Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào
PHÓ THÁC SINH MẠNG NHƯ THẾ NÀO?
– BP: Thưa sư, xin sư giảng thêm cho câu ” phó thác sinh mạng” (trong việc thành tựu Tam Qui Y) để chúng con hiểu thấu không bị nhầm lẫn ạ.
– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala:
Như trong bài viết về “QUI Y TAM BẢO. QUY Y BỊ BỢN NHƠ, QUY Y BỊ ĐỨT ĐOẠN” [1] có trích dẫn:
“Người Phật tử thành tựu tốt đẹp sự qui y do ba yếu tố:
① Đức tin (Saddhā)
② Trí tuệ (Paññā)
③ Phó thác sinh mạng (Jīvitapariccāga)
Người cư sĩ có niềm tin trong sạch với Đức Phật, với giáo pháp, với Tăng chúng, không hoài nghi, không bất mãn Tam bảo, mới phát nguyện qui y, như vậy mới thành tựu sự qui y tốt đẹp. Qui y mà thiếu lòng tin thì không thể có quyết tâm noi theo Tam bảo để tu tập, nên không thành tựu qui y.
Mặt khác, người cư sĩ thiếu trí tuệ, không hiểu biết tại sao phải qui y, không hiểu biết gì về Đức Phật – Giáo pháp – Tăng chúng, dù người ấy có xin qui y cũng không thành tựu là người Phật tử. Do đó, phải có sự hiểu biết sáng suốt và chín chắn, phải có trí tuệ, mới thành tựu tốt đẹp sự qui y.
Một điều nữa là người cư sĩ chưa có quyết định phó thác sinh mạng cho Tam bảo, tức là chưa hoàn toàn chấp nhận xả thân theo lý tưởng tu tập, nên dù có xin qui y vẫn khó thành tựu. Vì vậy, muốn thành tựu sự qui y tốt đẹp phải có yếu tố quyết định phó thác sinh mạng cho Tam bảo.” [2]
(Cư sĩ giới pháp – TK Giác Giới – Hết trích dẫn -)
Ở đây, điều thứ ③: “Phó thác sinh mạng – Jīvitapariccāga” chính là sự thể hiện cụ thể, một cách cao tột hai điều đầu tiên là “Đức tin – Saddhā” và “Trí tuệ – Paññā” tới một vị Thiện tri thức, biểu trưng đại diện cho Tam Bảo:
① Do có Đức Tin tuyệt đối, không thể lay chuyển vào Tam Bảo, tức ba ngôi báu vật với oai lực tối thượng, vô biên trên thế gian, bao gồm:
– Phật Bảo là “Đức Thế Tôn, Ngài là bậc ⑴ Ứng Cúng A-la-hán, ⑵ Chánh Ðẳng Chánh Giác, ⑶ Minh Hạnh Túc, ⑷ Thiện Thệ, ⑸ Thế Gian Giải, ⑹ Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, ⑺ Thiên Nhân Sư, ⑻ Phật, ⑼ Thế Tôn”;
– Pháp Bảo là “⑴ Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, ⑵ thiết thực hiện tại, ⑶ không có thời gian, ⑷ đến để mà thấy, ⑸ có khả năng hướng thượng, ⑹ được người trí tự mình giác hiểu”;
– Tăng Bảo là “⑴ Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ⑵ Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ⑶ Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ⑷ Chân chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn ⑸ đáng được cung kính, ⑹ đáng được tôn trọng, ⑺ đáng được đảnh lễ, ⑻ đáng được chắp tay, ⑼ là phước điền vô thượng ở đời”;
Với Đức tin tuyệt đối này, người Phật tử sẵn sàng phó thác sinh mạng mình nơi Tam Bảo mà không cần tìm kiếm, qui y nương tựa bất kỳ một thần thánh, ma vương nào khác, mà chỉ yên tâm nương tựa duy nhất vào nơi an toàn nhất, vững chắc nhất, không còn lo lắng, sợ hãi trước bất kỳ hiểm nguy đe dọa nào, trước bất cứ một thế lực nào khác.
