Giác ngộ thình lình

Photo: Thời kỳ tu tập khổ hạnh suốt 6 năm của nhóm năm vị ẩn sĩ Kiều Trần Như cùng Siddhartha Gautama (Đức Phật Thích Ca).

 

GIÁC NGỘ THÌNH LÌNH? (HOÁT NHIÊN ĐẠI NGỘ?)

Trong Tam tạng kinh điển Phật giáo Theravada có ghi lại nhiều câu truyện về việc đắc Đạo Quả, đạt Giác ngộ giải thoát sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp. Kiều Trần Như – Koṇḍañña là trường hợp đâu tiên trong lịch sử Phật giáo, đã chứng đắc Đạo Quả sau khi nghe Đức Phật thuyết giảng “Chuyển Pháp Luân”. Kiều Trần Như cũng như các vị khác đắc Đạo Quả sau khi nghe một bài pháp là do họ đã tu tập giới và định viên mãn và bài pháp thoại giống như giọt nước cuối cùng làm đầy tràn bình nước đã được tích góp từ trước. Kiều Trần Như thuộc nhóm năm vị Tỳ Khưu đầu tiên là năm trong số tám vị tài trí nhất đất nước được mời đến để chiêm bói tương lai của Siddhartha Gautama (Đức Phật Thích Ca) mới ra đời, các vị này qua xem tướng mạo mà biết trước được rằng Siddhartha Gautama sẽ xuất gia trở thành Phật nên đã rủ nhau đi xuất gia làm ẩn sĩ tu tập trước, đợi ngày Gautama xuất gia. Hai mươi chín năm sau Gautama mới xuất gia và 5 vị này đã cùng tu tập và phục vụ Ngài suốt 6 năm khổ hạnh. Sau đó 5 vị này đã bỏ đi khi thấy Gautama không theo con đường khổ hạnh mà theo con đường trung đạo theo cách hiểu phàm phu của họ. Sau này Đức Phật thành Đạo đã tìm 5 vị này thuyết pháp vì thấy các vị này tu tập Giới và Định đã chín muồi. Và sau các bài pháp thoại “Chuyển Pháp Luân”, “Vô ngã tướng” cả 5 vị đã đắc Đạo Quả Alahán.

Đức Phật dạy: việc giác ngộ, đắc Đạo Quả là một quá trình tuần tự cũng như lòng biển lớn, không có đột ngột, thình lình. Vậy hãy cố tìm hiểu quá trình tu tập của các vị thánh trước khi đắc Đạo để rút ra được bài học kinh nghiệm tu tập tuần tự, đúng đắn, không mong chờ sai lạc, viển vông vào phép màu kỳ lạ ngẫu nhiên không cần hạ thủ công phu:

🍀 “Ví như, này các Tỷ–kheo, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy này các Tỷ–kheo, trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình. Này Paharada, vì rằng trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thực là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình. Này các Tỷ–kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhứt. Do thấy vậy, thấy vậy, Tỷ–kheo thích thú trong Pháp và Luật này.”

Nguồn trích dẫn: Tiểu Bộ – Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ) – Udàna – Chương 5

Và chính Đức Phật cũng chỉ dạy hết sức cụ thể các bước tuần tự tiến bước tới việc tinh cần tu tập thực hành vun bồi viên mãn Chánh trí – Đạo Quả giác ngộ giải thoát:

🍀 Này các Tỷ–kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ–kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ?

Ở đây, này các Tỷ–kheo,

❶ một vị có lòng tin đi đến gần;

❷ sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ;

❸ sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai;

❹ sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp;

❺ sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp;

❻ sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì;

❼ sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi;

❽ sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực;

❾ sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc;

❿ sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần.

Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.

Nhưng này các Tỷ–kheo, nếu

❶ không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ–kheo, không có sự đến gần ấy,

❷ không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ–kheo,

❸ không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ–kheo,

❹ không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ–kheo,

❺ không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷ–kheo,

❻ không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ–kheo,

❼ không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ–kheo,

❽ không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ–kheo,

❾ không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ–kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ–kheo

❿ không có sự tinh cần ấy.

Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ–kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ–kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 70. Kinh Kìtàgiri

Và chi tiết cụ thể hơn nữa có thể xem tiếp trong bài viết này:

Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB

––––––––––––––––––––––––––––––

Mọi bài viết, hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc và Website: http://ehipassiko.info/ có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.

Nguyện mong cho Chánh pháp của Đức Phật Gotama được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chư thiên và loài người sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Bài viết liên quan

  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Giác ngộ thình lình, Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
  • Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào, Web, FB
  • 7 yếu tố cần thiết đưa đến giác ngộ là gì, Web, FB
  • Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp, Web, FB
  • Thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ hai: trạch pháp, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: dũng cảm tinh tấn, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ tư: hỷ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ năm: thư thái giác chi, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ sáu: ðịnh, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ bảy: xả, Web, FB
  • Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (1) Kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (2) Đoạn nghi thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3a) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3b) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4a) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4b) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4c) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5a) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5b) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • 7 trạm xe, Web, FB
  • Kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Đoạn nghi thanh tịnh, Web, FB
  • Thần dược: “Nói lời tốt lành – Nghĩ điều chân chính – Làm việc hướng thượng”, Web, FB
  • Thần chú siêu thoát, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 27 tháng 11, 2016