QUÁN PHÁP – TỨ THÁNH ĐẾ: thực hành tu tập định & tuệ hiệp thế dẫn đến định & tuệ siêu thế như thế nào

[lwptoc]

QUÁN PHÁP – TỨ THÁNH ĐẾ: THỰC HÀNH TU TẬP ĐỊNH & TUỆ HIỆP THẾ DẪN ĐẾN ĐỊNH & TUỆ SIÊU THẾ NHƯ THẾ NÀO

Tài liệu hướng dẫn thực hành – biên soạn theo “Thanh Tịnh Đạo” bởi Sumangala Bhikkhu Viên Phúc – Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

Tài liệu dành cho những hành giả thực hành chuyên sâu, không thích hợp cho những hành giả sơ cơ cũng như những người chỉ lý thuyết không thực hành.

DẪN NHẬP

“Phương pháp tu tập loại định liên hệ tám thánh đạo (xuất thế) bao gồm trong phương pháp tu tập tuệ, vì trong khi tu tuệ, định cũng được phát triển.” đã được Đại Trưởng Lão Thánh Alahán Buddhagosha chỉ dẫn một cách đầy đủ và thâm sâu trong cuốn cẩm nang thực hành “Thanh Tịnh Đạo” của truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada [1].

Sau những bước tu tập vun bồi vững chắc nền tảng là Giới: vị ấy đã bước đầu có được Tín tâm, sống cuộc sống thiểu dục tri túc, giới hạnh trong sạch, chú tâm cảnh giác, thu thúc lục căn, chánh niệm tỉnh giác, đoạn trừ năm chướng ngại tâm – vị ấy cần phải tu tập Định và Tuệ. Mà định tuệ không dễ gì biết được, huống nữa là tu tập, nếu nó được dạy quá vắn tắt. Bởi thế muốn đề cập chi tiết phương pháp tu tập định và tuệ, có loạt vấn đề sau đây:

(i) Ðịnh là gì?

(ii) Ðịnh có nghĩa thế nào?

(iii) Đặc tính, bản chất, tướng trạng và nhân gần của định?

(iv) Có bao nhiêu loại định?

(v) Gì là cấu uế của định?

(vi) Gì làm định thanh tịnh?

(vii) Làm sao tu tập định?

(viii) Lợi ích tu tập định?

 

(i) Gì là tuệ?

(ii) Tuệ có nghĩa gì?

(iii) Thế nào là đặc tính, nhiệm vụ, thể hiện và nhân gần của tuệ?

(iv) Có bao nhiêu thứ tuệ?

(v) Tuệ đươc tu tập như thế nào?

(vi) Gì là những lợi ích của việc tu tuệ?

Với các câu hỏi trên, không chỉ các hành giả sơ cơ mà cả những hành giả chuyên sâu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy tìm câu trả lời đúng đắn và đầy đủ để thực hành, trong kho tàng kiến thức đồ sộ thâm sâu do Đức Thế Tôn truyền dạy, được ghi lại trong Tam Tạng Pali, nếu không biết cách dựa vào những chỉ dẫn, chú giải của các bậc Thánh Alahán tiền bối, trong số đó nổi bật nhất là cuốn Cẩm nang tu tập: “Thanh Tịnh Đạo”, của Trưởng Lão Alahán Buddhaghosa [2].

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu kỹ về Định samadhi, trong bài viết này theo “Thanh Tịnh Đạo” chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thêm pháp thực hành vun bồi Tuệ paññā căn cứ trên kinh điển Tam Tạng Pali về Quán Pháp Tứ Thánh Đế.

Trước hết chúng ta cần thống nhất với nhau một số khái niệm cơ bản:

🔶 Tuệ (pannà) có nhiều loại và nhiều khía cạnh. Một câu trả lời nhằm giải thích mọi sự sẽ không hoàn tất được ý định của nó mà cũng khó đạt đến mục tiêu, lại còn đưa đến tán loạn. Bởi thế chúng ta sẽ chỉ giới hạn vào loại tuệ muốn đề cập ở đây, là TUỆ VỚI NGHĨA LÀ QUÁN TRÍ ĐƯA ĐẾN THIỆN TÂM.

🔶 Tuệ có nghĩa gì?

Ðó là HÀNH VI HIỂU BIẾT (PAJÀNANA) KHÁC VỚI NHỮNG KIỂU TƯỞNG TRI (SANJÀNANA) VÀ THỨC TRI (VIJÀNANA).

Vì mặc dù trạng thái biết cũng có mặt trong tưởng, trong thức, và trong tuệ, song tưởng chỉ là sự nhận biết một đối tượng, như xanh hay vàng, nó không đem lại sự thấu hiểu sâu xa bản chất của đối tượng ấy là vô thường, khổ, vô ngã.

Thức biết được đối tượng là xanh, vàng, vv. và cũng phát sinh được sự thấu hiểu bản chất, nhưng không phát sinh do tinh cần, sự xuất hiện đạo lộ siêu thế.

Tuệ vừa biết đối tượng theo cách đã nói, vừa PHÁT SINH SỰ THẤU HIỂU SÂU XA, mà vừa ĐEM LẠI SỰ THỂ HIỆN ĐẠO LỘ SIÊU THẾ DO TINH CẦN TINH TẤN.

[Thanh Tịnh Đạo]

-– Hết trích dẫn —

Để giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn, hành giả – vị an trú vững trãi trên đất Giới cần thực hành tu tập Định và Tuệ theo “… con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.” [3].

Ở đây, trong phạm vi hạn chế của bài viết này, trong số bốn pháp Quán Tứ Niệm Xứ về Thân Thọ – Tâm – Pháp [3] sẽ giới thiệu về một trong Pháp Quán Pháp thứ năm trong 5 pháp quán về Pháp mô tả trong Đại kinh Tứ Niệm Xứ (gồm: ① Quán Năm triền cái, ② Quán Năm Thủ Uẩn, ③ Quán Sáu nội ngoại xứ, ④ Quán Bẩy giác chi, ⑤ Quán Bốn Thánh Đế): đó là Quán Tứ Thánh Đế theo phần giảng giải “Chương XVI – Mảnh Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng: Căn Ðế” trong “Thanh Tịnh Đạo” [4] của Ngài Trưởng Lão Alahán Buddhaghosa.

QUÁN PHÁP – TỨ THÁNH ĐẾ

… Lại nữa này các Tỷ kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo như thật tuệ tri: “Ðây là khổ”; như thật tuệ tri: “Ðây là khổ tập”; như thật tuệ tri: “Ðây là khổ diệt”; như thật tuệ tri: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”.

Bốn Sự Thật hay Tứ Thánh Đế: Khổ -Tập – Diệt – Đạo:

1. Thánh đế về Khổ

… Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, ái biệt ly, oan gia hội, cầu bất đắc là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

2. Thánh đế về Tập khởi của khổ

… Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

3. Thánh đế về khổ Diệt

… Này các Tỷ kheo, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).

4. Thánh đế về Ðạo diệt khổ

… Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

[Nguồn: Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Tứ Niệm Xứ]

-– Hết trích dẫn —

Theo chú giải trong “Thanh Tịnh Đạo”:

I – Ý NGHĨA TỨ THÁNH ĐẾ

Ý nghĩa các chân lý về khổ – tập – diệt – đạo được phân tích thành bốn trong mỗi trường hợp, những chân lý “thực, không hư ngụy, không thể khác” (S. v, 435), và cần được thâm nhập bởi những người thâm nhập khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế:

“1. Khổ với nghĩa ① bức bách, ② hữu vi, ③ bốc cháy, ④ biến đổi, đó là bốn nghĩa của thánh đế về khổ, chân thật, không hư ngụy, không thể khác.

2. Tập, tức nguồn gốc hay tập khởi của khổ với nghĩa ① tích tập, ② căn nguyên, ③ trói buộc, ④ chướng ngại, đó là bốn nghĩa của thánh đế về tập khởi của khổ, chân thật, không hư ngụy, không thể khác.

3. Diệt với nghĩa ① thoát ly, ② tách rời, ③ vô vi, ④ bất tử, đó là bốn nghĩa của thánh đế về khổ diệt, chân thật, không hư ngụy, không thể khác.

4. Ðạo với nghĩa ① lối ra, ② nguyên nhân, ③ thấy, ④ ưu thắng, đó là những nghĩa của đạo trong thánh đế về đạo, chân thật, không hư ngụy, không thể khác.”(Ps. ii, 104).

II – Ý NGHĨA TỪ NGỮ

1. Dukkha – Khổ: Du là xấu xa (kucchita), như người ta gọi đứa trẻ hư là Dupputta. Chữ Kham có nghĩa là trống rỗng (tuccha), khoảng trống gọi là Kham. Chân lý thứ nhất là “xấu” vì nó là nơi thường lai vãng của nhiều hiểm nguy và nó trống rỗng vì không trường cửu, không đẹp, không vui, không có tự ngã.

2. Samudaya – Tập: Sam là liên kết như trong các từ Samàgama (tập hợp) sameta (nhóm họp) vv. Chữ U chỉ sự dấy lên, khởi lên, như trong các từ ngữ Uppanna (sanhkhởi), Udita (đi lên) vv. Chữ Aya chỉ lý do (kàrana). Và chân lý thứ hai này là lý do cho sự khởi lên của khổ khi phối hợp với những duyên còn lại. Bởi thế nó được gọi là Dukkha – Samudaya (khổ tập, tập khởi của khổ hay nguồn gốc khổ), vì nó là lý do phối hợp (với những duyên khác) để làm phát sinh khổ.

3. Nirodha – Diệt: Chữ Ni chỉ sự vắng mặt, Rodha là nhà tù. Chân lý thứ ba vắng mặt mọi sanh thú (cõi tái sanh) nên ở đây không có sự bức não của khổ được xem như nhà tù; hoặc, khi chứng diệt, thì không còn nỗi khổ tái sinh được ví như nhà tù. Và bởi nó là đối nghịch với nhà tù nên được gọi là Dukkha-Nirodha) khổ diệt. Hoặc, nó được gọi là khổ diệt, vì là một duyên cho sự diệt khổ gồm trong sự không tập khởi.

