Tích Truyện Tôn Giả Nhất Cú
Photo: Tu tập thiền minh sát Vipassana trong Khóa Tu “Văn Hóa Phật Giáo Nguyên Thủy ” dành cho các Sadi xuất gia gieo duyên dịp Năm mới 2014, tại thiền viện Tharmaneykyaw Mahagandhayon Monatstery, Yangon, Myanmar.
[lwptoc]
Pháp Học & Pháp Hành
Tích Truyện Tôn Giả Nhất Cú & Tôn Giả Cùla–panthaka
– VDTT: Con có nghe 1 sư nói là vị ấy đang tu tập ở myanma 7 năm mà vẫn chưa xong pháp học và chưa đi vào pháp hành, điều này có đúng với sự thật với những người tu tập tại myanma ko ?
– @ Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala:
Không nên lẫn lộn giữa việc học tập, nghiên cứu (Pháp học) với sự tu tập thực hành (Pháp hành), tuy hai pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau. Vậy nên không thể nói “tu tập” 7 năm mà chưa xong “pháp học “.
Nếu học chỉ để nghiên cứu cho có hiểu biết xuông thì có thể học, học nữa, học mãi, hết kiếp này sang kiếp khác thì cũng chẳng thể đi đến tận cùng của chữ nghĩa, và chắc chắn nếu không kham nhẫn thực hành tu tập đúng đắn thì chẳng thể nào có thể giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
Còn nếu để thực hành dẫn đến kết quả thành tựu tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì không nhất thiết (không phải là điều kiện bắt buộc) là phải có bằng cấp hoặc phải thông thuộc Tam tạng kinh điển và các chú giải, phụ chú giải… (xem ví dụ câu chuyện “Tôn Giả Nhất Cú”, và “Tôn giả Cùla–panthaka” phần dưới đây), mà điều kiện tiên quyết là phải có một vị thầy đủ năng lực và thẩm quyền (đã tự thân thực chứng tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tức có hiểu biết và thực chứng những điều cốt tủy của pháp học) đủ khả năng hướng dẫn hành giả tu tập đúng đắn, đầy đủ, vượt qua mọi khó khăn thử thách cho tới khi thành tựu viên mãn trí tuệ giải thoát. Việc còn lại chỉ còn là sự kiên nhẫn, bền bỉ, nhẫn nại, dũng cảm, tinh tấn không ngừng nghỉ theo đuổi đến cùng mục đích giải thoát cao thượng, cho dù phải hy sinh thân mạng này.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
Tôn Giả Nhất Cú
*******************
Câu chuyện xảy ra khi đức Phật ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Nhất Cú, tức A–la–hán Ekuddàna.
Tôn giả Nhất Cú sống một mình trong rừng và chỉ biết độc nhất một câu kệ:
Vị Sa–môn tư tưởng thanh cao,
Tinh tấn, tu tập trong im lặng.
Sa–môn ấy tâm hằng an tịnh,
Luôn chánh niệm, không còn phiền não.
Vào mỗi ngày tụng giới, Tôn giả chỉ đọc lên một câu kệ ấy, và chư thiên vỗ tay vang rền.
Ngày nọ, cũng vào dịp Bố–tát, có hai vị Tỳ–kheo lão thông Tam tạng, dẫn theo một ngàn đồ chúng đến nơi ấy. Tôn giả Nhất Cú thấy các thầy, rất vui mừng, nói:
– Các vị đến thật may mắn, hôm nay chúng ta sẽ nghe pháp.
– Nhưng thưa Ngài, ở đây đâu có người nào để nghe.
– Có chứ, vào ngày nói giới, cả khu rừng đều vang động tiếng vỗ tay của chư thiên.
Như thế, một vị bèn đọc luật và vị kia giảng rộng nghĩa ấy, nhưng chẳng có một ông trời nào vỗ tay cả. Các vị hỏi:
– Này huynh, Ngài bảo chúng tôi là khi Luật được tuyên đọc, chư thiên vỗ tay vang rền. Như vầy là sao?
