Vô ngã là gì

VÔ NGÃ LÀ GÌ

“Thân và tâm này là của ta, là ta, là tự ngã của ta?”

Thuyết Vô Ngã chỉ tìm thấy trong Phật Giáo. Như vậy, thuyết Vô Ngã khiến cho Phật Giáo khác hẵn các tôn giáo khác. Bởi vì các tôn giáo khác đều có sự tin tưởng ngược hẵn với thuyết Vô Ngã (Anatta). Thuyết Vô Ngã là thuyết nòng cốt hay thuyết cốt yếu của Phật giáo. Điều quan trọng trước tiên là chúng ta phải hiểu thuyết Vô Ngã bằng lý thuyết. Sau đó phải thực hành Thiền Minh Sát mới hiểu thấu đáo hơn, mới có thể thực chứng vô ngã. Đức Phật thuyết bài pháp Vô Ngã cho năm người học trò đầu tiên. Sau khi thuyết bài pháp đầu tiên “Chuyển Pháp Luân” cho các thầy trong nhóm Kiều Trần Như, năm ngày sau Đức Phật mới thuyết bài pháp Vô Ngã Tướng. Sau khi nghe và thực hành, năm thầy trong nhóm Kiều Trần Như đắc quả A La Hán.

Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu nhóm năm vị rằng:

– Này các tỳ khưu, Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Vô Ngã (anattā).

– Này các tỳ khưu, bởi vì nếu Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) này là Ngã thì Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) này không thể đi đến bệnh hoạn và có thể đạt được ở Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) (theo ý muốn) rằng: “Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) của ta hãy là như vầy, Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) của ta đừng trở thành như vầy.” Này các tỳ khưu, chính vì Sắc(Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Vô Ngã do đó Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đi đến bệnh hoạn và không thể đạt được ở Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) (theo ý muốn) rằng: “Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) của ta hãy là như vầy, Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) của ta đừng trở thành như vầy.”

– Này các tỳ khưu, các vị nghĩ gì về Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) ấy, là thường hay vô thường?

– Bạch ngài, là vô thường.

– Vậy cái gì là vô thường thì cái ấy là khổ hay lạc?

– Bạch ngài, là khổ.

– Vậy cái gì là vô thường, khổ, có trạng thái thay đổi, có phải là đúng đắn khi quán xét về cái ấy rằng: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta”?

– Bạch ngài, điều ấy không đúng.

Này các tỳ khưu, như thế trong trường hợp này, bất cứ Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) nào thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai, là trong thân, hay ngoài thân, hay thô kệch, hay vi tế, hay kém cỏi, hay cao quý, nên thấy được toàn bộ Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) ấy, dầu ở xa hay ở gần, đúng như bản chất thật sự bằng trí tuệ chân chánh (như vầy): “Cái này không phải là của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta.”

Này các tỳ khưu, khi đã thấy được như thế, vị Thinh Văn Thánh đệ tử không còn hứng thú trong Sắc, không còn hứng thú trong Thọ, không còn hứng thú trong Tưởng, không còn hứng thú trong các Hành, không còn hứng thú trong Thức; khi đã không còn hứng thú, vị ấy không còn say đắm; do không còn say đắm vị ấy được giải thoát; trong khi được giải thoát, trí khởi lên rằng: “Đã được giải thoát.”

Vị ấy biết được rằng: “Sự tái sanh đã cạn kiệt, Phạm hạnh đã sống, việc cần làm đã làm, không còn (đưa đến) bản ngã nào khác (tương tự) như vầy nữa.”

Đức Thế Tôn đã giảng về điều ấy. Các tỳ khưu nhóm năm vị đã hoan hỷ thâu nhận lời dạy của đức Thế Tôn. Và trong khi bài kinh này được thuyết giảng, các tâm của các tỳ khưu nhóm năm vị đã không còn chấp thủ và đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

Vào lúc bấy giờ, trên thế gian có sáu vị A–la–hán.

What is Non–Self? The body and mind: “This is mine, this I am, this is my Self”?

Then the Gracious One addressed the group–of–five monks (saying):

“Bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness), monks, is not Self, for if this bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness), monks, were Self this bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) would not lead to affliction, and regarding bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) it might be possible (to say): ‘Let my bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) be thus, let my bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) be not thus.’ But because bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness), monks, is not Self, therefore bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) does lead to affliction, and regarding bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) it is not possible (to say): ‘Let my bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) be thus, let my bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) be not thus.’

What do you think of this, monks: “(Is) bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) permanent or impermanent?” “Impermanent, venerable Sir.” “But that which is impermanent, (is) that unpleasant or pleasant?” “Unpleasant, venerable Sir.” “But that which is unpleasant and changeable, is it proper to regard it thus: ‘This is mine, this I am, this is my Self?’ ” “Certainly not, venerable Sir.”

“Therefore monks, whatever bodily form (feeling, perception, mental process, consciousness) (there is) in the past, future or present, internal or external, gross or fine, inferior or excellent, whether far or near, regarding all form: ‘This is not mine, I am not this, this is not my Self,’ in just this way, as it really is, it should be seen with full wisdom.

Seeing in this way, monks, the learned, Noble disciple, grows tired of bodily form, and tired of feeling, and tired of perception, and tired of (mental) processes, and tired of consciousness, through tiredness he becomes dispassionate, through dispassion he is liberated, in liberation, there is the knowledge that such is liberation: ‘Destroyed is (re)birth accomplished is the spiritual life done is what ought to be done there is no more of this mundane state – this he knew.’

The Gracious One said this, and the group–of–five monks were uplifted and greatly rejoiced in what was said by the Gracious One.Moreover, as this sermon was being given, the group–of–five monks’ minds were liberated from the pollutants, without attachment, and at that time there were six Worthy Ones in the world.

Nguồn trích dẫn

  • Tạng Luật, Đại Phẩm Mahāvagga – Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch, TK Viên Phúc tóm lược
  • Vinaya Pitaka, Mahavagga, Mahakhandhaka. Translated by Anandajoti Bhikkhu

Bài viết liên quan

  • Cái gì là vô thường, khổ, Web, FB
  • Tất cả là Vô Thường – Vô Thường là Khổ, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Cái gì là vị ngọt – sự nguy hiểm – sự xuất ly, Web, FB
  • Từ bỏ, Web, FB
  • Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB