Vu lan báo hiếu – sự thật trong kinh tạng Nikaya Phật giáo nguyên thuỷ

Đại đệ tử – Đệ nhất trí tuệ Ngài Sariputta Xá Lợi Phất.

VU LAN BÁO HIẾU – SỰ THẬT TRONG KINH
TẠNG NIKAYA PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ

Nhiều người theo Phật giáo, cứ nhắc đến rằm tháng 7 âm lịch, họ lại nhớ đến ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu theo Phật giáo Tàu, mà câu chuyện xoay quanh ngài Đại đệ tử Mục Kiền Liên – Mogallana. Nhưng thực tế trong kinh tạng Nikaya đã ghi lại câu chuyện nêu tấm gương hiếu hạnh của ngài Sariputta Xá Lợi Phất đối với người mẹ tiền kiếp và đối với người mẹ trong kiếp hiện tại. Còn Ngài Monggallana Mục Kiền Liên đã từng là đứa con bất hiếu trong tiền kiếp, và ngay cả khi đã đắc Đạo Quả Alahán giải thoát hoàn toàn trong kiếp sống cuối cùng nhưng tấm thân được tạo nên bởi quả của các nghiệp trong các kiếp quá khứ vẫn phải bị gánh chịu hậu quả bị tàn hại bởi bọn sát nhân. Đã gieo Nhân thì phải gặt Quả, không một ai, không một nơi chốn nào trong Tam giới có thể mãi mãi trốn tránh Nghiệp Quả. Chỉ có con Đường Duy Nhất là Bát Thánh Đạo – Giới Định Tuệ dẫn đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Dưới đây là các câu chuyện liên quan được ghi lại trong Kinh Tạng Nikaya Phật giáo Nguyên thủy Theravada:

––––––––––––––––––––––––––––––

HẠNH HIẾU CỦA NGÀI XÁ LỢI PHẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ TIỀN KIẾP

––––––––––––––––––––––––––––––

2. (14) Chuyện Mẹ Của Trưởng Lão Sàriputta (Sàriputtatheramàtu)

Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Veluvana (Trúc Lâm).

Một hôm, các Tôn giả Sàriputta (Xá–lợi–phất), Mahà–Moggallàna (Ðại Mục–kiền–liên), Anurudha (A–na–luật–đà) và Kapppina (Kiếp–tân–na) đang trú tại một nơi trong khu rừng không xa thành Ràjagaha (Vương Xá).

Bấy giờ ở Benares (Ba–la–nại) có một Bà–la–môn đại phú gia, vốn là một giếng nước đầy đối với các Sa–môn, Bà–la–môn, đám dân nghèo, du sĩ, lữ khách, hành khất; vị ấy cúng dường bố thí thực phẩm, y phục, sàng tọa và nhiều vật dụng khác.

Vị ấy điều hành sinh hoạt của mình và bố thí tùy theo cơ hội phù hợp với các khách vãng lai, đủ mọi vật cần thiết cho tuyến đường trường. Vị ấy thường dặn bà vợ:

– Này bà, đừng quên việc bố thí này, bà phải chuyên tâm chăm lo bố thí như đã được định đoạt.

Bà vợ đồng ý, nhưng khi ông ra đi, bà liền cắt giảm tục lệ cúng dường chư Tăng. Hơn nữa, đối với đám lữ khách đến xin cư trú, bà chỉ vào túp lều xiêu vẹo bị bỏ phế đằng sau nhà và bảo họ:

– Hãy ở lại đó.

Khi đám du sĩ đến xin thực phẩm nước uống và các thức khác, bà thường buông lời nguyền rủa, kể ra cho từng người bất cứ vật gì ô uế đáng ghê tởm và bảo:

– Hãy ăn phân đi! Hãy uống nước tiểu đi! Hãy uống máu đi! Hãy ăn óc mẹ ngươi đi!

Do nghiệp lực trói buộc, lúc từ trần, bà tái sanh làm nữ ngạ quỷ chịu nỗi khốn cùng phù hợp với ác hạnh của bà. Khi nhớ lại đám quyến thuộc trong tiền kiếp, bà ước mong đến gần Tôn giả Sàriputta, và bà liền đến nơi ngài cư trú.

Các vị thổ thần trong nhà ngài không chấp nhận cho nữ quỷ vào. Do đó nữ quỷ nói như sau:

– Trong kiếp thứ năm kể về trước, ta là mẹ của Tôn giả Trưởng lão Sàriputta, hãy cho phép ta vào cửa để thăm ngài.