– Những ngày khác đều có, tôi không hiểu hôm nay có chuyện gì?
– Thế thì Ngài đọc luật đi.
Tôn giả Nhất Cú bèn cầm quạt, lên tòa ngồi và đọc câu kệ thường nhật, chư thiên lại vỗ tay vang rền. Khi ấy, các Tỳ–kheo đồ chúng của hai bậc thầy kia đều bất bình chư thiên, nói:
– Chư thiên ở rừng này bày tỏ sự kính trọng bằng cách vỗ tay. Dù cho Tỳ–kheo thông Tam tạng giảng nhiều giới pháp, họ không nói một lời ca ngợi. Vậy mà khi Trưởng lão già chỉ đọc một câu, họ lại vỗ tay ồn cả lên.
Và trở về tinh xá, họ đem câu chuyện trình bày với đức Phật. Phật dạy:
– Này các Tỳ–kheo, ta không gọi người nào là thông suốt giáo pháp chỉ vì họ biết hoặc đọc nhiều kinh. Nhưng người nào chỉ biết đọc một câu, hiểu thấu sự thật, người ấy thật là người thông suốt Tam tạng.
Ngài nói Pháp cú:
(259) Không phải vì nói nhiều,
Mới xứng danh trì pháp,
Những ai tuy nghe ít,
Nhưng thân hành đúng pháp,
Không phóng túng chánh pháp,
Mới xứng danh trì pháp.
””””””””””””””””””””
Tích truyện Pháp Cú
Nguyên tác: “Buddhist Legends”, Eugene Watson Burlingame, XIX. Phẩm Công Bình Pháp Trụ
Tôn Giả Cùla–panthaka
*************************
Câu chuyện như sau: Có hai anh em tên là Panthaka (con đường) vì họ được sinh ra giữa đường. Người anh tên là Maha–Panthaka, xuất gia đắc A–la–hán quả cùng với bốn vô ngại giải. Khi đã đắc A–la–hán quả, Ngài làm cho người em Cùla–panthaka cũng xuất gia, và giao cho em một bài kệ:
Như hoa sen Kokanada thơm ngát
Nở ra buổi sáng với hương ngào ngạt
Hãy nhìn Ðấng có tay chân sáng chói
Rực rỡ như vừng mặt trời rạng chiếu nền trời (A. iii,239)
Bốn tháng đã trôi qua mà người em cũng không thuộc bài kệ. Khi ấy vị trưởng lão nói: “Ngươi thật là vô ích ở trong giáo pháp này”. Và ngài đuổi em ra khỏi chùa.
61. Vào lúc ấy vị trưởng lão phụ trách phân phối chúng tăng thọ thực tại nhà đàn việt. Jìvaka đi đến vị trưởng lão bạch: “Bạch đại đức con xin thỉnh đức Thế Tôn cùng với năm trăm vị tỳ kheo thọ thực tại nhà con.” Vị đại đức nhận lời, bảo: “Tôi nhận lời để cho tất cả đều đi, chỉ trừ Cùla– Panthaka”. Cùla–Panthaka đứng khóc ở cổng tu viện. Ðức Thế Tôn với thiên nhãn trông thấy bèn đi đến ông ta: “Tại sao con khóc?” Ngài hỏi và được nghe những gì đã xảy ra.
62. Ðức Thế Tôn dạy: “Không người nào ở trong giáo pháp của ta lại bị coi là vô dụng chỉ vì không thuộc một bài kệ. Ðừng sầu não, hỡi tỳ kheo.” Rồi ngài dắt tay ông đi vào tinh xá. Ngài dùng thần lực biến ra một miếng vải trao cho ông, bảo “Này tỳ kheo, hãy chà xát cái này và tiếp tục nói nhiều lần giẻ lau bụi,giẻ lau bụi”. Khi làm theo lời dạy, miếng giẻ trở màu đen. Vị tỳ kheo đi đến nhận thức như sau: “Mảnh vải vốn sạch, không có gì quấy nơi nó. Chỉ có chấp ngã là sai lầm”. Vị ấy dùng trí này để quán năm uẩn, và nhờ tăng tuệ giác, vị ấy đạt đến trí thuận thứ và trí chuyển tánh.