4. Nirodha-Gamini-Patipadà – Ðạo diệt khổ: Vì chân lý thứ tư đưa đến sự diệt khổ do chạm mặt với diệt kể như đối tượng, và vì nó là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ, nên gọi là Khổ diệt đạo (đạo lộ diệt khổ).

III – VÌ SAO ĐƯỢC GỌI LÀ THÁNH ĐẾ

① Cả bốn chân lý được gọi là thánh đế bởi vì chỉ có những bậc thánh mới thâm nhập những chân lý này, như kinh nói:”Này các tỷ kheo, có bốn thánh đế này. Gì là bốn? Ðó là Khổ thánh đế… ” (S. v, 425). Vì các bậc thánh thâm nhập các chân lý ấy, nên gọi là bốn thánh đế.

② Lại nữa, những sự thật cao cả gọi là những sự thật thuộc về những bậc thánh, như kinh nói: “Này các tỷ kheo, nhờ tìm ra bốn sự thật cao cả này mà Như lai được tôn xưng là bậc A-la-hán chánh đẳng giác.” (S. v, 433).

③ Lại nữa, thánh đế là những chân lý cao cả. Cao cả có nghĩa là không hư ngụy, không lừa dối, như kinh nói: “Này các tỷ kheo, bốn thánh đế này là chân thực, không hư ảo, không thể khác, nên gọi là thánh.” (S. v, 435).

IV – ĐẶC TÍNH, NHIỆM VỤ, BIỂU HIỆN

1. Chân lý về khổ có ① đặc tính làm sầu muộn đau khổ. ② Nhiệm vụ nó là đốt cháy. ③ Nó biểu hiện bằng sự sanh khởi.

2. Tập đế có ① đặc tính sản xuất. ② Nhiệm vụ nó là ngăn sự gián đoạn. ③ Nó được biểu hiện bằng chướng ngại.

3. Diệt đế có ① đặc tính là bình an thanh tịnh. ② Nhiệm vụ nó là không chết. ③ Nó được biểu hiện bằng sự vô tướng (không có tướng năm uẩn).

4. Ðạo đế có ① đặc tính là ngõ ra. ② Nhiệm vụ nó là từ bỏ cấu uế. ③ Nó được biểu hiện bằng sự nổi lên khỏi cấu uế.

Hơn nữa, bốn chân lý còn có những đặc tính theo thứ tự là sanh và làm cho sanh (khổ, tập); không sanh và làm cho không sanh (diệt, đạo).

Hoặc những đặc tính là hữu vi, tham (khổ, tập); vô vi, thấy rõ (diệt, đạo).

V – TÍNH CHẤT HIỆN THỰC CỦA TỨ THÁNH ĐẾ

Về ý nghĩa, trước hết đế là cái mà đối với những ai xét nó với con mắt tuệ, nó không làm cho lạc lối như ảo giác, không lừa dối như ảo ảnh, không phi thực thực như cái ngã mà ngoại đạo chấp.

Ðúng hơn, đó là lãnh vực của thánh trí, cái tình trạng thực tế không thể lầm lẫn, với những khía cạnh là đau buồn (khổ đế), sản sinh (tập đế), an tịnh (diệt đế), và lối ra (đạo đế).

Chính cái tính chất hiện thực không sai này mới cần được hiểu là ý nghĩa của “đế’, như nóng là đặc tính của lửa, và như tính tự nhiên trên đời là vạn pháp đều bị sanh già chết chi phối, vì Kinh nói: “Này các tỷ kheo, khổ này là thực, không hư dối, không thể khác”. (S. v, 430).

Lại nữa,

Không có niềm đau nào ngoài khổ

Và không gì làm đau mà không phải khổ

Ðiều chắc chắn là khổ làm đau buồn

Ðó là chân lý được nói ở đây

Không có nguồn khổ nào khác hơn tham ái

Nguồn ấy không đem lại cái gì ngoài khổ

Ðiều chắc chắn này về nguyên nhân khổ

Là lý do nó được mệnh danh là chân lý

Không có niềm an tịnh nào ngoài Niết bàn

Niết bàn chỉ có nghĩa là an tịnh

Ðiều chắc chắn Niết bàn là an ổn

Ở đây được xem là chân lý

Không có lối thoát nào ngoài chánh đạo

Chánh đạo quyết định là ngõ thoát

Tính chất đạo lộ chính là ngõ thoát

Làm cho nó được công nhận là chân lý

Ðặc tính chân thật không lỗi lầm này

Tâm điểm cốt tủy của bốn chân lý

Là điều mà bậc trí tuyên bố

Về ý nghĩa của “đế” chung cho cả bốn.