② Do có trí tuệ giác ngộ Tứ Thánh Đế là bốn chân lý cao thượng về Khổ, về Nguyên nhân của Khổ, về Sự Diệt Khổ, về Con Đường dẫn đến Sự Diệt Khổ, tức thấy và biết như thật thực tính cùng các duyên hệ của các Pháp hữu vi là Vô Thường Khổ Vô Ngã, nên nên người Phật tử sẵn sàng phó thác sinh mạng mình nơi Tam Bảo mà không còn chút phân vân, lo lắng, sợ hãi về cái thân và tâm này là ‘ta’, là ‘của ta’, là ‘tự ngã của ta’, sẵn sàng xả thân vì lợi ích rốt ráo là giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết bàn.
Thời Đức Phật còn tại thế, hành giả tu tập Định và Tuệ, giai đoạn cuối cùng dẫn đến giác ngộ giải thoát rốt ráo, tuyên thệ phó thác sinh mạng mình với Đức Phật – bậc Đạo sư Thiện tri thức [sau này là với vị thầy của mình], như trong Thanh Tịnh Đạo [3] có ghi lại:
“Thiện tri thức là người có những đức tính:
Ðược kính trọng yêu mến
Biết nói và chịu nghe
Lời thốt ra sâu sắc
Không vô cớ buộc ràng (A. iv, 32)
Người ấy hoàn toàn quan tâm đến sự an lạc và thích tiến bộ.
Do câu: “Này Ananda, nhờ Ta làm thiện tri thức cho chúng, mà những hữu tình bị sinh tử được thoát ly sinh tử” (S. i, 88), ta thấy chỉ có Ðức Phật, đấng Toàn Giác, mới có được tất cả điều kiện của một bậc thiện tri thức.”
(Thanh Tịnh Đạo – Hết trích dẫn -)
Ngày nay, sau khi Đức Phật bát niết bàn, hành giả chỉ còn có thể tuyên thệ phó thác sinh mạng mình với vị đại diện của Tam Bảo là một vị Thánh Tăng Alahán. Khi không gặp được những vị này, hành giả phó thác sinh mạng mình tới vị đã sạch một phần kiết sử, lậu hoặc, một vị đã chứng các tầng thiền, đã đạt đến lậu tận bằng cách tăng trưởng trí huệ có thiền làm nhân.
Trong cuốn “Phép Chánh Định” [4] – HT Hộ Tông có giải thích:
… Khi muốn phó thác tính mạng cho thiền sư là bậc thiện trí thức, có đủ đức tin như đã nói trên, cần phải thủ lễ theo phép và bạch rằng: ‘Bạch Đại đức, con xin phó thác tính mạng này đến ngài – imāhaṃ bhante attabhāvaṃ tumhākaṃ pariccajāmi’.
Trong sự phó thác tính mạng ấy có quả báo thế nào? Làm cho mình dứt lòng cống cao ngã mạn, không tự do làm theo ý riêng của mình, cho ông thầy được trọn quyền dạy bảo và hết lòng độ mình.
Nếu mình không phó thác tính mạng thì có sự hại thế nào? Mình chưa đáng cho ông thầy dạy bảo như thế, thì khó cho mình hành theo chánh pháp được và ông thầy cũng chẳng hết lòng tế độ cho, không đem lý đạo cao thâm chỉ dạy, làm cho mình không nơi nương dựa tu hành, không tinh tấn, lâu ngày ắt phải thối chí ngã lòng.
Nhân đó, Hành giả phải phó thác tính mạng cho Thầy.
(Phép Chánh Định – HT Hộ Tông – Hết trích dẫn -)
Trong Thanh Tịnh Đạo cũng có mô tả các bước thực hành và lợi ích của việc phó thác sinh mạng như sau [3]:
… Sau khi đến gần thiện tri thứ thuộc loại đã nói phần giải thích câu “rồi đến gần thiện tri thức, người cho một đề tài thiền quán” (đ. 28) và hành giả cần phải hầu hạ đấng Thế Tôn, đấng Giác ngộ, hay một bậc thầy, và nên xin một đề mục quán tưởng với một tâm ý chân thành, quyết định.
Vị ấy nên hầu hạ đức Thế Tôn, Ðấng Giác ngộ với cách như sau:
“Bạch đức Thế Tôn, con xin xả bỏ thân mạng này của con để hầu hạ Ngài.”
Bởi vì nếu không quy phục hết cả thân mạng của mình như thế, thì khi sống ở một nơi xa xôi hẻo lánh, vị ấy không thể kiên cố khi gặp một vật đáng sợ xuất hiện và vị ấy có thể trở lại một trú xứ ở làng mạc, giao thiệp với thế tục, tầm cầu bất chính và đi đến tàn mạt.
Nhưng khi hành giả đã quy phục toàn thể tính mạng như vậy thì không còn nỗi sợ hãi nào khởi lên trong vị ấy, nếu một đối tượng khủng khiếp xuất hiện. Quả vậy, chỉ có niềm hoan lạc khởi lên nơi hành giả khi nghĩ rằng: “Há ta đã không quy phục toàn thể tính mạng nơi đức Thế tôn hay sao?”
Giả sử có một người có tấm vải tốt bằng lụa Kàsi, nó sẽ buồn sầu nếu tấm vải bị chuột hay gián gặm. Nhưng nếu vị đó đem cúng dường cho một tỷ kheo đang cần, vị đó sẽ cảm thấy vui khi thấy vị ấy xé vải ra để vá y. Cũng vậy, trong khi quy phục tánh mạng.
Khi quy phục tính mạng cho một bậc thầy, người ấy nên nói:
“Bạch đại đức, con xin quy phục tánh mạng nơi đại đức”.
Bởi vì một người chưa quy phục, thì trơ lì không chịu sưả đổi, khó dạy, không nghe lời khuyên can, đi bất cứ chỗ nào vị đó muốn, mà không hỏi ý vị thầy.
Do đó, vị thầy không giúp đỡ vị đó bằng tài thí hoặc pháp thí, không huấn luyện cho vị đó về thiền đạo.
Vì không tìm được hai thứ giúp đỡ này, nên vị đó không có chân đứng trong giáo pháp, và chẳng bao lâu sẽ xuống đến độ làm quấy hoặc hoàn tục.
Nhưng nếu vị đó đã quy phục tính mạng, thì vị đó không bất động trước sự chỉ dạy, không đi chỗ nào tùy thích, trở thành dễ dạy và chỉ sống tùy thuộc vào vị thầy.
Vị đó được hai thứ giúp đỡ từ vị thầy, và được lớn mạnh, được tăng trưởng và thành tựu ở trong Giáo pháp, như những đệ tử của trưởng lão Cùla– Pindapàtika– Tissa.
Có ba tỷ kheo đến nơi trưởng lão, một người nói: “Bạch đại đức, con sẵn sàng leo lên một mỏm đá cao bằng một trăm người đứng chồng lên nhau, nếu đại đức muốn”.
Một trò khác nói: “Bạch đại đức, con sẳn sàng nghiền nát thân này trên tảng đá nếu thầy muốn”.
Người thứ ba nói: “Bạch đại đức, con sẵn sàng nhịn thở và chết nếu thầy cần”.
Trưởng lão nghĩ, “những người này chắc chắn có thể tiến bộ trong giáo pháp; và giải thích cho họ một đề mục thiền. Theo lời dạy, cả ba đều chứng quả A-la-hán.
Ðấy là lợi lạc trong sự quy phục. Do vậy, ở trên nói: “Quy phục tánh mạng cho đức Thế Tôn”, đấng Giác ngộ hoặc một bậc thầy.
