Hiềm Hận Cần Được Trừ Khử Như Thế Nào

⑴ Ở đây, này các Hiền giả, người này THÂN HÀNH KHÔNG THANH TỊNH, KHẨU HÀNH THANH TỊNH. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần được trừ khử?

Ví như, này các Hiền giả, Tỷ-kheo mặc áo lượm từ đống rác, thấy một tấm vải (liệng ở đống rác) trên con đường xe đi, liền lấy chân trái chận lại, lấy chân mặt kéo tấm vải cho rộng ra, đoạn nào là đoạn chánh, làm cho nó có thể sử dụng được rồi cầm lấy mang đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này, với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành thanh tịnh; những cái gì thuộc về thân hành không thanh tịnh; lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; còn những gì thuộc khẩu hành thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

⑵ Ở đây, này các Hiền giả, người này với KHẨU HÀNH KHÔNG THANH TỊNH, VỚI THÂN HÀNH THANH TỊNH. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?

Ví như, này các Hiền giả, một hồ nước đầy bùn và cây lau. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy ngụp lặn trong hồ nước ấy, lấy hai tay gạt ra ngoài bùn và lá cây, lấy bàn tay bụm nước lại, uống rồi ra đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này, với khẩu hành không thanh tịnh, với thân hành thanh tịnh; những cái gì thuộc về khẩu hành không thanh tịnh; lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; còn những gì thuộc thân hành thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

⑶ Ở đây, này các Hiền giả, người này với THÂN HÀNH KHÔNG THANH TỊNH, VỚI KHẨU HÀNH KHÔNG THANH TỊNH, THỈNH THOẢNG TÂM ĐƯỢC RỘNG MỞ, TÂM ĐƯỢC TỊNH TÍN. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?

Ví như, này các Hiền giả, ít nước trong dấu chân của con bò. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy suy nghĩ như sau: “Một ít nước này trong dấu chân con bò, nếu ta uống với núm tay hay với cái chén, ta sẽ làm nước ấy dao động và di động, khiến nước không thể uống được. Vậy ta hãy gieo mình xuống với cả bốn thân phần uống nước rồi ra đi”. Rồi người ấy gieo mình xuống với cả bốn thân phần, uống nước rồi ra đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, với tâm thỉnh thoảng được mở rộng và tịnh tín; những cái gì thuộc thân hành không thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; những cái gì thuộc khẩu hành không thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; những cái gì thuộc tâm thỉnh thoảng được rộng mở và sáng suốt, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

⑷ Ở đây, này các Hiền giả, người này với THÂN HÀNH KHÔNG THANH TỊNH, VỚI KHẨU HÀNH KHÔNG THANH TỊNH VÀ THỈNH THOẢNG TÂM KHÔNG ĐƯỢC RỘNG MỞ VÀ TỊNH TÍN. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?

Ví như, này các Hiền giả, có người đau bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, đang đi giữa đường, có làng xa trước mặt, có làng xa sau lưng, nó không có được các đồ ăn thích đáng, nó không có được các dược phẩm trị bệnh thích đáng, không có được sự giúp đỡ thích đáng, không có người hướng dẫn đưa đến tận cuối làng.

Một người khác cũng đang đi trên đường thấy người ấy. Người này đối với người ấy khởi lên lòng từ, khởi lên lòng thương tưởng, khởi lên lòng từ mẫn: “Ôi, mong rằng người này được các đồ ăn thích đáng, được các dược phẩm trị bệnh thích đáng, được các sự giúp đỡ thích đáng, được người hướng dẫn đi đến cuối làng”. Vì sao? Vì mong rằng người này ở đây không bị suy tổn, tử vong.

Cũng vậy, này các hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm không được mở rộng và tịnh tín, người như vậy cần phải khởi lên lòng từ, cần phải khởi lên lòng thương tưởng, cần phải khởi lên lòng từ mẫn: “Ôi, mong rằng Tôn Giả này, sau khi đoạn tận thân ác hành cần phải tu tập thân thiện hành, sau khi đoạn tận khẩu ác hành cần phải tu tập khẩu thiện hành, sau khi đoạn tận ý ác hành cần phải tu tập ý thiện hành”. Vì sao? Vì mong rằng Tôn giả ấy sau khi thân hoại mạng chung, không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

⑸ Ở đây, này các Hiền giả, người này với THÂN HÀNH THANH TỊNH, KHẨU HÀNH THANH TỊNH, LẠI THỈNH THOẢNG TÂM ĐƯỢC RỘNG MỞ VÀ TỊNH TÍN. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?

Ví như, này các Hiền giả, một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt đẹp đẽ và được nhiều loại cây che bóng. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy sau khi lặn xuống trong hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước, nó ra khỏi hồ, liền qua ngồi hay nằm dưới bóng cây.

Cũng vậy, này các hiền giả, người này với thân hành thanh tịnh, với khẩu hành thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm được cởi mở tịnh tín. Những gì thuộc thân hành thanh tịnh, lúc bấy giờ cần phải tác ý; những gì thuộc khẩu hành thanh tịnh, lúc bấy giờ cần phải tác ý và điều gì thỉnh thoảng tâm được rộng mở và tịnh tín, lúc bấy giờ cần phải được tác ý. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

Này các Hiền giả, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải trừ khử một cách hoàn toàn.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya. Chương V – Năm Pháp, XVII. Phẩm Hiềm Hận. (II) (162) Trừ Khử Hiềm Hận (2)

Có năm trừ khử hiềm hận này, này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?

⑴ Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, TỪ CẦN PHẢI TU TẬP. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.

⑵ Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy, BI CẦN PHẢI TU TẬP. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.

⑶ Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy xả cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

⑷ Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, VÔ NIỆM, VÔ TÁC Ý CẦN ĐƯỢC THỰC HIỆN. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.

⑸ Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, sự kiện NGHIỆP DO MÌNH TẠO CẦN PHẢI AN LẬP là: “Tôn giả là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là khởi nguyên của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm nghiệp thiện hay ác được làm Tôn giả sẽ là người thừa tự nghiệp ấy”. Như vậy, trong người ấy, hiềm hận cần phải được trừ khử.

Này các Tỷ-kheo, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo cần phải trừ khử một cách hoàn toàn.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya. Chương V – Năm Pháp, XVII. Phẩm Hiềm Hận. (I) (161) Trừ Khử Hiềm Hận (1)

Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ông cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống biến mãn người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân” Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

CHƯ TỶ-KHEO, NHƯ NHỮNG KẺ ĐẠO TẶC HẠ LIỆT, DÙNG CƯA HAI LƯỠI MÀ CƯA TAY, CƯA CHÂN; DẦU VẬY, NẾU MỘT AI Ở ĐÂY KHỞI Ý NHIỄM LOẠN, NGƯỜI ẤY DO VẬY KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI THỰC HÀNH GIÁO PHÁP CỦA TA.

Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân”. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.

Và này chư Tỷ-kheo, nếu các Ông luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa này, thì này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy loại ngôn ngữ nào, dầu tế nhị hay thô bạo mà các Ông không kham nhẫn được chăng?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Chư Tỷ-kheo, do vậy, hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví như cái cưa này, và các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu ngày.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya – 21. Kinh Ví dụ cái cưa (Kakacùpama sutta)

 

Bài Viết Liên Quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận, Oan Trái, Web, FB
  • Kham Nhẫn Đến Mức Nào? – (Bài 1), Web, FB
  • Kham Nhẫn Đến Mức Nào. Bài 2, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB

  • Tu Tập Thiền Định VớI Đề Mục Từ Tâm – Phần 1, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định VớI Đề Mục Từ Tâm – Phần 2, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định VớI Đề Mục Từ Tâm – Phần 3, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định VớI Đề Mục Từ Tâm – Phần 4, Web, FB

  • “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không?, Web, FB
  • Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
  • Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
  • Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB

  • Vun Bồi Tâm Từ (Và Cả Bi, Hỷ, Xả), Web, FB
  • Tôi Phải Tu Tập Tâm Từ, Vô Hận, Vô Sân Đến Mức Nào?, Web, FB
  • Lưu Ý Về Tu Tập Bi – Hỷ – Xả Trong Khi Tu Tập Rải Tâm Từ, Web, FB
  • Năm Tính Chất Của Hư Không Nên Được Hành Trì Là Gì?, Web, FB

  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Video Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức : , Youtube
  • Tụng Buổi Tối Sau Thời Thiền, Web, FB
  • Metta Sutta Kinh Tâm Từ – Karaniya Metta Sutta: Tự Học Pali – Việt, Web, FB

  • Ghê Sợ Tội Lỗi – Hiri, Hổ Thẹn Tội Lỗi – Ottappa, Web, FB
  • Thế Nào Là Tám Pháp Đối Trị Dã Dượi Buồn Ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên) Trong Khi Hành Thiền?, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB

  • Đoạn Tận Năm Triền Cái Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
  • Ba Căn Thiện: Alobha: Không -Tham, Adosa: Không – Sân, Amoha: Không – Si, Web, FB
  • Chỉ Trích, Chê Bai, Vu Khống, Web, FB
  • Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB

  • Món Qùa Pháp Bảo: Audio Pháp Thoại, Web, FB
  • Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB

  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông Sg, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube

Bài viết trên Facebook, 22 tháng 5