Lạc đường

Lạc đường

––––––––––––––––––––––––––––––

“Hành giả trên con đường thanh tịnh Giới, thanh tịnh Tâm (Định), thanh tịnh Tuệ nếu mỗi khi gặp thử thách, chướng ngại, hay khó khăn, không dám dấn thân bỏ mạng để vượt qua, chỉ muốn tìm con đường “dễ dàng” nhất, “nhanh” nhất, “ngắn” nhất, “phù hợp” nhất với căn tính của mình, thì sẽ rời xa Chánh đạo, quay về những con đường sai, lạc, luân hồi vô tận, không bao giờ đến được đích rốt ráo Niết bàn.”

“Practitioners on the path of purity of Virtue, purity of Mind (Concentration), and purity of Wisdom if every time they encounter challenges, obstacles, or difficulties, they do not dare to commit their lives to overcome, just want to find the easiest way, the fastest way, the shortest way, the most suitable way for their character, will leave the Right Path, return to the wrong, lost, endless samsara paths, never reaching the ultimate goal of Nibbana.”

“Praktikující na cestě čistoty ctnosti, čistoty mysli (koncentrace) a čistoty moudrosti, pokud pokaždé, když se setkají s výzvami, překážkami nebo těžkostmi, neodvažují se položit svůj život k překonání, jen chtějí najít tu nejjednodušší cestu, nejrychlejší cestu, nejkratší cestu, nejvhodnější cestu pro jejich charakter, opustí Správnou cestu, vrátí se na špatné, ztracené, nekonečné stezky samsáry, nikdy nedosáhnou konečného cíle Nibbány.”

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

Chánh kinh

––––––––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ–kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp (anudhamma) được khởi lên: “Bậc Ðạo sư là Thế Tôn, đệ tử là tôi. Thế Tôn biết, tôi không biết”.

Này các Tỷ–kheo, đến với một đệ tử, có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời giáo pháp bậc Ðạo sư được hưng thịnh, được nhiều sinh lực.

Này các Tỷ–kheo, đối với đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo Sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp này được khởi lên:

“Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng”.

Này các Tỷ–kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả như sau: Chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 70. Kinh Kìtàgiri

––––––––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ–kheo, có tám căn cứ này để biếng nhác. Thế nào là tám?

❶ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có việc phải làm, vị ấy nghĩ: “Có việc ta sẽ phải làm. Nhưng nếu ta làm, thời thân sẽ mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ nhất.

❷ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có việc phải làm. Vị ấy suy nghĩ: “Có việc ta đã làm, do ta đã làm, thân bị mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng tinh tấn để đạt những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ hai.

❸ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, có con đường Tỷ–kheo cần phải đi. Vị ấy suy nghĩ: “Có con đường ta sẽ phải đi. Nếu ta đi, thời thân sẽ mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ ba.

❹ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, có con đường Tỷ–kheo đã đi. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đã đi con đường. Do ta đã đi con đường, nên thân bị mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ tư.

❺ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Nay thân ta mệt mỏi, không có thể chịu đựng. Vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ năm.

❻ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Nay thân ta nặng nề, không có thể chịu đựng, nặng nề như loại đậu bị ngâm nước. Vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ sáu.

❼ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo bị bệnh nhẹ. Vị ấy suy nghĩ: “Nay bệnh nhẹ này khởi lên nơi ta, có lý do để nằm xuống, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ bảy.

❽ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đau bệnh mới khỏi, mới khỏi bệnh không bao lâu, vị ấy suy nghĩ: “Ta đau bệnh mới khỏi, mới khỏi bệnh không bao lâu, thân ta do bệnh bị yếu, không có thể chịu đựng, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ tám.

Này các Tỷ–kheo, đây là tám căn cứ biếng nhác.

Này các Tỷ–kheo, có tám căn cứ này để siêng năng. Thế nào là tám?

❶ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có việc phải làm. Vị ấy nghĩ: “Có việc ta sẽ phải làm. Nếu ta làm việc, thời không dễ gì để ta tác ý đến lời dạy của các đức Phật. Vậy trước hết, ta bắt đầu tinh tấn, để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ nhất.

❷ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã làm một công việc. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đã làm một công việc. Do ta làm công việc, ta đã không có thể tác ý đến lời dạy của các đức Phật. Vậy trước hết, ta bắt đầu tinh tấn, để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ hai.

❸ Ở đây, này các Tỷ–kheo, có con đường Tỷ–kheo cần phải đi. Vị ấy suy nghĩ: “Ta sẽ cần phải đi con đường. Do ta đi con đường, không dễ gì để ta tác ý đến lời dạy của các đức Phật. Vậy trước hết, ta bắt đầu tinh tấn … để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ ba.

❹ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đi con đường. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đã đi con đường. Do ta đi con đường, ta đã không có thể nghĩ đến lời dạy của các đức Phật. Vậy ta hãy bắt đầu tinh tấn… để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ tư.