(Thanh Tịnh Đạo – Hết trích dẫn -)
Một Phật tử thật sự, thành tựu viên mãn Tam Qui Y, là người con đích thực của Đức Phật, viên mãn ba yếu tố là Đức tin (Saddhā), Trí tuệ (Paññā), Phó thác sinh mạng (Jīvitapariccāga), là người xứng đáng được kính trọng trên thế gian, xứng đáng là người kế thừa xứng đáng 7 Thánh tài (Ariyadhana), tài sản cao quí hay tài sản của bậc thánh [5].:
① Tín tài (Saddhādhana), đức tin là tài sản cao quí, lòng tịnh tín nơi tam bảo.
② Giới tài (Sīladhana), giới hạnh là tài sản cao quí, sự ngăn ngừa điều ác của thân khẩu.
③ Tàm tài (Hiridhana), lòng tàm là tài sản cao quí, sự hổ thẹn đối với điều ác bất thiện pháp.
④ Quý tài (Ottappadhana), lòng quý là tài sản cao quí, sự ghê sợ đối với điều ác bất thiện pháp.
⑤ Văn tài (Sutadhana), sự đa văn là tài sản cao quí, tức là nghe nhiều học rộng Phật pháp.
⑥ Thí tài (Cāgadhana), xả thí là tài sản cao quí, tức là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, ưa thích bố thí với hai bàn tay rộng mở.
⑦ Tuệ tài (Paññādhana), trí tuệ là tài sản cao quí, trí hiểu điều lợi ích, hiểu nhân quả, hiểu điều thiện ác, hiểu bản chất danh sắc, chánh kiến.
D.III.163,267; A.IV.5
Bảy loại tài sản này không bị lửa, nước, vua chúa, ăn trộm, các kẻ thừa tự, thù địch chi phối [6].
Con Đường đã được chỉ ra: Đó là Bát Thánh Đạo thông qua Tứ Niệm Xứ.
Lộ trình tu tập cũng đã được chỉ ra: đó là tuần tự vun bồi tín tâm với Tam qui y, thọ trì Ngũ giới và khi có điều kiện thì Bát quan trai giới, sống thiểu dục tri túc – ít muốn biết đủ, tiết độ trong ăn uống ngủ nghỉ, luôn thu thúc lục căn, luôn chú tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác, có ý thức đoạn diệt từng bước 5 triền cái tham – sân – hôn trầm thụy miên – trạo cử hối tiếc, tiến tới vun bồi định lực nhờ tinh tấn chánh niệm tỉnh giác liên tục, và vun bồi chánh Trí dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn.
Mục tiêu trước mắt là vun bồi làm vững chắc, sắc bén 5 nền tảng (căn, quyền) và 5 lực là Tín Tấn Niệm Định Tuệ, tức là vun bồi, làm viên mãn Giới Định Tuệ.
Công việc phải làm hàng ngày không có gì quá phiền phức, khó khăn. Chỉ cần lặp đi lặp lại các thiện nghiệp ngay lập tức, không chần chừ, chỉ cần ta tự tuân thủ theo các việc, các phận sự mà ta đã quyết định làm tùy theo điều kiện hoàn cảnh của gia đình ta, nhưng nhớ phải làm cho đều đặn, phải làm cho thường xuyên và phải làm với tác ý toàn tâm hướng tới Giải Thoát Niết Bàn.
Cứ từ tốn, kiên trì và kham nhẫn, không nôn nóng mong chờ kết quả tức thì, quan trọng nhất là đúng đường và từng bước từng bước tiến lên, không đắn đo, không rẽ ngang, không thối lui. Kết quả tốt lành nhất sẽ đơm hoa kết trái không cần lo lắng mong chờ.
Hãy phó thác thân mạng mình cho Oai lực vô biên của Tam Bảo với đức tin tuyệt đối của bản thân mình, và khi đó sẽ bước đi trong cuộc sống này với một cảm nhận trạng thái hoàn toàn mới mẻ, hoàn toàn nhẹ nhàng, thảnh thơi không còn bị ràng buộc cùng mọi khổ đau hay hạnh phúc trong thân tâm ngũ uẩn này.
