Thiên đường ở đâu
THIÊN ĐƯỜNG Ở ĐÂU
– SB: Thiên đường ở đâu: trong hay ngoài ? Nay thỉnh giáo.
– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala: Theo những lời Đức Phật được ghi lại trong Tam Tạng kinh điển Pali thì Thiên giới, nơi các chúng sinh chư Thiên và chư Phạm Thiên có cuộc sống chỉ toàn hạnh phúc bình an, không bị các khổ thọ gây khổ đau phiền não, và có tuổi thọ dài lâu kéo dài thậm chí hàng tỷ năm … v. v…… được coi là Thiên đường theo quan niệm của một số truyền thống tôn giáo, tâm linh khác. Theo Phật Giáo, Thiên giới nằm trong Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), tức thuộc thế giới hữu vi bao gồm danh (tinh thần: tâm và tâm sở) và sắc (vật chất) sinh diệt phụ thuộc lẫn nhau trùng trùng duyên khởi. Siêu thế Niết Bàn là thực tại tuyệt đối vô vi không thuộc Tam giới không từ ngữ của thế gian hữu vi có thể mô tả đầy đủ rốt ráo được.
Nhưng nhân đây có đôi điều về thế giới quan theo những lời dạy của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy Theravada (Vi Diệu Pháp, Abhidhamma) dành cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu về Đạo Phật Nguyên Thủy:
Theo Vi Diệu Pháp (Abhidamma), một tạng trong Tam tạng kinh điển Phật giáo thì Thế giới bao gồm tất cả các Pháp:
– Tất cả các pháp (Dhamma) bao gồm
❶ Pháp Tục đế (Chế Định): Samuttisacca, và
❷ Pháp Chân đế (Thực Tại Tuyệt đối): Paramatthasacca.
– ❶ Pháp tục đế (Chế Định) bao gồm
⑴ Danh chế định và
⑵ Nghĩa chế định.
– ❷ Pháp Chân đế (Thực tại tuyệt đối) bao gồm ⑴ Pháp Vô vi (Niết bàn): bất sinh bất diệt; và
⑵ Pháp Hữu vi (Tâm, tâm sở và vật chất tức Danh và Sắc): sinh diệt vô thường.
Như vậy, trong cách phân loại này Thiên giới (cũng như các phạm trù khác như Địa ngục, Đàn ông, Đàn bà, núi, sông…) không thuộc Pháp Chân đế (Thực Tại Tuyệt đối), mà thuộc pháp Tục đế (Danh chế định và Nghĩa chế định). Niết bàn là một Thực tại tuyệt đối, thuộc pháp Chân đế Vô vi.
Chư thiên trong thiên giới tuy được hưởng phước báu, lạc thú vô lượng, không thể nghĩ bàn như lời Đức Phật nói trong kinh Hiền Ngu và các kinh khác, nhưng vẫn phải chịu qui luật sinh tử, khi thân hoại mạng chung phải tái sinh vào các cảnh giới khác nhau tùy theo nghiệp đã được tạo nên trong quá khứ.
Chỉ có bậc Alahán mới không còn tái sinh, chấm dứt sinh tử luân hồi hoàn toàn và vĩnh viễn, chứng nhập Niết bàn.
Để có thể tái sinh trong cảnh lạc thú trong cõi người hoặc cõi Thiên giới cần tạo nhiều thiện nghiệp thông qua bố thí, trì giới và tu tập Thiền Định Samatha.
Để thực chứng Đạo Quả, chứng nhập Niết bàn ngoài những thiện pháp nêu trên cần phải tu tập Thiền Minh Sát Vipassana như lời Đức Phật dạy trong kinh Đại tứ niệm xứ và các kinh khác.
Nguyện cho các thiện nam tín nữ sớm gặp được và thực hành theo chánh pháp đạt tới giác ngộ giải thoát, hạnh phúc thật sự, tự do thật sự.
Trân trọng.
VỀ MỘT SỐ CÕI THIÊN GIỚI DỤC GIỚI
– Này các Tỷ–kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Như thế nào, này các Tỷ–kheo, là ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn?
… (giống như kinh 41 trên, từ đoạn số 22 đến 10)… (Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu)
– Này các Tỷ–kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Ðến như thế nào là quả lớn? Ðến như thế nào là lợi ích lớn? Ðến như thế nào là rực rỡ lớn? Ðến như thế nào là biến mãn lớn?
Ví như, này các Tỷ–kheo, có người áp đặt chủ quyền cai trị trên mười sáu quốc độ lớn này tràn đầy bảy báu, như Anga, Magadha, Kàsìkosala, Vajjì, Cetì, Vamsà, Kurù, Pancàlà, Macchà, Sùrasenà, Asska, Avantì, Gandhàrà, Kambojà. Nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một ngày trai giới thành tựu tám chi phần. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi, này các Tỷ–kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên.
Năm mươi năm của một đời người, này các Tỷ–kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên Bốn thiên vương. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Năm mươi năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên Bốn thiên vương. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ–kheo: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên Bốn thiên vương”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ–kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “.
Một trăm năm của một đời người, này các Tỷ–kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ–kheo: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Ba mươi ba”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ–kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “.
Hai trăm năm của một đời người, này các Tỷ–kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Yàma. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Yàma. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ–kheo: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Yàma”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ–kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên”.
Bốn trăm năm của một đời người, này các Tỷ–kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tusità (Ðâu–Xuất). Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tusità. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ–kheo: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tusità”. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ–kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “.
Tám trăm năm của một đời người, này các Tỷ–kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Tám ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra,… với hạnh phúc chư Thiên “.
Mười sáu trăm năm của một đời người, này các Tỷ–kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ–kheo: “Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Do vậy, Ta nói: “Nhỏ nhoi thay, này các Tỷ–kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên “.
Chớ giết hại loại sanh
Chớ lấy của không cho
Chớ nói lời nói láo
Chớ uống thứ rượu say
Từ bỏ phi Phạm hạnh
Từ bỏ không dâm dục
Không ăn vào ban đêm
Tránh không ăn phi thời
Không mang các vòng hoa
Không dùng các hương liệu
Hãy nằm trên tấm thảm
Trải dài đất làm giường
Chính hạnh trai giới này
Ðược gọi có tám phần
Do đức Phật nói lên
Ðưa đến đoạn tận khổ
Mặt trăng và mặt trời
Cả hai thấy lành tốt
Chỗ nào chúng đi tới,
Chúng chói sáng hào quang
Chúng làm mây sáng chói
Giữa hư không chúng đi
Trên trời chúng chói sáng
Sáng rực mọi phương hướng
Trong khoảng không gian ấy
Tài sản được tìm thấy
Trân châu và ngọc báu
Lưu ly đá cầu may
Vàng cục trong lòng đất
Hay loại Kancana
Cùng loại vàng sáng chói
Ðược gọi Hataka
Tuy vậy chúng giá trị
Chỉ một phần mười sáu
Với hạnh giữ trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Kể cả ánh sáng trăng
Với cả vòm trời sao
Vậy người nữ, người nam
Giữ gìn theo tịnh giới
Hành Bồ–tát trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Làm các thiện công đức
Ðem lại nhiều an lạc
Ðược sanh lên cõi trời
Không bị người cười chê.
Nguồn: Tăng chi bộ kinh – V. Phẩm ngày trai giới – (II) (42) Ngày Trai Giới
Bổ xung 22/8/2021 – Hỏi Đáp về Thế giới quan và nhân sinh quan:
+ Nhân: Người – Sinh: Sự sống
+ Thế giới: toàn bộ mọi hiện tượng, quy luật tự nhiên của vũ trụ tự nhiên nói chung và của xã hội xã hội loài người nói riêng
+ Quan: Quan niệm, quan điểm, quan kiến, thấy biết, hiểu biết
>> Nhân sinh quan là quan niệm, quan điểm quan kiến, thấy biết, hiểu biết về con người và sự sống con người, cũng tức là về những định luật diễn hóa trong bản thân con người và trong các mối quan hệ xã hội của con người.
>> Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan niệm, quan điểm, quan kiến, thấy biết, hiểu biết của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội.
Nhân sinh quan là một bộ phận của thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: ta là ai? sinh ra từ đâu? chết đi về đâu? lẽ sống của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao? và phải sống đối nhân xử thế như thế nào cho xứng đáng? … v.v…
Thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo là một hệ thống khổng lồ các kiến thức, trí tuệ thâm sâu vi diệu về bản chất và các qui luật chân lý của thế giới và các loài chúng sinh, đặc biệt là vị trí nhân loại trong các mối quan hệ tự nhiên và xã hội – bao gồm: ① thế giới không gian các cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới; ② thế giới các chúng sinh hữu tình Chư Thiên, Loài Người, Sinh vật súc sinh, Ngạ quỷ ; ③ thế giới các hành tức sự hoạt động và tương tác của tất cả các pháp.
“Nền tảng Phật giáo” (Bộ sách Phật giáo Nguyên thủy Theravada do Ngài Hộ Pháp biên soạn) là những bước đầu tiên giúp chúng ta có thể có được hiểu biết đúng đắn không si mê về thế giới quan và nhân sinh quan theo sự thật, chân lý đã được Đức Phật, bậc Toàn Trí đã tự mình thực chứng giác ngộ và truyền dạy để có thể thực hành, sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa nhất, lợi ích nhất khi có Đại phước được làm người bình thường lành lặn đầy đủ các giác quan, có Đại phước của Đại phước được gặp Chánh Pháp của Như Lai còn đang tỏa sáng trên thế gian.
Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây, đã là quá đủ khổ đau trong luân hồi sinh tử, mỗi người chúng ta cần nỗ lực tinh tấn dũng mãmh không thối chuyển luôn tác ý tinh tấn trong 10 thiện nghiệp, luôn tránh xa 10 ác nghiệp: ① không sát sinh, ② không trộm cắp, ③ không tà dâm, ④ không nói đối, ⑤ không nói lời hai lưỡi, ⑥ không nói lời độc ác, ⑦ không nói lời phù phiếm, ⑧ không tham lam, ⑨ không sân hận, ⑩ không tà kiến; không ngừng tích tạo 10 phước nghiệp: ① bố thí, ② trì giới, ③ tu tiến tâm và tuệ, ④ cung kính, ⑤ phục vụ, ⑥ tùy hỷ phước, ⑦ hồi hướng phước, ⑧ thỉnh pháp, ⑨ thuyết pháp, ⑩ sửa đổi tà kiến. Chỉ với việc vun bồi pháp học và pháp hành Bát Thánh Đạo Giới Định Tuệ trên căn bản như vậy mới có thể đạt được mục đích rốt ráo thánh thiện của đời người.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
(Trả lời câu hỏi của Nguyễn Hồng:
Kính bạch sư, Theo sự hiểu biết của con thì thế giới quan là cảnh tượng của tâm Pháp. phải không ạ xin sư từ bị chỉ dạy cho con ạ
Còn nhơn sanh quan là người. Người thì có 4 đại hợp lại thành là đất.nước, gió.lửa, và 5 uẩn
Còn vũ trụ quan. là hư không. xin sư chỉ dạy cho con ạ.con cảm ơn sư. sadhu sadhu.)
Bài viết liên quan
- Địa ngục có hay không, Web, FB
- Như thế nào là thế giới quan theo kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
- Đạo Phật có mâu thuẫn khoa học không, Web, FB
- Nibbāna – Niết bàn thiết thực hiện tại (có thể thấy được ngay trong kiếp sống này) là gì, Web, FB
- Niết bàn ngay trong hiện tại, Web, FB
- Thế nào là vô vi – Niết bàn – đến bờ bên kia, Web, FB
- Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
- Như Lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ, Web, FB
- Giác ngộ có nghĩa là là gì, Web, FB
- Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, Web, FB
- Con đường nào dẫn đến vô vi, Niết bàn, Web, FB
- Đường tới Niết bàn – tu tập tâm: quán tưởng bất tịnh thức ăn, Web, FB
- Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
- Có thể sờ thấy Niết bàn, Web, FB
- Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
- Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
- Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
- Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
- Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
- Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
- Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
- Bát thánh đạo, Web, FB
- Bát chánh ðạo là ðường tối thượng, Web, FB
- Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Anata – vô ngã là gì, Web, FB
- Who am i, ta là ai, Web, FB
- Điều này không thể xảy ra, Web, FB
- Quả của nghiệp là công lý vũ trụ không có mắt, Web, FB
- Không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệt (Pháp cú 127), Web, FB
- Nghiệp và quả (kamma và vipaka), Web, FB
- Nghiệp và quả của nghiệp, Web, FB, Web Link
- Quả của thiện và ác nghiệp rất lạ lùng, Web, FB
- Quả của nghiệp (kammaphala), Web, FB
- Thế nào là nghiệp trọng yếu, Web, FB
- Các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra, Web, FB
- Hồi hướng công đức phước báu tới thân nhân quá vãng như thế nào, Web, FB
- Như nắm muối bỏ chén, Web, FB
- Phước – tuệ đồng tu, Web, FB