Sikkhā là gì

SIKKHĀ LÀ GÌ❓

(Tam Học: Tăng thượng Giới – Tăng thượng Định – Tăng thượng Tuệ là gì❓)

––––––––––––––––––––––––––––––

Sikkhā là một từ vô cùng quan trọng, xuất hiện rất nhiều lần trong rất nhiều bài kinh, nhiều điều Giới Luật do chính Đức Phật Toàn Giác thuyết giảng về lộ trình tu tập Bát Thánh Đạo, chia thành ba nhóm là

⚀ Giới (① Chánh Ngữ, ② Chánh Nghiệp, ③ Chánh Mạng),

⚁ Định (④ Chánh Tinh tấn, ⑤ Chánh Niệm, ⑥ Chánh Định),

⚂ Tuệ (⑦ Chánh Kiến, ⑧ Chánh Tư duy),

chỉ có trong Phật giáo, dẫn đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Giới – Định – Tuệ chính là nội dung cốt tủy của Sikkhā, tức Giới – Định – Tuệ chính là nội dung cốt tủy của những điều tối cần thiết

⚀ phải HỌC để rõ biết (pariññeyyam),

⚁ phải HÀNH để đoạn tận (pahātabbam) các nhân bất thiện Tham Sân Si,

⚂ phải THÀNH TỰU VIÊN MÃN (sacchikātabbam), tức chứng đắc Đạo – Quả, liễu ngộ Tứ Thánh Đế, thể nhập Niết Bàn theo Chánh pháp của Đức Thế Tôn.

Các Phật tử người Miến được giảng giải ý nghĩa của từ sikkhā này gồm 3 phần không thể thiếu, cùng hợp lại là: ① Học + ② Tập/Hành + ③ Tinh tấn Thành tựu. Như vậy sikkhā có thể dịch sát nghĩa sang tiếng Việt là ‘Tinh tấn học – hành’ hay ‘Tinh tấn học – tập’ – tức là sikkhā đồng nghĩa với việc ‘có học có hành một cách tinh tấn’, chứ không phải là chỉ chữ ‘HỌC’ theo nghĩa hiểu biết suông về mặt lý thuyết, xa rời thực hành – tu tập – vun bồi cho đến khi thành tựu viên mãn.

Trong các bản dịch tiếng Anh các dịch giả sử dụng các từ learn/study; train oneself; practice; discipline đều không thật sự gom đủ các ý nghĩa của từ sikkhā này.

Trong các bản dịch tiếng Việt cũng vậy, các dịch giả thường bỏ qua chữ ‘tập’ / chữ ‘hành’ trong cụm từ ‘học – tập’/’học – hành’, và thường sikkhā được dịch là ‘học’, hoặc ‘học Giới’, hoặc ‘học Pháp’.

Dưới đây là một số ví dụ về thuật ngữ sikkhā sử dụng trong các bản dịch Việt của Tạng kinh Nikaya và Tạng Luật Vinaya:

– TAM HỌC – Tăng thượng Giới học, Tăng thượng Tâm (tức Định) học, Tăng thượng Tuệ học: TISSO SIKKHĀ – adhisīlasikkhā, adhicittasikkhā, adhipaññāsikkhā.

– NGŨ HỌC GIỚI: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngôn, không uống các loại rượu: PAÑCA SIKKHĀPADĀNI – pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, kāmesumicchācārā veramaṇī, musāvādā veramaṇī, surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī.

– HỌC GIỚI / HỌC PHÁP – sống (không) cung kính, (không) tùy thuận học Giới / học Pháp: … SIKKHĀYA sagāravo viharati sappatisso…; … SIKKHĀYA agāravo viharati appatisso…

– 75 HỌC GIỚI (trong Giới Bổn Patimokkha): 75 SIKKHĀ karaṇīyā.

Ví dụ trong Tăng Chi Kinh – Aṅguttara Nikāya – IX. Phẩm Sa–Môn, bản dịch của HT Thích Minh Châu, từ sikkhā trong bài đầu tiên dịch là Học Giới, trong bài kinh thứ hai dịch là Học Pháp:

––––––––––––––––––––––––––––––

3.89. Học Giới – Paṭhamasikkhattayasutta

https://suttacentral.net/an3.89/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

– Có ba học giới này [Tisso imā, bhikkhave, sikkhā].

Thế nào là ba? [Katamā tisso?]

❶ Tăng thượng giới học [Adhisīlasikkhā],

❷ tăng thượng định học [adhicittasikkhā],

❸ tăng thượng tuệ học [adhipaññāsikkhā].

🍀

❶ THẾ NÀO LÀ TĂNG THƯỢNG GIỚI HỌC?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo giữ giới [sīlavā hoti]… chấp nhận, học tập trong các học giới [samādāya sikkhati sikkhāpadesu].

Này các Tỷ–kheo, đây gọi là tăng thượng giới học [adhisīlasikkhā].

🍀

Và này các Tỷ–kheo,

❷ THẾ NÀO LÀ TĂNG THƯỢNG ĐỊNH HỌC?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo

⚀ ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ;

⚁ … diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm;

⚂ … ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba;

⚃ … xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ–kheo, đây gọi là tăng thượng định học [adhicittasikkhā].

🍀

Và này các Tỷ–kheo,

❸ THẾ NÀO LÀ TĂNG THƯỢNG TUỆ HỌC?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo

① như thật rõ biết: “Ðây là khổ”,

② như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”,

③ như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”,

④ như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”.

Này các Tỷ–kheo, đây gọi là tăng thượng tuệ học [adhipaññāsikkhā].

🍀

Những pháp này, này các Tỷ–kheo, là ba học giới [Imā kho, bhikkhave, tisso sikkhā”ti].

––––––––––––––––––––––––––––––

3.90. Học Pháp – Dutiyasikkhattayasutta

https://suttacentral.net/an3.90/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

—Này các Tỷ–kheo, có ba học pháp này [Tisso imā, bhikkhave, sikkhā].

Thế nào là ba? [Katamā tisso?]

❶ Tăng thượng giới học [Adhisīlasikkhā],

❷ tăng thượng định học [adhicittasikkhā],

❸ tăng thượng tuệ học [adhipaññāsikkhā].

… (Hoàn toàn giống như kinh trước với ❶ TĂNG THƯỢNG GIỚI HỌC và ❷ TĂNG THƯỢNG ĐỊNH HỌC, nhưng TĂNG THƯỢNG TUỆ HỌC có khác) …

Và này các Tỷ–kheo,

❸ THẾ NÀO LÀ TĂNG THƯỢNG TUỆ HỌC?

[Katamā ca, bhikkhave, adhipaññāsikkhā?]

Ở đây, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát [Idha, bhikkhave, bhikkhu āsavānaṁ khayā anāsavaṁ cetovimuttiṁ paññāvimuttiṁ diṭṭheva dhamme sayaṁ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati].

Này các Tỷ–kheo, đây gọi là tăng thượng tuệ học.

Các pháp này, này các Tỷ–kheo, là ba học pháp [Imā kho, bhikkhave, tisso sikkhāti].

Người tinh tấn, nghị lực

Kiên trì và Thiền tu

Sống hộ trì các căn

Hãy hành ba tăng thượng

Trước thế nào, sau vậy

Sau thế nào, trước vậy

Dưới thế nào, trên vậy

Trên thế nào, dưới vậy

Ngày thế nào, đêm vậy

Ðêm thế nào, ngày vậy.

Hãy nhiếp phục mọi phương

Với vô lượng tâm định

Ðây gọi hữu đạo học

Là thuần tịnh hạnh đức

Ðây gọi là Chánh giác

Bậc trí đạt tối hậu

Với thức được đoạn diệt

Ái diệt, được giải thoát

Như đèn sáng tịch diệt

Tâm vị ấy giải thoát.

––––––––––––––––––––––––––––––

Aṅguttara Nikāya – IX. Phẩm Sa–Môn – 3.86. Hữu Học – Paṭhamasikkhāsutta

––––––––––––––––––––––––––––––

– Này các Tỷ–kheo, bản tụng đọc này gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy.

Này các Tỷ–kheo, tất cả được thâu nhiếp họp lại thành ba học giới này.

Thế nào là ba? [Katamā tisso?]

❶ Tăng thượng giới học [Adhisīlasikkhā],

❷ tăng thượng định học [adhicittasikkhā],

❸ tăng thượng tuệ học [adhipaññāsikkhā].

Chính ba học giới này, này các Tỷ–kheo, thâu nhiếp tất cả.

⚀ [BẬC THÁNH DỰ LƯU]

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ Kheo

① đối với các giới luật, hành trì toàn phần,

② đối với định, hành trì một phần,

③ đối với tuệ, hành trì một phần.

[Idha, bhikkhave, bhikkhu

① sīlesu paripūrakārī hoti

② samādhismiṁ mattaso kārī

③ paññāya mattaso kārī.]

Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng.

Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến Chánh giác.

⚁ [BẬC THÁNH NHẤT LAI]

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ Kheo

① đối với các giới luật, hành trì toàn phần,

② đối với định, hành trì một phần,

③ đối với tuệ, hành trì một phần.

[Idha pana, bhikkhave, bhikkhu

① sīlesu paripūrakārī hoti

② samādhismiṁ mattaso kārī

③ paññāya mattaso kārī.]

Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng.

Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, chỉ trở về thế giới này một lần, rồi đoạn tận khổ đau.

⚂ [BẬC THÁNH BẤT LAI]

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ kheo

① đối với các giới luật, hành trì toàn phần,

② đối với định, hành trì toàn phần,

③ đối với tuệ, hành trì một phần.

Idha pana, bhikkhave, bhikkhu

① sīlesu paripūrakārī hoti

② samādhismiṁ paripūrakārī

③ paññāya mattaso kārī.

Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao? Ở đây, này các Tỷ–kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng.

Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết–bàn, không còn phải trở lui đời này nữa [Thánh Bất lai].

⚃ [BẬC THÁNH ALAHÁN]

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ kheo

① đối với các giới luật, hành trì toàn phần,

② đối với định, hành trì toàn phần,

③ đối với tuệ, hành trì toàn phần.

[Idha pana, bhikkhave, bhikkhu

① sīlesu paripūrakārī hoti

② samādhismiṁ paripūrakārī

③ paññāya paripūrakārī.]

Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng.

Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Vị ấy, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát [Thánh Alahán].

🍀

Như vậy, này các Tỷ–kheo,

người hành trì có một phần, thành tựu được một phần;

người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần.

Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ–kheo, các học giới [sikkhāpadāni] không phải là rỗng không [vô ích].

[Iti kho, bhikkhave, padesaṁ padesakārī ārādheti paripūraṁ paripūrakārī. Avañjhāni tvevāhaṁ, bhikkhave, sikkhāpadāni vadāmī”ti.]

– Hết trích dẫn –

💟

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị

❶ tránh xa các tà thuyết mơ hồ, ảo tưởng, xảo ngôn loạn Đạo cho rằng không cần tu tập viên mãn đầy đủ Giới Định Tuệ, tu đạo nào cũng là tu miễn là phù hợp căn cơ không nên chấp trước phân biệt chánh tà, đúng sai, tốt xấu, đả phá người chỉ ra Tà Pháp Tà Đạo;

❷ tránh xa tà thuyết không cần tu thiền định cũng có thể đạt được tâm thanh tịnh trong sáng hồn nhiên, cũng có thể đạt được tuệ giác ngộ giải thoát, đả phá người tinh tấn tu tập Giới – Định – Tuệ;

❸ tránh xa tà thuyết chỉ cần tùy duyên thuận pháp không cần tinh tấn đoạn trừ các ác pháp bất thiện pháp, cho rằng mong muốn thực hành đạt tới thanh tịnh giới, thanh tịnh tâm, thanh tịnh tuệ dẫn đến đắc Đạo đắc Quả là tham muốn phiền não;

❹ tránh xa tà thuyết chưa qua biển khổ tới bờ bên kia đã hô hào bỏ bè Chánh pháp, đả phá người kiên định học và hành theo Chánh pháp … v.v…

Cầu mong cho quý vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Bài viết liên quan

  • Tứ thánh đế – bài 4/4, Web, FB
  • Sikkhā là gì, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát chánh ðạo là ðường tối thượng, Web, FB
  • Con đường duy nhất: Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát thánh đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc thánh, Web, FB
  • 4 thánh đế, 4 bậc thánh, 4 đạo & 4 quả, 4 bậc alahán, Web, FB
  • Quán pháp: tứ thánh đế:
  • QUÁN PHÁP – TỨ THÁNH ĐẾ: thực hành tu tập định & tuệ hiệp thế dẫn đến định & tuệ siêu thế như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Vì sao không còn thèm muốn các lý thuyết của những người khác, Web, FB
  • Như thế nào là người đang thấy Pháp đang thấy Như Lai, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Như thế nào là thế giới quan theo kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
  • Thực tại tột cùng (Paramattha) là gì, Web, FB
  • Thiên giới (Thiên đàng), có hay không?, Web, FB
  • Đạo Phật có mâu thuẫn khoa học không, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Ðường ðến hạnh phúc tối thượng, Web, FB
  • Thần dược: “Nói lời tốt lành – Nghĩ điều chân chính – Làm việc hướng thượng”, Web, FB
  • Thần chú siêu thoát, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 15 tháng 12, 2021