Vừa nghe vậy, chư thần liền cho phép nữ quỷ.

Khi nữ quỷ vào trong, nữ quỷ đứng cuối am thất và thấy ngài. Chợt trông thấy nữ quỷ, ngài động lòng từ bi liền hỏi nữ quỷ:

1. Trần truồng và xấu xí hình dung,

Gầy guộc và thân thể nổi gân,

Ngươi yếu ớt, xương sườn lộ rõ,

Người là ai, hiện đến đây chăng?

Nữ ngạ quỷ đáp:

2. Tôn giả, xưa ta mẹ của ngài,

Trong nhiều kiếp trước ở trên đời,

Tái sanh cảnh giới loài ma quỷ,

Ðói khát giày vò mãi chẳng thôi.

3. Những thứ gì nôn tháo, bọt mồm,

Nước mũi tuôn ra, nước dãi đờm,

Chất mỡ rỉ ra từ xác chết

Bị thiêu, máu sản phụ lâm bồn.

4. Máu chảy ra từ các vết thương,

Hoặc từ đầu, mũi bị cưa ngang,

Những gì cấu uế trong nam nữ,

Ðói lả, ta đều phải lấy ăn.

5. Máu mủ ta ăn của các loài,

Và luôn máu mủ của con người,

Không nơi cư trú, không nhà cửa,

Nằm chiếc giường đen nghĩa địa hoài.

6. Tôn giả, xin Tôn giả cúng dường,

Vì ta, ngài bố thí ban ân,

Ðể cho ta hưởng phần công đức,

Giải thoát ta từ máu, mủ, phân.

Ngày hôm sau, Tôn giả Sàriputta cùng ba vị Tỷ–kheo kia khất thực trong thành Vương Xá, đến tận cung Ðại vương Bimbisàra (Tần–bà–sa).

Nhà vua hỏi:

– Chư Tôn giả, tại sao chư vị đến đây?

Tôn giả Mahà–Moggallàna trình vua những việc đã xảy ra. Nhà vua phán:

– Chư Tôn giả, trẫm chấp thuận việc ấy.

Nhà vua bảo chư vị ra đi, triệu vị cận thần vào và truyền lệnh:

– Hãy xây trong khu rừng của thành này bốn am thất được cung cấp đủ bóng mát và nước chảy.

Khi các am thất đã được hoàn tất, nhà vua đem chúng cùng các vật dụng cần thiết trong cuộc sống cúng dường Trưởng lão Sàriputta. Sau đó VỊ TRƯỞNG LÃO ẤY DÂNG CÚNG TẶNG LỄ VẬT NÀY LÊN TĂNG CHÚNG KHẮP THẾ GIAN DO ĐỨC PHẬT LÀM THƯỢNG THỦ VÀ HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC ẤY ĐẾN NỮ NGẠ QUỶ KIA.

NỮ NGẠ QUỶ HƯỞNG CÁC LỢI LẠC NÀY LIỀN ĐƯỢC TÁI SANH LÊN THIÊN GIỚI. Bấy giờ đầy đủ mọi thứ cần dùng, một hôm Thiên nữ đến gần Tôn giả Mahà–Moggallàna và kể cho vị ấy nghe tất cả mọi chi tiết trong hai kiếp tái sinh làm ngạ quỷ và Thiên nữ.

Do đó, chuyện kể rằng:

7. Khi nghe mẹ đã nói gần xa,

Thương xót, ngài U–pa–tis–sa,

Triệu tập Mục–kiền–liên đại lực,

Cùng A–na–luật, Kiếp–tân–na.

8. Khi đã làm xong bốn cái am,

Ngài dâng lễ cúng tứ phương Tăng,

Am tranh, thực phẩm và hồi hướng

Công đức về cho mẹ hưởng phần.

9. Lập tức ngay sau lễ cúng dâng,

Phước phần hồi hướng đến vong nhân,

Ðây là kết quả từ công đức:

Thức uống, thức ăn, lẫn áo quần.

10. Xiêm y thanh lịch hiện dần ra,

Ðệ nhất Ba–la–nại lụa là,

Tô điểm ngọc vàng, nhiều kiểu áo,

Ðến gần Tôn giả Ko–li–ta.

