Cái Gì, Như Thế Nào, Để Làm Gì

[lwptoc]

 

CÁI GÌ? WHAT? NHƯ THẾ NÀO? HOW? ĐỂ LÀM GÌ? FOR WHAT? – BA CÂU HỎI CỐT LÕI TRONG MINH SÁT TU TẬP

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

*******************************

Tu tập Thiền Minh Sát là tiến trình phát triển liên tục các tâm sở tích cực như Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ trên cơ sở quán sát, kinh nghiệm trực tiếp Thân, Thọ Tâm, Pháp trong mọi oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi mọi lúc mọi nơi.

Để có thể tu tập đúng đắn, có được kết quả là các tâm sở này trở lên vững chắc, sắc bén, hoàn toàn liên tục chế ngự tâm, kiểm soát tâm, làm phát khởi Tu Tuệ tức trí tuệ trực giác có thể thấu suốt chân lý thực tại sâu xa nhất, dẫn đến giải thoát khỏi vô minh và hậu quả của nó là khổ đau, ảo tưởng, và mọi hình thức bất hạnh, hành giả cần phải nhớ thuộc lòng Phương pháp thực hành bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần Ba câu hỏi cốt lõi trong tu tập Minh Sát Vipassana:

CÁI GÌ? WHAT?

NHƯ THẾ NÀO? HOW?

ĐỂ LÀM GÌ? FOR WHAT?

⚀ Câu hỏi 1: CÁI GÌ? WHAT?

Nhiệt tâm, Chánh niệm, Tỉnh giác ghi nhận và quan sát CÁI GÌ?

Cần phải nhớ hết sức rõ ràng, hết sức minh bạch CÁI GÌ cần được Nhiệt tâm, Chánh niệm, Tỉnh giác ghi nhận và quan sát như là Đề mục chính, cái gì như là Đề mục phụ trong ba loại thực hành thiền:

1. Thiền tọa (Thiền ở tư thế ngồi)

2. Thiền hành (Thiền ở tư thế đi)

3. Thiền trong sinh hoạt hàng ngày (Ngoài hai thời thiền tọa và thiền hành trên)

1. Thiền tọa

Trong thời thiền tọa sự chuyển động Phồng Xẹp của bụng là Đề Mục Chính để vun bồi Định Lực và phát sinh Tuệ Giác, nên cần phải tập trung tối đa, toàn tâm, toàn ý trên Đề Mục Chính này.

Chỉ khi nào các Đối Tượng Phụ như: phóng tâm, suy nghĩ, đau nhức, nghe, ngửi, xúc, tưởng tượng, toan tính… xuất hiện nổi trội hơn và chi phối tâm mạnh hơn Đề Mục Chính tức sự chuyển động Phồng Xẹp, thì thiền sinh mới ghi nhận và quan sát chúng, rồi sau đó ngay lập tức quay lại tiếp tục quan sát Đề Mục Chính.

2. Thiền Hành

Trong thời thiền hành sự chuyển động của bước chân là là Đề Mục Chính để vun bồi Định Lực và phát sinh Tuệ Giác, nên cần phải tập trung tối đa, toàn tâm, toàn ý trên Đề Mục Chính này.

Thời thiền hành khoảng 60 phút được chia làm 3 giai đoạn:

– 20 phút đầu: theo dõi một chuyển động “Trái”, “Phải”.

– 20 phút giữa: theo dõi hai chuyển động “Nhấc”, “Đạp”.

– 20 phút cuối: theo dõi ba chuyển động “Nhấc”, “Bước”, “Đạp”.

Chỉ khi nào các Đối Tượng Phụ như: phóng tâm, suy nghĩ, đau nhức, nghe, ngửi, xúc, tưởng tượng, toan tính… xuất hiện nổi trội hơn và chi phối tâm mạnh hơn Đề Mục Chính tức sự chuyển động của bước chân, thì thiền sinh mới ghi nhận và quan sát chúng, rồi sau đó ngay lập tức quay lại tiếp tục quan sát Đề Mục Chính.

3. Thiền Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày

Trong sinh hoạt hang ngày không có Đề Mục Chính hay Đề Mục Phụ cố định, mà bất cứ những gì khởi lên, thiền sinh phải ghi nhận ngay lập tức, bao gồm:

“nghe”, “mở mắt”, “ngồi dậy”, “dọn giường”, “đánh răng”, “rửa mặt”, “tiểu tiện”, “đại tiện”, “mặc quần”, “mặc áo”, “nhìn”, “thấy”, “mùi”, “âm thanh”, “suy nghĩ”, tính toán”, “thích”, “không thích”, “vui”, “chán”, “hăng hái”, “mệt mỏi”, “ăn”, “uống”, “nhai”, “nuốt”, “vị”, “ngon”, “ngán”, “no”, “đói”, “khát”, thèm”, “co tay”, “duỗi tay”, “cầm”, “lấy”, “buông”, “cười”, “nói”, “nín nhịn”, “vội vàng”, “thong dong”, “ngồi”, “đứng”, “nằm”, “nghe pháp”, “trình pháp”, “tin tưởng”, “hoài nghi”, “tinh tấn”, “chánh niệm”, “phóng dật”, “tập trung”, “ngớ ngẩn”, “hiểu”, “không hiểu”, “tham”, “sân”, “hôn trầm”, “thụy miên”, trạo cử”, “hối tiếc”, “đố kỵ”, “keo kiệt”, “hào phóng”, “đau”, “ngứa”, “khó chịu”, “khổ”, “lạc”, “xả”, “từ”, “bi mẫn”, “hỷ”… v… v…

Tất cả phải được ghi nhận kịp thời, liên tục và tỉ mỉ để luôn sống trong thực tại hiện tiền với trực giác về bản chất sinh diệt, tức vô thường, khổ, vô ngã của mọi hiện tượng đang xảy ra.