VI – VỀ Ý NGHĨA DANH TỪ SACCA (ĐẾ / CHÂN LÝ /SỰ THẬT)

Danh từ Sacca (đế / chân lý /sự thật) được thấy trong nhiều đoạn với những nghĩa khác nhau, như:

” Hãy để y nói sự thật, đừng giận dữ.” (Dh. 224), đây là sự thật bằng lời.

Trong những đoạn như: “Sa môn, bà la môn căn cứ trên sự thật”, đó là sự thật không nói láo, kiêng nói dối.

Trong đoạn:”Tại sao chúng tuyên bố những sự thật khác nhau?” đó là sự thật với nghĩa là quan điểm.

Và trong đoạn “Chân lý là một, không có thứ hai” (Sn. 884), đó là Niết bàn và đạo lộ, kể như chân lý theo nghĩa tối hậu.

Trong đoạn: “Trong bốn chân lý, có bao nhiêu là thiện?” thì đấy là nói về thánh đế.

VII – TẠI SAO CHỈ LÀ BỐN

Chỉ chừng ấy, không thêm bớt. Nhưng tại sao chỉ có bốn thánh đế được nói?

Vì không còn có đế nào khác, và vì không thể bỏ bớt cái nào. Như kinh nói:”Này các tỷ kheo, không có thể một sa môn, bà la môn nào đến nói được rằng:”Ðây không phải là khổ đế, khổ đế là một cái khác, tôi sẽ để qua một bên khổ đế này, và công nhận một khổ đế khác.”…

Lại nữa, khi tuyên bố sự sinh khởi (quá trình sinh), đức Thế tôn tuyên bố nó có nguyên nhân, và ngài tuyên bố sự vô sanh cũng có một phương tiện để đạt tới.

Bởi thế, những chân lý được công bố có bốn, là số tối đa, đó là sự sanh, vô sanh, và nguyên nhân mỗi thứ.

Cũng thế, chúng được công bố là có bốn, vì chúng cần được ① liễu tri (khổ), ② đoạn tận (tập), ③ chứng đắc (diệt), ④ tu tập (đạo).

Và vì chúng là ① tham ái, ② căn rễ của sự tham ái, ③ ái diệt, và ④ con đường đi đến ái diệt.

Lại nữa, vì chúng là ① sự lệ thuộc, ② lạc thú trong sự lệ thuộc, ③ sự từ bỏ lệ thuộc, và ④ phương tiện đưa đến từ bỏ lệ thuộc.

Trên đây trình bày tại sao chỉ có bốn đế không thêm bớt.

VIII – LÝ DO VỀ THỨ TỰ KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO

Về thứ tự: đây cũng thế, chỉ có thứ tự giáo lý.

① Khổ đế được nêu trước tiên, vì nó dễ hiểu, vì nó thô phù, vì nó chung cho tất cả chúng sinh.

② Chân lý về nguồn gốc khổ được nêu kế tiếp để chỉ rõ nguyên nhân.

③ Rồi đến chân lý về diệt để hiển thị rằng, với sự chấm dứt nguyên nhân, có chấm dứt hậu quả.

④ Chân lý về đạo được nói sau rốt, để chỉ ra Con đường, phương tiện đạt đến Diệt.

Cách khác:

① Ngài công bố khổ trước để gieo một ý thức khẩn trương cho các hữu tình đang bị tóm trong sự hưởng thụ khoái lạc ở các cõi hữu.

② Kế đó ngài dạy chân lý về nguồn gốc khổ, để chứng minh rằng, khổ không phải tự nhiên sinh ra, cũng không do một vị trời nào giáng xuống, mà khổ có một nguyên nhân.

③ Kế đó là Diệt đế, để gieo niềm an ổn bằng cách chỉ ra lối thoát cho những ai muốn cấp tốc thoát khổ sau khi đã bị tràn ngập bởi các khổ và các nhân khổ.

④ Sau cùng là đạo đế được nói để giúp chúng có thể đạt đến diệt khổ. Ðấy là sự trình bày về thứ tự.

IX – GIẢI THÍCH VỀ BỐN CHÂN LÝ

Khi giải thích về bốn chân lý, đức Phật thường mô tả như sau.

1. Về Khổ, có 12 việc như Vibhanga nói:

“⒈ Sanh là khổ, ⒉ già là khổ, ⒊ chết là khổ, ⒋ sầu, ⒌ bi, ⒍ khổ, ⒎ ưu, ⒏ não, ⒐ gần gũi cái không ưa, ⒑ xa lìa cái yêu mến, ⒒ cầu không toại ý, nói tóm lại ⒓ năm thủ uẩn là khổ.”

2. Về nguồn gốc khổ, có ba loại tham ái là ước muốn tái sinh, câu hữu với hỉ và tham, tìm khoái lạc chỗ này chỗ khác, nghĩa là ⒈ dục ái, ⒉ hữu ái và ⒊ phi hữu ái.

3. Về Diệt, chỉ có một nghĩa là Niết bàn, “đó là sự chấm dứt không dư tàn cái khát ái ấy, từ bỏ nó, buông ra, không y cứ vào nó.” (Vbh. 103).

4. Cuối cùng trong phần mô tả đạo lộ:

“Gì là thánh đạo về con đường đưa đến diệt khổ? Ðó là thánh đạo tám ngành, tức là ⒈ chánh kiến, ⒉ chánh tư duy, ⒊ chánh ngữ, ⒋ chánh nghiệp, ⒌ chánh mạng, ⒍ chánh tinh tiến, ⒎ chánh niệm, ⒏ chánh định.” (Vbh. 104)

X – TRÍ VỀ TỨ THÁNH ĐẾ

Trí ấy gồm hai phần là 1. khái niệm và 2. thể nhập.

1. Trí khái niệm là thuộc thế gian, có được do nghe về sự diệt khổ và con đường đua đến khổ diệt.

2. Trí thể nhập là trí xuất thế thì đi sâu vào bốn chân lý bằng cách lấy diệt làm đối tượng, như kinh dạy: “Này các tỷ kheo, ai thấy khổ thấy luôn nguồn gốc khổ, sự chấm dứt khổ, và con đường đưa đến khổ diệt.” (S. v, 437) Với tập, diệt, đạo, cũng như thế (ai thấy Tập thấy cả nguyên nhân của Tập., vv.).

[Nhưng nhiệm vụ của trí sẽ được làm sáng tỏ trong phần thanh tịnh tri kiến, Chương XXII.]

1. Khi trí này còn thuộc thế gian, thì

① khổ trí ngăn chận tà kiến về ngã,

② tập trí ngăn chận đoạn kiến,

③ diệt trí ngăn chận thường kiến,

④ đạo trí ngăn chặn tà kiến cho không có quả báo các nghiệp.

Hoặc

① khổ trí ngăn tà thuyết về quả báo, nói cách khác là thấy thường lạc ngã tịnh trong các uẩn không có thường lạc ngã tịnh;

② tập trí ngăn chận tà thuyết về nhân, nghĩa là thấy có nhân ở chỗ không có, như chủ trương rằng thế giới do tạo hóa sanh, do một nguyên nhân đầu tiên, do thời, do tự nhiên, … v. v…… ;

③ diệt trí ngăn chận tà thuyết về diệt khổ như cho rằng cứu cánh giải thoát là ở vô sắc giới, … v. v…… ;

④ đạo trí ngăn chặn tà trí về phương tiện như cho rằng con đường đưa đến thanh tịnh là ở trong sự đắm mê dục lạc hay khổ hạnh ép xác, trong khi sự thật không vậy.

Bởi thế,

Khi một người mê mờ về khổ

Về nguồn gốc khổ và sự diệt khổ

Về con đường đưa đến khổ diệt

Thì người ấy không thấy được chân lý.

Ðấy là trình bày nhiệm vụ của trí.

XI – VỀ THÀNH PHẦN NỘI DUNG TỨ THÁNH ĐẾ

1. Khổ đế: Tất cả pháp trừ tham, và các pháp vô lậu, đều bao hàm trong khổ đế.

2. Tập đế: Ba mươi sáu kiểu tham (là hữu ái, dục ái, phi hữu ái, mỗi thứ gồm 12 xứ nội ngoại. Không kể ba thời, vì nếu kể thì thành 108) được bao hàm trong tập đế.

3. Diệt đế thì không có trộn lẫn với pháp nào.

4. Đạo đế thì

① Chánh kiến dẫn đầu, bao gồm trạch pháp như ý túc, tuệ căn, tuệ lực và trạch pháp giác chi.

② Chánh tư duy bao hàm ba loại tâm là viễn ly tâm.

[Chú thích: Vào sát-na còn thuộc thế gian, đó là ba tâm riêng biệt là vô tham, từ và bi; vào sát-na đạo lộ chúng được xem như một, do đoạn tận tham, sân và hại].

③ Chánh ngữ bao hàm bốn loại thiện ngữ nghiệp.

④ Chánh nghiệp bao gồm ba loại thiện thân hành.

⑤ Chánh mạng bao hàm thiểu dục tri túc. Hoặc cả ba thứ này làm thành giới hạnh được các bậc thánh yêu thích, và giới được các bậc thánh yêu mến cần phải được giữ bởi bàn tay tín, do đó tín căn, tín lực và tinh tấn như ý túc được bao gồm, vì có mặt cả ba thứ này.

⑥ Chánh tinh tấn bao hàm bốn chánh cần, tấn căn, tấn lực và tinh tấn giác chi.

⑦ Chánh niệm bao hàm bốn niệm xứ, niệm căn, niệm lực và niệm giác chi.

⑧ Chánh định bao hàm ba loại định khởi đầu là định có tầm tứ, định tâm, định căn, định lực và các giác chi Hỉ, Khinh an, Ðịnh, Xả.

Ðấy là trình bày về thành phần nội dung.

XII – VÍ DỤ VỀ TỨ THÁNH ĐẾ

1. Khổ nên xem như gánh nặng,

2. tập như sự mang gánh nặng,

3. diệt như đặt gánh xuống,

4. đạo như phương tiện đặt gánh xuống.

