thể giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não;

– Có thể “chuyển hóa khổ đau, chế tác hạnh phúc” bất chấp chân lý sự thật là mọi pháp trong tam giới đều là vô thường, vô thường tức là khổ >> chừng nào còn chưa liễu ngộ Tứ Thánh Đế về Khổ Tập Diệt Đạo thì còn tái sinh luân hồi trong khổ đau phiền não không thể có hạnh phúc an lạc thật sự.

… v.v…

Đây là những ví dụ về các loại tà kiến được bọc đường ma túy để dụ dẫn, gây ảo tưởng cho bản thân và những người sùng bái. Chính vì những loại mật ngọt hoang tưởng chết người này của những người được đám đông tung hô là những nhà lãnh đạo, nhà cải cách mà Tôn giáo đã bị hiểu lầm và bị kết tội là “thuốc phiện ru ngủ quần chúng”.

Hãy có từ bi với mọi chúng sinh nhưng không thể giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não nếu không có trí tuệ thành tựu thông qua vun bồi viên mãn Bát Thánh Đạo Giới Định Tuệ.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

 

Cùng chủ đề:

  • Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Cuộc đời là đau khổ hay không đau khổ, Web, FB

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Này các Tỷ–kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật:

– “Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi”.

Nguồn trích dẫnTrường Bộ Kinh – Digha Nikaya -1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta) Tụng phẩm thứ nhất

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

– Những Tỷ–kheo nào, này các Tỷ–kheo, nêu rõ phi pháp là phi pháp, các Tỷ–kheo ấy, này các Tỷ–kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ–kheo, các Tỷ–kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.

(Như số 1 trên, chỉ khác: “nêu rõ pháp là pháp”)…

Những Tỷ–kheo nào, này các Tỷ–kheo, nêu rõ phi luật là phi luật…

… luật là luật…

… Như Lai không nói lên, tuyên bố là Như Lai không nói lên,…

… Như Lai có nói lên, tuyên bố là Như Lai có nói lên,…

… Như Lai không thực hành, tuyên bố là Như Lai không thực hành,…

… Như Lai có thực hành, tuyên bố là Như Lai có thực hành,…

… Như Lai không chế đặt, tuyên bố là Như Lai không chế đặt,…

… Như Lai có chế đặt, tuyên bố là Như Lai có chế đặt…

Các vị Tỷ–kheo ấy, này các Tỷ–kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ–kheo, các Tỷ–kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – aṅguttara nikāya XI. Phẩm thứ mười một 1–10. Phi Pháp

✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵

Quy y

Loài người sợ hoảng hốt,

Tìm nhiều chỗ quy y,

Hoặc rừng rậm, núi non,

Hoặc vườn cây, đền tháp.

Quy y ấy không ổn,

Không quy y tối thượng.

Quy y các chỗ ấy,

Không thoát mọi khổ đau.

Ai quy y Ðức Phật,

Chánh Pháp và Chư Tăng,

Ai dùng chánh tri kiến,

Thấy được bốn Thánh đế.

Thấy khổ và khổ tập,

Thấy sự khổ vượt qua,

Thấy đường Thánh tám ngành,

Ðưa đến khổ não tận.

Thật quy y an ổn,

Thật quy y tối thượng,

Có quy y như vậy,

Mới thoát mọi khổ đau.

Pháp cú kinh, kệ số 188–189–190–191–192.

Tam Bảo – Phật Pháp Tăng

Phật

“Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”.

Pháp

“Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu”.

Tăng

“Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời”.

Nguồn trích dẫn: Tương ưng bộ kinh, Thiên có kệ, Tương ưng Sakka, Phẩm thứ nhất, Kinh Dhajagga – Đầu lá cờ (S.i.218).

Bài viết liên quan

  • Có phải vô ngã là không nên phân biệt, Web, FB
  • Hâm mộ ngoại đạo, Web, FB
  • Phê phán ngoại đạo có nên chăng, Web, FB
  • Trả lời ngoại đạo, Web, FB
  • Tại sao không thể tin tưởng, nương tựa vào thần linh đấng tạo hóa, đấng sáng thế, Web, FB
  • Hồi hướng công đức phước báu tới thân nhân quá vãng như thế nào, Web, FB
  • Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, Web, FB
  • Vận mệnh tương lai thành tựu rốt ráo hạnh phúc tối thượng bắt đầu từ đâu, Web, FB
  • Giả và thật, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai phần 1, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai phần 2, Web, FB
  • Từ bi hỷ xả vô lượng có thể hiện Phật tính hay không❓, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • 969 là gì, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Tu tập định-samādhi minh sát quán-vipassnā ngũ uẩn, Web, FB
  • Quí vị thiền vì mục đích gì, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
  • Vô phân biệt cái gì, và phân biệt cái gì, Web, FB
  • Cả tin, dễ dãi, nông cạn, hồ đồ, Web, FB
  • Tái lập ni đoàn. tại sao không, Web Link
  • Tái lập tỳ khưu ni sẽ đưa Theravada về đâu, Web, FB
  • Như thế nào là phá hòa hợp tăng và quả báo của phá hòa hợp tăng, Web, FB
  • Ngu thì khổ, Web, FB
  • Cuộc đời là đau khổ hay không đau khổ, Web, FB
  • Khổ – dukkha, Web, FB
  • Có cần tu tập thiền hay không, Web, FB
  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Phó thác sinh mạng như thế nào, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 11 Tháng 4, 2016