🔵 Chú thích: Ghi nhận là niệm thầm, là nhắc tâm, là nhắc thầm trong tâm, hướng tâm và đặt tâm lên Đề mục để trực tiếp quan sát, trực tiếp cảm nhận.

Phương pháp thiền do Ngài Thiền Sư Mahasi hướng dẫn chú trọng việc thường xuyên Niệm. Vì Niệm là Nhớ, có Nhớ thì mới có Chánh niệm, Tỉnh giác liên tục. Và nếu liên tục tinh tấn Chánh niệm từng sát na, từng giây, từng phút, từ sáng, trưa, chiều, tối, từ ngày này sang ngày khác thì không có Phiền Não xen vào.

Khi đó, Tuệ Minh Sát được vun bồi và phát triển chín mùi, dẫn đến Giải Thoát.

Pháp Niệm Thầm Ghi nhận được coi là quan trọng trong các hướng dẫn của Thiền sư Mahasi.

⚁ Câu hỏi 2: NHƯ THẾ NÀO? HOW?

Nhiệt tâm, Chánh niệm, Tỉnh giác ghi nhận và quan sát đề mục NHƯ THẾ NÀO?

Cần phải Nhiệt tâm, Chánh niệm, Tỉnh giác ghi nhận và quan sát các đề mục trên sáu cửa giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý một cách Liên tục và Tỉ mỉ.

1. Liên tục

Liên tục là không gián đoạn trên ba phương diên:

– Liên tục từ lúc Bắt đầu, Đoạn giữa và Đoạn cuối trong từng hiện tượng Phồng, Xẹp, Phải, Trái, Dở, Bước, hay Đạp…

– Liên tục từ hiện tượng này sang hiện tượng khác, như từ Phồng sang Xẹp, sang Đau nhức hay sang Suy nghĩ…

– Liên tục từ sáng sớm thức dậy đến lúc tối đi ngủ, ở mọi nơi.

Khi tinh tấn liên tục giữ tâm trên sự sinh diệt của đề mục, chánh niệm được vững chắc từ sát na này sang sát na tiếp theo, như vậy chánh định bao gồm chánh tinh tấn, chánh niêm, và nhất tâm được sinh khởi và được vun bồi, và khi đó tuệ minh sát cũng đồng thời hiển lộ và phát triển.

Liên tục ghi nhận với nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác là yếu tố quyết định để vun bồi phát triển Chánh định.

2. Tỉ mỉ

Tỉ mỉ là nhận biết rõ ràng các Đặc Tính Riêng và Đặc Tính Chung của các đề mục thuộc Danh hoặc Sắc.

– Đặc Tính Riêng của Sắc tức vật chất Tứ Đại bao gồm:

Đất – cứng, mềm

Nước – kết dính, thấm hút

Gió – chuyển động, căng phồng

Lửa – nóng, lạnh

– Đặc Tính Riêng của Danh tức Tâm bao gồm:

Tâm tham, tâm sân, tâm si, hoan hỷ, hoài nghi, trạo cử, hối tiếc, định tĩnh …

– Đặc Tính Chung của mọi đề mục thuộc Danh và Sắc là sự Sinh Diệt, tứcVô thường, Khổ, Vô ngã.

Khi nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác ghi nhận các đề mục một cách tỉ mỉ thì có thể nhận biết rõ như thật bản chất sinh diệt, tức vô thường, khổ, vô ngã của các đề mục thuộc Danh, Sắc.

Tỉ mỉ ghi nhận với nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác là yếu tố quyết định để vun bồi phát triển Tuệ giác minh sát.

⚂ Câu 3: ĐỂ LÀM GÌ? FOR WHAT?

Nhiệt tâm, Chánh niệm, Tỉnh giác ghi nhận và quan sát đề mục ĐỂ LÀM GÌ?

Liên tục và tỉ mỉ nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác quán sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp để trực tiếp kinh nghiệm tức thực chứng được sự Sinh Diệt tức Vô Thường, Khổ, Vô Ngã của các Pháp trên Thân và Tâm.

Không có một chúng sanh, một con người, tôi hay ta nào cả, mà chỉ có Danh và Sắc sinh lên và diệt đi mà thôi. Tất cả các Pháp chỉ tồn tại trong một sát na. Nó sinh diệt liên tục mà Tâm thì luôn bám vào, tìm kiếm, chấp giữ nó, ảo tưởng cho nó là thật: Đó là Tà Kiến do Vô Minh và Tham Ái tạo nên.

Cần thực hành LIÊN TỤC, TỈ MỈ để có thể trực tiếp kinh nghiệm – tức thực chứng tất cả các Pháp Hữu vi đều sinh diệt.

Với cái thấy như thật đó, tâm không còn bám níu, truy tầm, chấp thủ vào những gì là Vô thường, Khổ, Vô ngã.

Khi đó sẽ có sự nhàm chám, ly dục, Tâm tự buông bỏ, tự ly tham chứ không có ai buông bỏ ly tham cả, và Tâm đạt được giải thoát bất động, Trí về giải thoát được thành tựu, Niết Bàn sẽ tự hiển lộ.

“Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh; vượt khỏi sầu, bi; diệt trừ khổ, ưu; thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn.” (Đại Kinh Tứ Niệm Xứ).

– Thiền Minh Sát Vipassana – Lý Thuyết Và Thực Hành: youtube

Bài viết liên quan

  • Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
  • Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ., Web, FB
  • Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập, Web, FB
  • Thực Hành Nhiệt Tâm, Chánh Niệm, Tỉnh Giác, Web, FB
  • Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, FB
  • Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, FB
  • Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định -, Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 15 Tháng 11, 2019