1. Khổ như cơn bệnh,

2. tập như nguyên nhân gây bệnh,

3. diệt như sự hết bệnh,

4. đạo như thuốc chữa bệnh.

1. Khổ như cơn đói,

2. tập như đại hạn (làm mất mùa – ND),

3. diệt như sự sung túc,

4. đạo như mưa đúng thời (làm được mùa).

Lại nữa, những chân lý này có thể được hiểu theo cách dùng những ví dụ sau:

1. sự thù nghịch,

2. nguyên nhân gây hận thù,

3. sự hết hận thù,

4. phương pháp chấm dứt thù hận.

1. Cây độc,

2. rễ cây,

3. sự đốn hết gốc rễ,

4. phương pháp lấy hết gốc rễ.

1. Sợ hãi,

2. nguyên nhân gây sợ hãi,

3. sự hết sợ hãi,

4. cách đạt đến sự hết sợ.

1. Bờ này,

2. trận lụt,

3. bờ kia,

4. nỗ lực để đến bờ kia.

XIII – PHÂN BIỆT BỐN MỆNH ĐỀ

Về bốn mệnh đề: ① có cái khổ mà không phải đế, ② có cái là thánh đế mà không phải khổ, ③ có cái vừa là khổ vừa là thánh đế, ④ có cái không phải khổ cũng không phải thánh đế.

Tập, diệt, đạo cũng thế.

  • Ở đây, mặc dù các pháp tương ứng với đạo lộ là kết quả của khổ hạnh là khổ vì đấy là hành khổ (xem đoạn 35) do câu: “cái gì vô thường là khổ” (S. ii, 53) nhưng đây không phải là khổ thánh đế.
  • Diệt là thánh đế nhưng không phải là khổ.
  • Tập và đạo thánh đế có thể là khổ vì chúng vô thường, nhưng không khổ theo nghĩa đích thực, bởi vì chính để hiểu trọn ý nghĩa của chúng mà đời phạm hạnh được sống dưới đức Thế tôn.
  • Năm uẩn đối tượng của chấp thủ, trừ khát ái, trong mọi khía cạnh, vừa là khổ vừa là thánh đế.
  • Các pháp liên hệ đạo lộ và quả của khổ hạnh thì không phải là khổ trong ý nghĩa đích thực mà, để liễu tri nó, đời phạm hạnh đã sống dưới đức Thế tôn; chúng cũng không phải là thánh đế.
  • Tập, diệt, đạo cũng cần được giải thích tương tự.

Ðấy là trình bày về bốn mệnh đề.

XIV – ĐẶC TÍNH TRỐNG RỖNG CỦA TỨ ĐẾ

Theo nghĩa tuyệt đối, trước hết cả bốn đế cần được hiểu là trống rỗng vì không có 1. người chịu khổ, 2. người tập khổ nên cái khổ, 3. người chứng sự diệt khổ, và 4. người đi trên đạo lộ đến khổ diệt.

Do đó:

Có khổ song không có người khổ

Có sở tác song không có người tạo tác

Có tịch diệt song không người chứng diệt

Có đạo lộ song không thực có người đi.

Hoặc:

Khổ, tập thì không thường, tịnh, lạc

Trạng thái bất tử (Niết bàn) không có tự ngã

Ðạo lộ thì không thường, lạc, ngã

Ðó là sự trống rỗng trong bốn chân lý.

Hoặc, ba đế không có diệt (khổ, tập, đạo) và diệt thì không ba đế.

Hoặc, nhân không có quả, vì vắng mặt khổ trong tập, và vắng mặt diệt trong đạo.

Nhân không mang theo quả của nó như trường hợp thần ngã (pakati – Primordial Essence) đối với người chấp có thần ngã.

Và quả không có nhân ở trong nó do sự vắng mặt của Tập trong khổ, và Ðạo trong Diệt.

Cái quả của một nhân không có nhân trong nó như trường hớp hai cực đối với người xác nhận cực vi.

Bởi vậy,

Trong Khổ, Tập, Đạo thì không có Diệt

Diệt cũng không bao hàm khổ tập đạo

Nhân không chứa quả của nó

Trong quả tuyệt nhiên cũng chẳng còn nhân nằm trong.

Trên đây là trình bày về tính trống rỗng.

XV – PHÂN LOẠI TỨ ĐẾ

1. Khổ

1. Tất cả khổ thuộc một loại kể về trạng thái sanh khổ.

2. Thuộc hai loại khi kể theo danh và sắc.

3. Khổ thuộc ba loại chia thành sự tái sinh ở cõi dục, sắc và vô sắc.

4. Khổ thuộc bốn loại khi kể theo bốn thức ăn.

5. Khổ thuộc năm loại khi kể theo năm uẩn bị chấp thủ.

2. Tập

1. Thuộc đơn loại khi kể là làm sanh khởi.

2. Tập hai loại là tương ưng tà kiến và không tương ưng.

3. Tập ba loại là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

4. Tập thuộc bốn loại vì nó được từ bỏ nhờ bốn đạo lộ.

5. Nó thuộc năm loại khi kể theo sự thích thú đối với sắc, hay thọ, hay tưởng, hay hành, hay thức.

6. Tập thuộc sáu loại kể theo sáu nhóm ái (sắc thanh hương bị xúc pháp).

3. Diệt

1. Thuộc một loại là vì nó thuộc vô vi giới.

2. Nhưng một cách gián tiếp, thì diệt có hai là hữu dư y và vô dư y.

3. Dệt thuộc ba loại là sự tịnh chỉ ba hữu.

4. Diệt bốn loại là diệt đạt được nhờ bốn đạo lộ.

5. Diệt năm loại là sự dập tắt năm thứ ưa thích.

6. Diệt sáu loại khi phân theo sự diệt trừ sáu nhóm ái.

4. Đạo

1. Thuộc một loại khi xem nó là cái cần tu học.

2. Ðạo thuộc hai loại khi kể theo định học và tuệ học, hay kiến đạo và tu đạo.

3. Ðạo có ba loại khi phân thành ba uẩn, vì đạo gồm trong ba uẩn như đô thị nằm trong vương quốc:

“Hiền giả Visakha, tám thánh đạo không bao gồm trong ba uẩn, nhưng ba uẩn bao gồm được cả tám thánh đạo.

3. ⒈ Bất cứ chánh ngữ nào, chánh hành nghiệp nào, chánh mạng nào, đều thuộc giới uẩn.

Vì ở đây, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là giới, do vậy chúng được bao hàm trong giới uẩn, vì đồng loại.

3. ⒉ Bất cứ chánh tinh tiến nào, chánh niệm nào, chánh định nào, đều thuộc về định uẩn.

Về chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định, thì định không thể tự bản chất nó làm phát sinh an chỉ, nhưng với tinh tiến hoàn tất nhiệm vụ nỗ lực, niệm làm nhiệm vụ ngăn ngừa giao động, thì định có thể đạt đến an chỉ.

Ví dụ có ba người bạn muốn vào dự lễ trong một khu vườn. Một người trông thấy cây champak nở rộ, với tay hái mà không tới. Người thứ hai còng lưng cho y đứng lên. Mặc dù đã đứng trên lưng bạn, người kia cũng không hái hoa đuợc vì không vững. Người thứ ba kề vai cho y làm điểm tựa, nhờ vậy có thể hái được bông hoa để trang hoàng buổi lễ.

Cũng thế trong trường hợp niệm, định và tinh tiến. Ðối tượng ví như cây champak đang trổ hoa. Ðịnh tự nó không thể đem lại an chỉ, như người kia không thể với tay hái hoa. Tinh tiến ví như người bạn cong lưng cho y đứng lên. Niệm thì như người đứng gần đưa vai làm điểm tựa. Với sự trợ lực như thế định có thể đem lại an chỉ nhờ sự nhất tâm trên đối tượng. Bởi thế trong định uẩn, tinh tiến và niệm được bao gồm vì trợ lực cho định.

3. ⒊ Bất cứ chánh kiến nào, chánh tư duy nào đều thuộc về tuệ uẩn.” (M. i, 301)

Tuệ tự nó không thể định rõ một vật là vô thường khổ vô ngã. Nhưng với tầm tư duy trợ lực, bằng cách liên tục đánh vào đối tượng, thì có thể.

Bằng cách nào?

Cũng như một người đổi tiền đang có trên tay một đồng tiền, muốn xem xét kỹ thì không thể chỉ nhờ con mắt mà còn phải dùng ngón tay để xoay qua xoay lại. Tuệ một mình nó không thể phân biệt một vật là vô thường, vv. nhưng với tầm trợ lực, hướng tâm đến đối tượng, quất mạnh vào nó, xoay qua lật lại, thì có thễ xác định đối tượng. Bởi thế trong tuệ uẩn chỉ có chánh kiến là đồng loại, nhưng chánh tư duy cũng được bao hàm trong đó, vì chanhù tư duy trợ lực cho chánh kiến.

Bởi thế đạo được bao hàm trong ba uẩn, nên nói đạo thuộc ba loại kể theo ba uẩn.

4. Và đạo bốn loại khi kể là đạo ① dự lưu, ② nhất lai, ③ bất lai, ④ Alahán.

5. Bốn chân lý

1. Lại nữa, tất cả bốn chân lý đều thuộc một loại, vì tính cách không hư ngụy, hoặc vì tính chất cần phải được liễu tri.

2. Chúng thuộc hai loại là ① thế gian (khổ, tập) và ② xuất thế (diệt, đạo), hoặc ① hữu vi và ② vô vi.

3. Thuộc ba loại là

① cái cần từ bỏ nhờ thấy và nhờ tu tập (Tập đế),

② cái không được từ bỏ (Diệt, Ðạo),

③ cái vừa không được từ bỏ vừa không không được từ bỏ (khổ).