❺ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo khi đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô và loại tế đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay loại tế đầy đủ như ý muốn, thân ta (do vậy) được nhẹ nhàng, có thể chịu đựng. Vậy ta hãy bắt đầu tinh tấn… để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn để đạt được… chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ năm.

❻ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo khi đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô và loại tế đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay loại tế đầy đủ như ý muốn. Thân ta có sức mạnh, có thể chịu đựng. Vậy ta hãy bắt đầu tinh tấn… để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn … chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ sáu.

❼ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo mới khỏi một bệnh nhẹ. Vị ấy suy nghĩ: “Bệnh nhẹ này khởi lên nơi ta. Sự kiện này có xảy ra: bệnh này có thể tăng trưởng nơi ta. Vậy trước hết, ta hãy bắt đầu tinh tấn… chưa chứng ngộ”. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ bảy.

❽ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo mới khỏi bệnh, được khỏi bệnh không bao lâu, vị ấy suy nghĩ: “Ta mới khỏi bệnh, được khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện này có xảy ra: bệnh này của ta có thể trở lại. Vậy trước hết, ta hãy bắt đầu tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”. Vị ấy bắt đầu tinh tấn, để đạt được những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ–kheo, đây là căn cứ siêng năng thứ tám.

Này các Tỷ–kheo, có tám căn cứ siêng năng này.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Kusītārambhavatthusutta – Aṅguttara Nikāya – VIII. Phẩm Song Ðôi – 8.80. Tám Căn Cứ Ðể Biếng Nhác và Tinh Tấn

––––––––––––––––––––––––––––––

… —Này các Tỷ–kheo, do quán thấy năm sự sợ hãi về tương lai này, thật là vừa đủ để Tỷ–kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Thế nào là năm?

❶ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo quán sát như sau: “Nay ta còn trẻ, niên thiếu, còn thanh niên, tóc đen nhánh, trong buổi thanh xuân, trong sơ kỳ tuổi đời. Nhưng rồi đến thời già sẽ xúc chạm thân này. Khi đã già yếu, và bị già chinh phục, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị già, ta sẽ sống được thoải mái”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ nhất này về tương lai, như vậy là vừa đủ để Tỷ–kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❷ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo quán sát như sau: “Nay ta ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn, nhưng rồi đến thời bệnh sẽ xúc chạm thân này. Khi đã bị bệnh và bị bệnh chinh phục, thật không dễ gì tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, dầu có bị bệnh, ta sẽ sống được thoải mái”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ hai này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❸ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo quán sát như sau: “Nay không có đói kém, được mùa, đồ ăn khất thực dễ kiếm được, thật dễ dàng để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Nhưng rồi đến thời có nạn đói, mất mùa, đồ ăn khất thực nỗ lực được, không dễ gì nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Và những người bị nạn đói sẽ dời đến chỗ nào được nhiều đồ ăn; tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp. Khi phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị đói kém, ta sẽ sống được thoải mái”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ ba này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❹ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo quán sát như sau: “Nay các loài Người sống với nhau thuận hòa, hoan hỷ với nhau, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Nhưng rồi đến thời có sự sợ hãi về nạn cướp rừng, dân chúng trong nước leo lên xe để đi trốn tại nơi nào có sự sợ hãi, dân chúng di động đến chỗ có sự an ổn. Tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ với quần chúng, sống với hỗn tạp, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng.. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta phải hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có gặp sự sợ hãi, ta sẽ sống được thoải mái”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ tư này về tương lai, như vậy là vừa đủ để Tỷ–kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❺ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo quán sát như sau: “ Nay chúng Tăng hòa hợp, cùng nhau hoan hỷ, không tranh luận nhau, sống thoải mái cùng chung một lời dạy… nhưng rồi đến thời chúng Tăng chia rẽ. Khi chúng Tăng chia rẽ, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật. Thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi, cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, chúng Tăng có chia rẽ, ta sẽ sống được thoải mái”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ năm này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy năm sợ hãi này về tương lai, thật là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: AN 5.78 – Dutiyaanāgatabhayasutta – Aṅguttara Nikāya – VIII. Phẩm Chiến Sĩ – 5.78. Sợ Hãi Trong Tương Lai (2)

––––––––––––––––––––––––––––––

… —Này các Tỷ–kheo, do quán thấy năm sợ hãi trong tương lai này, thật là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống ở rừng không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Thế nào là năm?

❶ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống ở rừng quán sát như sau: “Nay ta sống một mình trong rừng. Khi ta sống một mình trong rừng, con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy là chướng ngại cho ta. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đạt những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ nhất này về tương lai, thật là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống ở trong rừng không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❷ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống ở trong rừng quán sát như sau: “Nay ta sống một mình trong rừng. Khi ta sống một mình trong rừng, ta có thể vấp ngã và té xuống, cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể làm ta khuấy động, hay niêm dịch (đàm) có thể làm ta khuấy động, các gió như kiếm có thể làm ta khuấy động, do vậy ta có thể mệnh chung. Như vậy là chướng ngại cho ta. Vậy ta hãy hăng hái, cố gắng để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ hai này về tương lai, thật là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống ở rừng không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chứa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❸ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống ở rừng quán sát như sau: “Nay ta sống một mình trong rừng. Sống một mình trong rừng, ta chung sống với các loài thú nguy hiểm, như sư tử, cọp, báo, gấu, dã can. Chúng có thể đoạt mạng sống của ta, có thể làm ta mệnh chung. Như vậy là một sự chướng ngại cho ta. Vậy ta hãy hăng hái tinh cần để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ ba này về tương lai, thật là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống ở rừng không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❹ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống ở rừng quán sát như sau: “Nay ta sống một mình trong rừng. Trong khi ta sống một mình trong rừng, ta chung sống với các loài ăn trộm, ăn cắp đã hành nghề. Chúng có thể đoạt mạng sống của ta, chúng có thể làm ta mạng chung và như vậy là một chướng ngại cho ta. Vậy ta hãy hăng hái tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ tư này về tương lai, thật là vừa đủ để vị Tỷ–kheo sống ở rừng không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

❺ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống ở rừng quán sát như sau: “Nay ta sống một mình ở trong rừng. Ở trong rừng có những loài phi nhân nguy hiểm, chúng có thể đoạt mạng sống của ta làm ta mệnh chung, như vậy là một chướng ngại cho ta. Vậy ta hãy hăng hái tinh cần để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ”.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy sợ hãi thứ năm này về tương lai, thật là vừa đủ để Tỷ–kheo sống ở rừng không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Này các Tỷ–kheo, do quán thấy năm sợ hãi về tương lai này, thật là vừa đủ để Tỷ–kheo sống ở rừng không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: AN 5.77 – Paṭhamaanāgatabhayasutta – Aṅguttara Nikāya – VIII. Phẩm Chiến Sĩ – 5.77. Sợ Hãi Trong Tương Lai (1)

––––––––––––––––––––––––––––––

… Có hai pháp này, này các Tỷ–kheo, đã học được, biết được.

Thế nào là hai?

❶ Không biết đủ đối với thiện pháp và

❷ không có thối chuyển đối với tinh cần.

Không có thối chuyển, này các Tỷ–kheo, ta cố gắng như sau: “Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người. Ta nhờ không phóng dật, chứng được Chánh Giác. Nhờ không phóng dật, chứng được Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách”.

Và này các Tỷ–kheo, nếu các Thầy không có thối chuyển, cố gắng như sau: “Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người”.

Thời không bao lâu, này các Tỷ–kheo, các Thầy sẽ đạt được mục đích mà các Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình:

Ðó chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, các Thầy với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú.

Do vậy, này các Tỷ–kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: “Không có thối chuyển, chúng ta cố gắng, chúng ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người”.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, các Thầy cần phải học tập.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Aṅguttara Nikāya – I. Phẩm Hình Phạt – 2.1–10. Hai Loại Tội

––––––––––––––––––––––––––––––

Bài viết liên quan

  • Người hoàn toàn mới đến với Đạo Phật cần bắt đầu từ đâu?, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Lộ trình tu tập đoạn tận sanh già chết là gì? (các bước thực hành cụ thể dẫn đến siêu thoát tam giới – chứng ngộ niết bàn), Web Link
  • Lạc đường, Web Link
  • Một số phép tắc phật tử cần biết (phật giáo nguyên thủy theravada) – sumangala bhikkhu viên phúc, Web Link, Web
  • Qui y tam bảo (tisaraṇagamana) quy y bị bợn nhơ, quy y bị đứt đoạn, Web Link
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • Hâm mộ ngoại đạo, Web, FB
  • Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, Web, FB
  • Giả và thật, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Phật pháp dành cho ai? (phải chăng phật pháp dành cho tất cả mọi người?), Web Link
  • Cư sĩ giới pháp, Web, FB
  • Bổn phận hàng ngày của cư sĩ tại gia, Web, FB
  • Phận sự tu sĩ xuất gia & cư sĩ tại gia khác nhau như thế nào, Web, FB
  • Phước thiện – puñña, Web, FB
  • 10 thiện nghiệp là gì? (thập thiện mà mỗi người có thể tích lũy mỗi ngày trong suốt cuộc đời), Web Link
  • Tác bạch ý nguyện làm kappiya hộ tăng như thế nào? (vun bồi phước thiện phục vụ hỗ trợ như thế nào?), Web Link
  • Phước – tuệ đồng tu (cúng dường hộ độ chư tăng nhân dịp kỳ an cư mùa mưa 2020), Web Link
  • Cúng dường là gì, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 20/4/2023