Tôn giả Mahà–Moggallàna hỏi:

11. Hỡi nàng Thiên nữ, dáng siêu phàm

Ðang chiếu mười phương sáng rỡ ràng,

Thiên nữ, sắc nàng trông chói lọi,

Như vì sao cứu hộ trần gian.

12. Dung sắc này do nghiệp quả nào,

Phước phần nàng hưởng bởi vì sao,

Bất kỳ lạc thú nào yêu chuộng

Trong dạ, nàng đều thỏa ước ao?

13. Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,

Nàng tạo đức gì giữa thế nhân,

Vì cớ gì oai nghi rực rỡ,

Vẻ huy hoàng chiếu khắp mười phương?

Thiên nữ đáp:

14. Xá–lợi–phất Tôn giả cúng dường,

Nhờ đây, con hạnh phúc hân hoan,

Bốn phương con chẳng hề kinh hãi,

Tôn giả chính là bậc xót thương

Khắp cõi trần gian, thưa Giác giả,

Con về đây kính lễ tôn nhan.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya – Tập II – Ngạ Quỷ Sự – Phẩm Ubbari

––––––––––––––––––––––––––––––

HẠNH HIẾU CỦA NGÀI XÁ LỢI PHẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ KIẾP HIỆN TẠI

––––––––––––––––––––––––––––––

Trong kinh Ðại Niết Bàn kể rằng, sau khi mãn mùa an cư tại làng Veluva, Ðức Thế Tôn trở về Kỳ–viên Tịnh–xá. Ðại Ðức Sariputta đến bái kiến và đi tìm một chổ vắng nhập thiền. Sau khi xuất thiền, Ðại Ðức dùng thiên nhãn tìm hiểu về thời gian Niết bàn của các vị Ðaị Ðệ Tử thì được biết theo thông lệ các vị Ðại Ðệ Tử nhập diệt trước Ðức Phật.Tự thấy thời gian sống của mình chỉ còn bảy ngày, Ðại Ðức liền tìm hiểu về địa điểm Niết bàn. Ngay khi ấy, Ðại Ðức cũng biết thêm rằng: Ðại Ðức Ràhula (Ra hầu la) tịch diệt tại cõi trời Tam Thập Tam (Tàvattimsa), Ðại Ðức Annàkondanna tịch diệt tại hồ Chaddanta gần chân núi Hi–mã–lạp. Ðại Ðức liên tưởng đến thân mẫu, lúc bấy giờ vẫn còn giữ tín ngưỡng Bà–la–môn giáo, mặc dù bà là thân mẫu của bảy vị A–la–hán – cá nhân Ðại Ðức, ba vị bào đệ và ba vị bào muội. Trong những ngày cuối cùng, nhận thấy thắng duyên thánh đạo của thân mẫu đã đến thời kỳ chứng ngộ do chính Ðại Ðức trực tiếp khai thị, Ðại Ðức quyết định chọn căn phòng lúc xưa mình chào đời làm địa điểm Niết bàn.

Ðại đức hướng dẫn thầy Cunda – bào đệ của Ðại Ðức – và 500 vị tỳ kheo đồng sự đến bái biệt Ðức Bổn Sư. Trong phần xin phép Ðức Bổn Sư để Niết bàn, Ðại Ðức nói rất cảm động:

– Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn cho phép đệ tử được tán dương ân đức của Thế Tôn, vì thời hạn niết bàn của đệ tử đã đến, đệ tử phải từ bỏ cuộc sống phù du này: “Cao cả thay ! Ðức Thế Tôn, một đấng cứu thế, một thánh nhân vĩ đại ! Nhờ Thế tôn mà đệ tử được giải thoát, không còn đi, lại trong cỏi trầm luân đầy khổ lụy này.” Cuộc sống giai đoạn của đệ tử chỉ còn có bảy ngày ngắn ngủi. Rồi đây ngũ uẩn đệ tử sẽ rả tan trở về bốn đại và, đó là biểu hiệu gánh nặng luân hồi đã được quăng xuống.

Bạch Ðức Thế Tôn, bạch Ðại Ðức Hồng ân, trong giây phút sau cùng, đệ tử được ca ngợi ân đức vô lượng của Thế Tôn và, đệ tử xin đệ đầu bái biệt. Ðức Thế Tôn cho phép đệ tử được từ bỏ cái sắc tướng ràng buộc hiện hữu để được trở về với thể tánh chơn thường bất tử.

Ðức Thế Tôn nghiêm từ:

– Này Sàrìputta, ngươi sẽ Niết bàn tại đâu?

– Bạch Ðức Thế Tôn, đệ tử sẽ Niết bàn ngay tại căn phòng mà ngày xưa đệ tử sanh ra.

– Hãy liệu lấy thời cơ thích hợp. Sau lần tiếp xúc này, các pháp hữu của ngươi sẽ không còn cơ hội gặp lại một mẫu Tỳ–kheo như ngươi nữa, vậy ngươi nên ban bố cho họ một thời pháp cuối cùng.

Lãnh hội được ý Ðức Thế Tôn muốn Ðại Ðức hiển lộng thần thông, rồi sau sẽ thuyết pháp, Ðại Ðức đệ đầu đảnh lễ xong bèn bay lên hư không cao khoản một cây thốt nốt rồi đáp trở xuống lễ Phật. Lần thứ hai, bay cao gấp đôi rồi trở xuống. Lần thứ ba, bay cao gấp ba. Lần thứ tư, cao gấp bốn. Lần thứ năm, cao gấp năm. Lần thứ sáu, cao gấp sáu. Trong sáu lần, Ðại Ðức đều bay trở xuống lễ Phật. Ðến lần thứ bảy, bay lên cao khoản bảy cây thốt nốt Ðại Ðức bèn an vị trên hư không thuyết pháp, và kẻ xa người gần đều nghe rỏ pháp âm của Ðại Ðức. Thời pháp kéo dài tương đối lâu. Dân chúng trong thành Xá – vệ hay tin, ùn ùn kéo nhau đổ sô đến Kỳ–viên Tịnh xá như nước tràn bờ.

Sau khi kết thúc bài pháp, Ðại Ðức bay trở xuống quì mọp dưới chân Ðức Thế Tôn, cẩn bạch:

– Bạch Ðức Thế tôn, phút vĩnh biệt của đệ tử đã điểm.

Ðức Thế Tôn khoan thai rời hương thất đến đứng trên một tảng đá ngọc ma–ni phía trước hương thất. Ðại Ðức chấp tay, vai mặt hướng vào Ðức Thế Tôn, cung kính đi nhiễu ba vòng, quì đảnh lễ ở bốn phía: sau lưng, tay trái, tay mặt và phía chính diện Ðức Thế Tôn, nói lời vĩnh quyết:

– Bạch Ðức Thế Tôn, lần đầu tiên, đệ tử được quì mọp dưới chân Ðức Phật Tổ Anomadàssì cách nay hơn một a–tăng–kỳ kiếp, mục đích để được bái kiến và làm đệ tử Ðức Thế Tôn nay nguyện ước ấy đã viên thành. Từ nay, Ðệ Tử không còn được bái kiến Thế Tôn nữa.

Bái biệt xong, Ðại Ðức đứng chấp tay đi lùi, đến khuất tầm mắt Ðức Thế Tôn, bèn quì đảnh lễ lần cuối cùng rồi mới quay mặt đi luôn. Ngay lúc ấy, địa cầu rung chuyển, như không ngăn được niềm thương tiếc và đại dương nổi phong ba như đồng vọng thét gào xúc cảm. Ðức Thế Tôn dạy các thầy tỳ kheo hiện diện: – “Các thầy hãy đi tiễn đưa huynh trưởng các thầy đi!”

Chư vị tỳ kheo bèn theo tiễn chân Ðại Ðức. Khi đến tam quan, Ðại Ðức dừng lại và khuyên các vị hãy trở về tiếp tục cuộc sống tinh cầnvà nhớ phục dịch Ðức Thế Tôn thập phần cẩn trọng. Nói xong, Ðại Ðức tiếp tục hành trình. Phật tử tại gia kéo nhau theo sau vừa đi vừa khóc than kể lể, Ðại Ðức phải dừng chân an ủi:

– Này các đạo hữu, các đạo hữu chớ quá khóc than bi lụy. Hãy lo tinh tiến tu hành. Các hữu vi pháp đều vô thường, biến hoại. Chỉ có Niết–bàn mới là cảnh giới tịnh lạc, chơn thường. Các đạo hữu hãy trở về đi.

Nhờ các Phật tử trở lui, Ðại Ðức mới lên đường. Ngày đi, đêm nghĩ. Suốt con đường định mệnh này, Ðại Ðức đều khuyến nhắc, sách tấn phật tử, tích cực tu thân hành thiền để hưởng phúc lạc hiện tại và vị lai.

Vào buổi chiều ngày thứ bảy, Ðại Ðức về đến làng, ngồi nghỉ chân dưới một góc cây gần cổng làng. tình cờ, ngay lúc ấy, người cháu trai của Ðại Ðức tên Uparivata hữu sự đi ngang, thấy Ðại Ðức, bèn đến gần đãnh lễ, Ðại Ðức hỏi:

– Bà ngoại con có nhà không?

– Bạch ngài, có.

– Làm phiền con thông báo dùm, bần đạo đã về đến và con nhớ thưa bà rằng: “bần đạo sẽ lưu lại một ngày, xin Bà dọn chổ cho bần đạo ngay trong căn phòng mà bần đạo đã chào đờI. Ðồng thời, sắp đặt chổ nghỉ cho 500 vị tỳ kheo đồng hành với bần đạo”.

Uparivata trở về tường thuật đúng như lời dặn của Ðại Ðức.

Nghe xong Bà ngẫm nghĩ: tại sao con ta lại trở về và yêu cầu cung cấp chổ nghỉ cho nhiều người quá vậy? Sao lại muốn ở ngay trong phòng lúc xưa nó chào đời? Thí bỏ cuộc đời son trẻ đi tu, bộ khi về già lại muốn làm cư sĩ hay sao?.

Mặc dù nghĩ thế, nhưng bà cũng chuẩn bị thật đầy đủ. Bà con trong làng tập hợp đốt đuốc đi rước Ðại Ðức.Về đến nhà, Ðại Ðức mời chư tăng đến những nơi tạm nghỉ và, sau đó ngài vào căn phòng riêng của mình.

Lúc bấy giờ bịnh đi tả cấp tính bộc phát trầm trọng, Ngài tỏ dấu vô cùng đau đớn. Một cái chậu mang ra thì một cái chậu khác được mang vào. Thấy bệnh tình Ðại Ðức có vẻ nguy kịch, mẹ ngài đứng nhìn về phía phòng tôn giả suốt đêm nhưng không dám đến gần. Ngay lúc ấy, bốn vị Thiên Vương thân hành đến gần giường Ðại Ðức, khiến gian phòng rực sáng lạ thường. Ðại Ðức hỏi:

– Các vị là ai?

– Bạch ngài, chúng tôi là Tứ Ðại Thiên Vương.

– Các vị đến có mục đích gì?

– Chúng tôi xin được phục dịch Ngài trong cơn bệnh hoạn.

– Xin các vị an tâm ra về. Ở đây, đã có thị giả chăm sóc bần đạo rồi.

Tứ Ðại Thiên Vương vừa biến mất, thì đức vua trời Ðế Thích Sakka hiện đến. Và sau hết là vị Trời Phạm Thiên đến vấn an. Ðại Ðức đến khiêm tốn trấn an, cảm ơn và xin họ yên tâm ra về. Thấy chuyện lạ, mẹ ngài tìm hỏi thầy Cunda, nhưng Thầy chỉ báo cáo bệnh trạng và bạch cho Ðại Ðức biết là có mẹ đến thăm. Ðại Ðức cho mời vào và hỏi:

– Vì sao Thân mẫu lại đến đây vào giờ này?

– Ðến thăm con, con ạ! Này con, con hãy nói cho mẹ nghe. Những người đến thăm con đầu tiên là ai vậy?

– Thưa mẹ, đó là bốn vị Ðại Thiên Vương

Bà mẹ trố mắt:

– Bộ con lớn hơn những vị đó sao?

– Thưa mẹ, họ là những nguuời hộ pháp. Khi Ðức Bổn Sư đản sanh, họ cũng phải hầu hạ như những cận vệ quân hầu hạ đức vua vậy.

– Còn vị sau đó là ai?

– Thưa mẹ, đó là vị vua Trời Ðế Thích (Sakka).

– Vậy còn lớn hơn cả vua Trời Ðế Thích nửa sao?

– Thưa mẹ, ông ta cũng như một vị Sadi nhỏ theo hầu một vị Tỳ – kheo. Ngày Ðức Bổn Sư từ tầng trời thứ 33 (Ðạo–lợi–thiên) trở về trái đất, thì chính Vua Trời mang bình bát và y phục tiễn đưa Ðức Thế Tôn với tất cả lòng thương kính.

– Còn vị sau cùng là ai, mà hào quang chiếu sáng quá vậy?

– Thưa mẹ, đó là vị Trời Ðại Phạm Thiên, mà mẹ thờ đó.

– Trời! Vậy thì con còn lớn hơn các đấng Ðại Phạm Thiên mà xưa nay mẹ hằng sùng bái nữa sao?

– Vâng thưa mẹ, Vào ngày Ðức Bổn Sư đản sanh, chính bốn vị Ðại Phạm Thiên đã phải đón rước Thánh Nhi trong một vuông lưới báu của cõi trời.

Nghe vậy, mẹ ngài nghĩ: nếu oai lực con ta như vầy thì oai lực Thầy của con ta còn phi thường kỳ vĩ đến mức nào. Trong lúc bà đang suy nghĩ thì luồng điện phỉ lạc chạy tỏa khắp châu thân khiến tâm tư bà vô cùng hoan hỉ. Biết rõ dòng suối thiện tâm đang chuyển hướng chảy về đại dưong công đức, Ðại Ðức khai thông:

– Thưa mẹ, mẹ biết không, trong những ngày như ngày Ðức Bổn Sư ra đời, thành Phật, chuyển Pháp–luân, nhập Niết–bàn và nhiều lần khác nữa, quả địa cầu này đều rung chuyển. Không ai có thể sánh được với Ngài về phương diện giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến.

Ðại Ðức tuần tự giải thích về ân đức Phật một cách khúc chiết và mạch lạc. Khi bài pháp vừa chấm dứt thì bà đắc quả Tu–đà–hườn. quá hoan hỉ với thành quả kỳ diệu bất tử, bà nói:

– Này con yêu dấu của mẹ, thưa Ngài Upatissa, tại sao trong bao lâu nay con không ban bố cho mẹ pháp vị cam lộ này, cho đến hôm nay, con mới trao sự nghiệp kỳ diệu tịnh lạc này?

ÐAỊ ÐỨC TỰ THẤY MÌNH ĐÃ ĐỀN ƠN SANH DƯỠNG CỦA MẸ MỘT CÁCH XỨNG ĐÁNG VÀ TRỌN VẸN, bèn khuyên Bà trở về tư phòng an nghỉ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: ANUBUDDHAPPAVATTI – Thinh văn sử – Ngài Sariputta (Xá-lợi-phất)

 

––––––––––––––––––––––––––––––

CÁI CHẾT CỦA ĐẠI MỤC–KIỀN–LIÊN

––––––––––––––––––––––––––––––

… Các ngoại đạo bàn tán với nhau không hiểu tại sao Sa–môn Cồ–đàm được nhiều phẩm vật cúng dường đến thế. Một người nói mình biết lý do. Được như thế là Mục–kiền–liên, vì Mục–kiền–liên lên cõi trời hỏi chư thiên đã tạo công đức gì, rồi trở về thế gian kể cho mọi người do làm điều này, điều nọ… rồi ông xuống địa ngục hỏi các tội nhân tại sao làm thế và cũng trở về thế gian kể lại do phạm tội như thế, như thế. Dân gian tin lời ông, nên đem nhiều phẩm vật đến cúng dường. Bây giờ nếu giết ông đi, thì số phẩm vật đó sẽ về tay các ngoại đạo.

Họ đồng thanh cho là ý kiến hay. Sau đó họ quyên góp các thí chủ được một ngàn đồng, kiếm được một vài tên du đãng cướp bóc, thuê chúng đến Hắc Thạch giết Trưởng lão. Chúng đến ngay nơi Ngài ở, bao vây. Ngài chui qua lỗ khóa trốn thoát. Chúng trở lại và bao vây nữa, Ngài chọc thủng mái nhà bay lên hư không. Suốt hai tháng, bọn du đãng làm đủ cách, nhưng vẫn thất bại. Đến tháng thứ ba, thấy quả báo do nghiệp ác đã tạo trong tiền kiếp đã đến, Ngài không cố gắng thoát đi nữa. Cuối cùng bọn du đãng bắt được Ngài. Chúng xé tay chân Ngài giã xương nát ra như hạt gạo, quăng hết vào bụi rậm rồi bỏ đi.

Trưởng lão muốn đảnh lễ Thế Tôn trước khi nhập Niết–bàn, nên tự quấn mình bằng định lực làm thân cứng lại, và bay lên không, đến gặp Phật, đảnh lễ và thưa:

– Bạch Thế Tôn, con sắp nhập Niết–bàn.

Phật hỏi:

– Tại đâu?

– Tại Hắc Thạch, bạch Thế Tôn!

– Vậy thì hãy tụng pháp cho Ta nghe trước khi đi, vì từ nay Ta sẽ không còn thấy lại đệ tử của Ta nữa.

Mục–kiền–liên vâng lời. Trước tiên Ngài bay lên không, biến hóa thần thông như Trưởng lão Xá–lợi–phất đã làm trước khi nhập Niết–bàn.

Tin bọn du đãng giết Mục–kiền–liên bay khắp miền Diêm–phù–đề. Vua A–xà–thế tức tốc phái do thám tìm thủ phạm. Bọn chúng đang nhậu nhẹt trong một quán rượu. Đứa này nện lưng đứa kia khiến nó té xuống đất. Rồi hai đứa chửi lộn:

– Tại sao mày đánh lên lưng tao? Làm tao té?

– Mày là đồ ăn trộm, du thử du thực. Mày là kẻ đầu tiên đánh Đại Mục–kiền–liên.

– Sao mày biết tao đánh?

Rồi nhiều tiếng nói hỗn độn:

– Chính tao đánh nè!

– Chính tao đánh nè!

Do thám của vua bắt hết cả bọn. Về triều chúng khai các đạo sĩ lõa thể chủ mưu. Vua bắt năm trăm đạo sĩ chung với năm trăm tên trộm bỏ xuống hố sâu đến thắt lưng đã đào sẵn trước sân hoàng cung, cho phủ rơm khắp mình chúng, đốt đến cháy dòn, xong cho cày sắt cày ra từng mảnh.

Các Tỳ–kheo bàn tán trong Pháp đường là Đại Trưởng lão không xứng để chịu chết như vậy. Phật giải thích đó là ác nghiệp trong tiền kiếp. Và Ngài kể:

Chuyện quá khứ: Đứa Con Giết Cha Mẹ

_______________________

Ngày xưa, có một chàng trai rất có hiếu. Mọi việc trong nhà như giã gạo, nấu ăn… một tay anh làm hết, chí đến săn sóc cha mẹ anh cũng hết sức chu đáo. Thấy con quá vất vả, hai ông bà định cưới dâu để đỡ đần phần nào. Anh lắc đầu nguầy nguậy, chỉ muốn chính tay mình hầu hạ cha mẹ mà thôi. Nhưng hai ông bà cương quyết cưới vợ cho con, cuối cùng một cô gái trẻ được rước về nhà. Cô ta hầu hạ cha mẹ chồng chỉ được vài ngày, sau đó bắt đầu nói nặng nhẹ. Cô cứ cằn nhằn với chồng là không thể ở nổi nhà này nữa. Đợi anh đi vắng, cô lấy đất cục, váng cháo rải khắp nhà. Anh chồng về thấy nhà cửa tùm lum như thế, hoiû cô. Được dịp cô tru tréo

– Cha mẹ già mù lòa của anh làm đấy! Cứ vứt bừa, vứt bãi ra thế! Tôi dọn muốn đứt hơi! Khổ thân tôi, làm sao mà tôi sống cho nổi!

Cô cứ than van, rên rỉ mãi, khiến anh chồng bực mình. Trước đây là người đàng hoàng, có hiếu, nay hết thương cha mẹ, và còn tìm cách đối xử ác đối với họ.

Anh gạt cha mẹ lên xe đi thăm bà con. Vào đến rừng sâu, anh trao dây cương cho cha, bảo chỗ này bọn cướp hay rình rập, anh phải xuống xe, nhưng con bò đã rành đường, không lo. Anh đi xa một quãng thì la hét ầm ĩ, càng lúc càng to, như thể bọn cướp sắp tấn công tới nơi. Hai ông bà nhìn quanh nhìn quất cũng chỉ thấy một màn đen tối, nhưng thương con, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của nó, nên vội bảo:

– Con ơi! Cha mẹ già rồi, đừng lo nữa, mà hãy tự cứu lấy mình.

Nhưng anh vẫn mặc kệ, giả làm bọn cướp hét đánh và giết hai ông bà, vứt thi thể trong rừng. Xong trở về nhà.

(Hết Chuyện Quá Khứ)

_______________________

Thế Tôn kết luận:

– Các Tỳ–kheo! Mục–kiền–liên đã phạm trọng tội như thế. Ông chịu đau khổ vô số trăm ngàn năm ở địa ngục. Sau đó, vì ác báo chưa hết, nên một trăm kiếp liên tiếp bị đánh chết thân xác xé tan từng mảnh. Do đó Mục–kiền–liên phải chịu chết như thế tương ứng với ác nghiệp kiếp trước. Cũng vậy năm trăm đạo sĩ lõa thể và năm trăm tên cướp đã tấn công người không gây hấn với chúng, phải chịu chết tương ứng với tội lỗi đó.

Và Ngài đọc Pháp Cú:

(137) Dùng trượng phạt kẻ không trượng,

Làm ác người không ác,

Trong mười loại khổ đau,

Chịu gấp một loại khổ.

(138) Hoặc khổ thọ khốc liệt,

Thân thể bị thương vong,

Hoặc thọ bệnh kịch liệt,

Hay loạn ý tán tâm.

(139) Hoặc tai họa từ vua,

Hay bị vu trọng tội,

Bà con phải ly tán,

Tài sản bị nát tan.

(140) Hoặc phòng ốc nhà cửa,

Bị hỏa tai thiêu đốt,

Khi thân hoại mạng chung,

Kẻ ác sanh địa ngục.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Tích Truyện Pháp Cú, Phẩm 10: Phẩm Hình Phạt.

Bài viết liên quan

  • Làm Gì Thay Thế Mê Tín Tế Lễ Cầu Siêu Cô Hồn Ngạ Quỉ Trong Dịp “Lễ Vu Lan Của Đạo Tầu”?, WebFB
  • Vu Lan Báo Hiếu – Sự Thật Trong Kinh Tạng Nikaya Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Web, FB
  • Hồi Hướng Phước Báu Tới Người Quá Vãng, WebFB
  • Hồi Hướng Công Đức Phước Báu Tới Thân Nhân Quá Vãng Như Thế Nào?, WebFB
  • Cầu Siêu, WebFB
  • Hộ Trì Người Sắp Ra Đi Như Thế Nào?, WebFB
  • Siêu Thoát Và Con Đường Đưa Tới Siêu Thoát, WebFB
  • Cầu Xin, Cầu An, Cầu Siêu Hay Trì Giới:, WebFB
  • Các Chúng Sinh Là Chủ Nhân Của Nghiệp Do Mình Tạo Ra, WebFB
  • Quả Của Nghiệp Là Công Lý Vũ Trụ Không Có Mắt, WebFB
  • Hết Luân Hồi Thì Đi Về Đâu, Web, FB
  • Hỏi Đáp Về Linh Hồn, Thức, Cái Biết, Xuất Gia, Web, FB
  • Thiên Giới (Thiên Đàng), Có Hay Không? WebFB
  • Địa Ngục Có Hay Không, WebFB
  • Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., WebFB
  • Nghiệp Và Quả (Kamma Và Vipaka), WebFB
  • Nghiệp Và Quả Của Nghiệp, WebFBFB
  • Quả Của Thiện Và Ác Nghiệp Rất Lạ Lùng, WebFB
  • Quả Của Nghiệp (Kammaphala), WebFB
  • Thế Nào Là Nghiệp Trọng Yếu (Garukakamma), WebFB
  • Như Nắm Muối Bỏ Chén, WebFB
  • Như Bóng Không Rời Hình, WebFB
  • Như Nước Nhỏ Từng Hạt, Rồi Bình Cũng Đầy Tràn., WebFB
  • Vì Sao Có Kẻ Ác Lại Gặp Điều Thiện Lành? Vì Sao Có Người Thiện Lại Gặp Điều Ác Dữ?, WebFB
  • Công Bằng Có Không? Công Bằng Ở Đâu?, WebFB
  • Nhân & Quả – Cái Chết Của Đệ Nhất Thần Thông Ðại Mục-Kiền-Liên, WebFB
  • Video Tụng Kinh Cầu An – Chúc Phúc Nhân Dịp Năm Mới:, FB
  • Rải Tâm Từ, Youtube
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, WebFB
  • Tôi Nguyện, WebFB
  • Tại Sao Myanmar, WebFB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, WebFB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, WebFB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, WebFB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, WebFB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, WebFB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), WebFB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, WebFB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, WebFB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, WebFB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, WebFB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, WebFB