4. Chúng thuộc bốn loại là cái cần phải ① liễu tri (khổ), ② đoạn tận (tập), ③ chứng đắc (diệt), và ④ tu tập (đạo).

Và vì chúng là ① căn để của tham ái, ② sự tham ái, ③ diệt ái, và ④ con đường đi đến ái diệt.

Lại nữa, vì chúng là ① sự lệ thuộc, ② lạc thú trong sự lệ thuộc, ③ sự từ bỏ lệ thuộc, và ④ phương tiện đưa đến từ bỏ lệ thuộc..

XVI – SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA TỨ ĐẾ

Tất cả bốn chân lý đều giống nhau ở chỗ không hư ngụy, không tự ngã và khó thâm nhập, như kinh dạy:

“– A Nan, ý ông thế nào? Việc nào khó hơn, khi phải bắn mủi tên xuyên qua ổ khóa từ một khoảng cách rất xa, bắn phải trúng đích nhiều lần như vậy, hoặc là phải dùng một sợi tóc mà chẻ một sợi khác ra làm trăm lần?

– Bạch Thế tôn, thật khó hơn nhiều, là việc chẻ sợi tóc làm trăm lần.

– Này A Nan, còn khó hơn nữa, là cái việc thâm nhập đúng rằng “Ðây là khổ “… ” Ðây là con đường đưa đến khổ diệt.” “(S. v, 454).

Bốn sự thật có khác nhau khi phân tích theo tự tính chúng.

1. Khổ, Tập giống nhau vì sâu xa, khó nắm, thuộc thế gian, hữu lậu. Chúng khác nhau nếu chia thành nhân và quả, cái cần liễu tri (khổ) và cái cần đoạn tận (tập).

2. Diệt, Ðạo giống nhau vì sâu xa khó nắm, vì xuất thế, vô lậu, nhưng khác nhau khi phân thành đối tượng (diệt) và cái nhắm đến một đối tượng (đạo), cái cần chứng (diệt) và cái cần tu (đạo).

3. Khổ, Diệt giống nhau vì cùng là hậu quả, nhưng khác nhau vì khổ hữu vi, diệt vô vi.

4. Tập, Ðạo giống nhau vì cùng là nhân, song khác nhau vì tập thuần là bất thiện, diệt thuần là thiện.

5. Khổ, Ðạo giống hau vì cùng là hữu vi, nhưng khác nhau ở chỗ khổ thuộc thế gian, đạo thì xuất thế.

6. Tập, Diệt giống nhau vì là pháp không phải hữu học hay vô học, nhưng khác nhau vì tập có đối tượng, diệt thì không.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

– Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

– Biên soạn theo nguồn: Thanh Tịnh Đạo – Chương XVI – Mảnh Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng: Căn Ðế]

– Mọi bài viết và hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.

[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]

GHI CHÚ:

[1] Thanh Tịnh Đạo – Phần thứ hai: Định & Phần thứ ba: Tuệ

[2] Tiểu sử Ngài Buddhagosha

[3] Đại kinh Tứ Niệm Xứ

[4] Thanh Tịnh Đạo – Chương XVI – Mảnh Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng: Căn Ðế

 

Bài Viết Liên Quan

Tu Tập Tuệ

Mahasi Sayadaw Vipasana Meditation Instructions
Hướng Dẫn Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana By Tharmaneykyaw Sayadaw

  • Hướng Dẫn Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana By Tharmaneykyaw Sayadaw
  • English Version:, Youtube
  • Thailand Version:, Youtube, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát
  • Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, FB
  • Quán Pháp – Tứ Thánh Đế: Thực Hành Tu Tập Định – Tuệ Hiệp Thế Dẫn Đến Định – Tuệ Siêu Thế Như Thế Nào?, Web, FB
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
  • Ngũ Uẩn Là Gì, Web, FB

Audio Bài Giảng

  • (46) Quán Pháp: Ngũ Uẩn – Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, Sự Xuất Ly. Thiền Sư Viên Phúc, Archive
  • (47) Quán Ngũ Uẩn: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Không Phải Của Ta Hãy Từ Bỏ Nó., Archive
  • (48) Như Lý Tác Ý Ngũ Thủ Uẩn Là Rỗng Không Là Trống Không, Archive
  • Bạn Chăm Sóc Thân Thể Của Bạn, Tại Sao Không Chăm Sóc Tâm Trí Của Bạn?, Web, FB
  • Ái Dục Trói Buộc Chúng Sinh Vào Khổ Đau Bất Tận Của Luân Hồi Sinh Tử Trong Tam Giới Như Thế Nào?
  • “Người Hiền Trí” – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, FB
  • “Người Hiền Trí” – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, FB
  • “Người Hiền Trí” – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • “Người Hiền Trí” – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (Ṭhānāṭhā­Na­ – Possible And Impossible), Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo” P4: Vô Minh Duyên Hành, Web, FB
  • Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, FB
  • Kinh 7 Trạm Xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Lộn Ngược Là Thế Nào, Web, FB
  • Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, FB
  • Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng?, Web, FB
  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
  • Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
  • Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 7/10/2020