Nguyện cho Oai đức Tam Bảo luôn hộ trì cho các đạo hữu được thành tựu như ý nguyện mong ước chân chính cao thượng là giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
– Mọi bài viết và hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.
[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]
GHI CHÚ:
- Qui Y Tam Bảo. Quy Y Bị Bợn Nhơ, Quy Y Bị Đứt Đoạn., Web, FB
- Ba Yếu Tố Thành Tựu Quy Y
Cư Sĩ Giới Pháp – Tk Giác Giới – , Web Link - Thiện Tri Thức – Phó Thác Sinh Mạng
Thanh Tịnh Đạo, Web Link - Phó Thác Sinh Mạng
Phép Chánh Định – Ht Hộ Tông, Web Link - Bẩy Thánh Tài
Tăng Chi Bộ Kinh – I. Phẩm Tài Sản – (Vi) (6) Các Tài Sản Rộng Thuyết, Web Link
– Này các Tỷ-kheo, có bảy tài sản này. Thế nào là bảy?
Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán… Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh… từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tàm tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có xấu hổ, xấu hổ đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, xấu hổ vì đã thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tàm tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là quý tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng sợ hãi, sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ sợ hãi vì thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là quý tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là văn tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; những pháp ấy, vị ấy nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là văn tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở, ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thí tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ tài?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có trí tuệ, có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập (quyết trạch) đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ tài.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bảy tài sản.
Tín tài và giới tài,
Tàm tài và quý tài,
Văn tài và thí tài,
Và tuệ, tài thứ bảy;
Ai có những tài này,
Nữ nhân hay nam nhân,
Ðược gọi không nghèo khổ,
Mạng sống không trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thấy pháp,
Bậc trí chuyên chú tâm,
Ức niệm lời Phật dạy.
[6] BẨY LOẠI TÀI SẢN KHÔNG BỊ HỦY HOẠI
(VII) (7) Ugga
… Bảy tài sản này, này Ugga, không bị lửa, nước, vua chúa, ăn trộm, các kẻ thừa tự, thù địch chi phối. Thế nào là bảy? Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. Bảy loại tài sản này, này Ugga, không bị lửa, nước, vua chúa, ăn trộm, các kẻ thừa tự, thù địch chi phối.
Tín tài và giới tài,
Tàm tài và quý tài,
Văn tài và thí tài,
Và tuệ tài thứ bảy;
Ai có tài sản này,
Nữ nhân hay nam nhân,
Người ấy là đại phú
Thiên nhân giới khó thắng
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thấy pháp,
Bậc trí chuyên chú tâm,
Ức niệm lời Phật dạy.
Bài viết liên quan
- Qui Y Tam Bảo. Quy Y Bị Bợn Nhơ, Quy Y Bị Đứt Đoạn, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Đến Như Thế Nào Là Không Biết Đủ Đối Với Thiện Pháp Và Không Thối Chuyển Đối Với Tinh Cần?, Web, FB
- Điều Gì Cao Hơn Cả Mạng Sống, Web, FB
- Tử Vì Đạo – Thanh Tịnh Giới Đến Mức Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, Web, FB
- Qui Y Tam Bảo (Tisaraṇagamana), Web, FB
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào? Đặt Niềm Tin Vào Đâu?, Web, FB
- Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
- Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
- Giả Và Thật, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
- Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
- Chánh Pháp Toàn Hảo, Web, FB
- 4 Sự Thuyết Giáo Chánh Pháp, Được Thế Tôn, Bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác Giảng Dạy Là Gì?, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- 969 Ân Đức Tam Bảo & Giới Thanh Tịnh Dẫn Chúng Ta Tới Đâu?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
- Bát Thánh Đạo, Web, FB
- Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng:, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Vì Sao Xuất Gia, Web, FB
- Thiền Minh Sát Vipassana: Lý Thuyết & Thực Hành, Youtube
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada , Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube