Sự tinh tấn nỗ lực quá mức đưa đến sự loạn động, sự tinh tấn quá uể oải đưa đến sự biếng nhác

SỰ TINH TẤN NỖ LỰC QUÁ MỨC ĐƯA ĐẾN SỰ LOẠN ĐỘNG, SỰ TINH TẤN QUÁ UỂ OẢI ĐƯA ĐẾN SỰ BIẾNG NHÁC

––––––––––––––––––––––––––––––

… Khi đức Thế Tôn biết được những người ấy có tâm đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hướng thượng, tịnh tín, ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã được chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Cũng giống như tấm vải sạch chưa bị vết nhơ có thể nhuộm màu một cách toàn vẹn; tương tợ như thế, ngay tại chỗ ngồi ấy Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến tám mươi ngàn người trưởng làng ấy: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Sau đó, khi đã thấy được Pháp, đã thành tựu được Pháp, đã hiểu được Pháp, đã thấm nhuần Pháp, hoài nghi đã không còn, sự lưỡng lự đã dứt hẳn, đã thành tựu niềm tin vào Giáo Pháp của bậc đạo sư, không còn cần sự trợ duyên của người khác, những người ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

—“Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, mở ra vật đã bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đem lại cây đèn dầu nơi bóng tối (nghĩ rằng): “Những ai có mắt sẽ thấy được các hình dáng;” tương tợ như thế, Pháp đã được đức Thế Tôn chỉ rõ bằng nhiều phương tiện.

Bạch ngài, chúng con đây xin đi đến nương nhờ đức Thế Tôn, Giáo Pháp, và Hội chúng tỳ khưu. Xin đức Thế Tôn chấp nhận chúng con là những nam cư sĩ đã được quy y kể từ hôm nay cho đến trọn đời.”

Khi ấy, Soṇa Koḷivīsa đã khởi ý điều này: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì việc ấy không phải là việc dễ làm đối với người đang sống ở gia đình để thực hành Phạm hạnh một cách đầy đủ trọn vẹn, hoàn toàn trong sạch như vỏ ốc được cạo sạch, hay là ta nên cạo bỏ râu tóc, khoác các y màu ca–sa, rời nhà xuất gia sống không nhà?”

Sau đó, khi đã được hoan hỷ, đã được hài lòng với lời giảng dạy của đức Thế Tôn, tám mươi ngàn người trưởng làng ấy đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Sau đó, khi tám mươi ngàn người trưởng làng ra đi không lâu, Soṇa Koḷivīsa đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Soṇa Koḷivīsa đã nói với đức Thế Tôn điều này:

—“Bạch ngài, theo như con hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì việc ấy không phải là việc dễ làm đối với người đang sống ở gia đình để thực hành Phạm hạnh một cách đầy đủ trọn vẹn, hoàn toàn trong sạch như vỏ ốc được cạo sạch. Bạch ngài, con muốn cạo bỏ râu tóc, khoác các y màu ca–sa, rời nhà xuất gia sống không nhà. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn hãy cho con xuất gia.”

Rồi Soṇa Koḷivīsa đã đạt được sự xuất gia trong sự hiện diện của đức Thế Tôn, đã đạt được sự tu lên bậc trên.

Và khi đã được tu lên bậc trên không bao lâu, đại đức Soṇa sống ở khu rừng Sīta. Trong khi vị ấy đang đi kinh hành với sự tinh tấn nỗ lực quá mức, các bàn chân đã bị rách. Đường kinh hành trở nên vấy đầy máu như là chỗ giết trâu bò.

Sau đó, đại đức Soṇa trong lúc thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vầy đã sanh khởi:

“Ta là một trong số các vị đệ tử của đức Thế Tôn sống có sự tinh tấn nỗ lực, nhưng tâm của ta vẫn còn chấp thủ và không được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

Hơn nữa, ở gia đình của ta lại có các tài sản, có thể thọ dụng những tài sản (ấy) và làm các việc phước báu.

Hay là ta nên quay về cuộc sống thấp kém rồi thọ dụng những tài sản (ấy) và làm các việc phước báu?”

Khi ấy, đức Thế Tôn sau khi dùng tâm biết được ý nghĩ suy tầm của đại đức Soṇa, rồi cũng giống như người đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương tợ như thế Ngài đã biến mất tại núi Gijjhakūṭa và hiện ra ở khu rừng Sīta.

Sau đó, trong khi cùng với nhiều vị tỳ khưu đi dạo quanh các chỗ trú ngụ, đức Thế Tôn đã đi đến gần đường kinh hành của đại đức Soṇa. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy đường kinh hành của đại đức Soṇa bị vấy đầy máu, sau khi nhìn thấy đã nói với các tỳ khưu rằng:

—“Này các tỳ khưu, đường kinh hành này của vị nào lại bị vấy đầy máu giống như là chỗ giết trâu bò vậy?”

—“Bạch ngài, đại đức Soṇa trong khi đi kinh hành với sự tinh tấn nỗ lực quá mức nên hai bàn chân đã bị rách. Đường kinh hành bị vấy đầy máu này là của vị ấy, giống như là chỗ giết trâu bò vậy.”

Sau đó, đức Thế Tôn đã đi đến trú xá của đại đức Soṇa, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Đại đức Soṇa đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đại đức Soṇa đã ngồi xuống ở một bên, đức Thế Tôn đã nói với đại đức Soṇa điều này:

—“Này Soṇa, có phải ngươi trong lúc thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vầy đã sanh khởi:

‘Ta là một trong số các vị đệ tử của đức Thế Tôn sống có sự tinh tấn nỗ lực, nhưng tâm của ta vẫn còn chấp thủ và không được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

Hơn nữa, ở gia đình của ta lại có các tài sản, có thể thọ dụng những tài sản (ấy) và làm các việc phước báu;

hay là ta nên quay về cuộc sống thấp kém rồi thọ dụng những tài sản (ấy) và làm các việc phước báu?’”

—“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”

—“Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này: Có phải trước đây khi còn là kẻ tại gia ngươi rành rẽ về âm điệu của sợi dây ở đàn tỳ bà?”

—“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.”

—“Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này: Khi những sợi dây ở đàn tỳ bà của ngươi là quá căng, phải chăng vào lúc ấy cây đàn tỳ bà của ngươi là có âm thanh hoặc thích hợp để sử dụng?”

—“Bạch ngài, điều ấy không đúng.”

—“Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này: Khi những sợi dây ở đàn tỳ bà của ngươi là quá chùng, phải chăng vào lúc ấy cây đàn tỳ bà của ngươi là có âm thanh hoặc thích hợp để sử dụng?”

—“Bạch ngài, điều ấy không đúng.”

—“Này Soṇa, ngươi nghĩ thế nào về điều này: Khi những sợi dây ở đàn tỳ bà của ngươi không là quá căng và cũng không là quá chùng, được đặt vào mức độ trung hòa, phải chăng vào lúc ấy cây đàn tỳ bà của ngươi là có âm thanh hoặc thích hợp để sử dụng?”

—“Bạch ngài, đúng vậy.”

—“Này Soṇa, tương tợ y như thế sự tinh tấn nỗ lực quá mức đưa đến sự loạn động, sự tinh tấn quá uể oải đưa đến sự biếng nhác. Này Soṇa, do đó ở đây ngươi phải xác định mức đều đều của sự tinh tấn, phải thấu triệt sự cân bằng của các quyền, và ở đó ngươi phải nắm giữ ấn chứng.”

—“Bạch ngài, xin vâng.” Đại đức Soṇa đã trả lời đức Thế Tôn.

Sau đó, khi đã giáo huấn cho đại đức Soṇa bằng lời giáo huấn ấy, rồi cũng giống như một người đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương tợ như thế tại khu rừng Sīta đức Thế Tôn đã biến mất trước mặt đại đức Soṇa rồi hiện ra ở núi Gijjhakūṭa.

Sau đó, đại đức Soṇa đã xác định mức đều đều của sự tinh tấn, đã thấu triệt sự cân bằng của các quyền, và ở đó đã nắm giữ được ấn chứng.

Khi ấy, đại đức Soṇa trong khi sống một mình, tách biệt, không lười biếng, nỗ lực, quyết tâm, nên chẳng bao lâu sau ngay trong kiếp hiện tại này nhờ vào thắng trí của mình đã thực chứng, đạt đến, và an trú vào điểm tối thượng ấy là đích cuối cùng của Phạm hạnh, vì mục đích này mà những người con trai của các gia đình cao quý rời nhà xuất gia một cách chân chánh sống không nhà.

Vị ấy biết được rằng: “Sự tái sanh đã cạn kiệt, Phạm hạnh đã sống, việc cần làm đã làm, không còn gì khác (phải làm) đối với bản thể (A–la–hán) này nữa.”

Và trong số các vị A–la–hán có thêm một vị nữa là đại đức Soṇa.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Tạng Luật – Đại phẩm – V. Chương da thú

Bài viết liên quan

  • Người hoàn toàn mới đến với Đạo Phật cần bắt đầu từ đâu?, Web, FB
  • Sikkhā là gì? (tam học: tăng thượng giới – tăng thượng tâm (định) – tăng thượng tuệ là gì?), Web Link
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Lộ trình tu tập đoạn tận sanh già chết là gì? (các bước thực hành cụ thể dẫn đến siêu thoát tam giới – chứng ngộ niết bàn), Web Link
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Sự tinh tấn nỗ lực quá mức đưa đến sự loạn động, sự tinh tấn quá uể oải đưa đến sự biếng nhác, Web Link
  • Giác ngộ thình lình? (hoát nhiên đại ngộ?), Web Link
  • Gieo nhân lành sẽ gặt quả lành – càng sớm càng nhiều càng tốt. (trẻ em nên bắt đầu từ đâu?), Web Link
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
  • Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào❓ (lời phật về ái dục – taṇhā: kinh pháp cú – dhammapada – bài 1), Web
  • 7 yếu tố cần thiết đưa đến giác ngộ là gì? (thất giác chi), Web Link
  • Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp?, Web Link
  • Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm., Web Link
  • Yếu tố giác ngộ thứ hai: trạch pháp, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: dũng cảm tinh tấn, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2 tiếp theo), Web Link
  • Yếu tố giác ngộ thứ tư: hỷ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ năm: thư thái giác chi, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ sáu: định, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ bảy: xả, Web, FB
  • Thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ, Web
  • Pháp thoại hướng dẫn thiền sinh việt nam tu tập thiền minh sát vipassana tại thiền viện tharmanakyaw mahagandhayon monastery, yangon, myanmar, 18 – 23/5/2018 bởi sumangala bhikkhu viên phúc. Youtube
    • ⑴ niệm và trạch pháp giác chi, Youtube
    • ⑵ tinh tấn giác chi , Youtube
    • ⑶ hỷ giác chi, Youtube
    • ⑷ thư thái và định giác chi, Youtube
    • ⑸ xả giác chi, Youtube
  • Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
  • Kẻ ngu – người thông minh – bậc hiền trí, Web Link
  • Thần dược: “Nói lời tốt lành – Nghĩ điều chân chính – Làm việc hướng thượng”, Web
  • Thần chú siêu thoát, Web
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • 7 lời nhắn nhủ tâm huyết, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng facebook là gì? ưu tiên đối tượng nào?, Web Link
  • Sàng lọc thông tin như thế nào? đặt niềm tin vào đâu?, Web Link
  • Người hoàn toàn mới đến với Đạo Phật cần bắt đầu từ đâu?, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Thần dược: “Nói lời tốt lành – Nghĩ điều chân chính – Làm việc hướng thượng”, Web
  • Thần chú siêu thoát, Web
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát vipassana (tứ niệm xứ) theo phương pháp ngài trưởng lão thiền sư mahasi sayadaw tại thiền viện ta-ma-nê-chô, yangon, miến điện., Web Link
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Món quà pháp bảo: các bài pháp thoại – sumangala bhikkhu viên phúc – thiền viện tharmanakyaw mahagandhayon yangon, myanmar., Web Link, Web Link
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 30/4/2023