63. Khi ấy Thế Tôn thốt lên bài kệ soi sáng như sau:
Chính tham dục, không phải bụi, ta gọi cấu uế
Cấu uế chính là một danh từ chỉ cho tham
Tham này bậc trí từ bỏ, và an trú
Chấp trì pháp của bậc vô tham.
Chính là sân nhuế, không phải bụi, gọi là cấu uế
Cấu uế chính là một danh từ chỉ cho sân
Sân này bậc trí từ bỏ, và an trú
Chấp trì pháp của bậc vô sân
Cũng vậy chính si, không phải bụi, gọi là cấu uế
Và cấu uế chính là một danh từ chỉ cho si
Si bậc trí từ bỏ và an trú
Chấp trì pháp của bậc vô si (Nd1, 505)
Khi bài kệ chấm dứt đại đức Cùla–panthaka đạt được chín thiền siêu thế (supramundane states) cùng với bốn vô ngại biện và sáu loại thắng trí.
Nguồn trích dẫn: Thanh Tịnh Ðạo, Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm), Thích Nữ Trí Hải dịch Việt
Chương XII (a), Thắng Trí – Các Năng Lực Thần Thông, (Iddhividha – niddesa)
– ? VDTT:
Con xin tri ân sự chỉ dạy của sư. Nhưng nếu con ko bíêt đến tam tạng thì làm sao có cách nào để biết vị thầy ấy có giảng đúng pháp, có chân chánh thừa tự giáo pháp của đức bổn sư truyền dạy ? Có cách nào để biết vị thầy ấy đã tự thân chứng ngộ tụê giải thoát và có hiểu biết về pháp học cốt yếu ? Xin sư hoan hỷ chỉ bảo.
@:
Người bị vô minh và tham ái trói buộc (ví như người mù) thì không thể nhận biết được người thầy mắt sáng. Họ chỉ có thể cố gắng làm lành, lánh dữ, thân cận học tập lắng nghe các bậc thiện trí thức… Khi đã sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện.
– VDTT: Xin tri ân sư, xin nguyện tinh tấn học hỏi.
Bài viết liên quan
- Phải Tự Mình Bước Đi, Sau Khi Đã Được Chỉ Đường, Thì Mới Có Thể Tới Đích, Web, FB
- Pháp Học, Pháp Hành Và Pháp Thành, Web, FB
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
- Thế Nào Là Tám Pháp Đối Trị Dã Dượi Buồn Ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên) Trong Khi Hành Thiền?, Web, FB
- Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
- Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
- Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
- (09) Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
- Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB
- Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng ôn lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
- Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
- 12 Tâm Bất Thiện Là Những Tâm Gì, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
- Chánh Định, Chứ Không Phải Chánh Niệm, Mới Là Điều Kiện Cần Và Đủ Để Thấy Và Biết Như Thật Thực Tính Của Các Pháp, Web, FB
- “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
- Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
- Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana, Web, FB
- Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
- Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
- Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
- Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
- 969 Là Gì, Web, FB
- Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
- Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
- Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
- Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
- Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
- Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
- Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
- “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- “Giải Thoát Đạo” Khác “Bồ Tát Đạo” Như Thế Nào?, Web, FB
- Bồ Tát Đạo Là Gì, Web, FB
- Những Phẩm Chất Căn Bản Giúp Việc Thành Tựu 10 Ba-La-Mật Thành Phật Là Gì?, Web, FB
- Pháp Học, Pháp Hành Và Pháp Thành, Web, FB
- Vị Thầy Hộ Trì, Web, FB
- Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
- Theo Thầy, Web, FB
- Thầy & Trò, Web, FB
- Audio Video: Thiền Minh Sát Vipassana: Lý Thuyết & Thực Hành, Youtube
- Audio – Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada , Youtube
- Audio – Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Youtube
- Archive, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB