Đoạn tận tham sân si bằng cách nào?
[lwptoc]
ĐOẠN TẬN THAM SÂN SI BẰNG CÁCH NÀO?
—Này các Tỷ–kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau:
“Có ba pháp này, này các Hiền giả.
Thế nào là ba?
Tham, sân, si (Rāgo, doso, moho).
Những pháp này, này các Hiền giả, là ba pháp.
Trong ba pháp này, này các Hiền giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt? (ko viseso ko adhippayāso kiṃ nānākaraṇan’ti?)“
Ðược hỏi vậy, này các Tỷ–kheo, các Ông trả lời như thế nào với các du sĩ ngoại đạo ấy?
—Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp
lấy Thế Tôn làn căn bản (bhagavaṃmūlakā),
lấy Thế Tôn làm lãnh đạo (bhagavaṃnettikā)
lấy Thế Tôn làm nương tựa (bhagavaṃpaṭisaraṇā).
Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết ý nghĩa lời nói này cho chúng con. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ–kheo sẽ thọ trì.
—Vậy này các Tỷ–kheo, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói!
—Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ–kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
—Này các Tỷ–kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau:
“Có ba pháp này, này các Hiền giả. Thế nào là ba? Tham, sân, si. Những pháp này, này các Hiền giả, là ba pháp. Trong ba pháp này, này các Hiền giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt? “
Ðược hỏi vậy, này các Tỷ–kheo, các Thầy cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:
“❶ Tham, thưa các Hiền giả, là tội nhỏ, nhưng ly tham là chậm chạp.
❷ Sân là tội lớn, nhưng ly sân là mau chóng.
❸ Si là tội lớn, và ly si là chậm chạp.”
(‘❶ rāgo kho, āvuso, appasāvajjo dandhavirāgī,
❷ doso mahāsāvajjo khippavirāgī,
❸ moho mahāsāvajjo dandhavirāgī’ti.)
⚀ “DO NHÂN GÌ, NÀY CHƯ HIỀN, DO DUYÊN GÌ THAM CHƯA SANH ĐƯỢC SANH KHỞI, VÀ THAM SANH RỒI ĐƯA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, QUẢNG ĐẠI?”
Cần phải trả lời là “TỊNH TƯỚNG”.
(Subhanimittan)
“Với ai không như lý tác ý tịnh tướng, thời tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại”.
⚁ “DO NHÂN GÌ, NÀY CÁC CHƯ HIỀN, DO DUYÊN GÌ SÂN CHƯA SANH ĐƯỢC SANH KHỞI, VÀ SÂN ĐÃ SANH ĐƯỢC TĂNG TRƯỞNG, QUẢNG ĐẠI?”
Cần phải trả lời là “CHƯỚNG NGẠI TƯỚNG”.
(Paṭighanimittan)
“Với ai không như lý tác ý chướng ngại tướng, thời sân chưa sanh được sanh khởi, sân sanh rồi được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, khiến sân chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại”.
⚂ “DO NHÂN GÌ, NÀY CÁC CHƯ HIỀN, DO DUYÊN GÌ SI CHƯA SANH ĐƯỢC SANH KHỞI, VÀ SI ĐÃ SANH ĐƯỢC TĂNG TRƯỞNG, QUẢNG ĐẠI?”
Cần phải trả lời là “KHÔNG NHƯ LÝ TÁC Ý”.
(Ayoniso manasikāro)
“Với ai không như lý tác ý, thời si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, khiến si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại”.
⚀ “DO NHÂN GÌ, NÀY CÁC CHƯ HIỀN, DO DUYÊN GÌ THAM CHƯA SANH KHÔNG SANH KHỞI, HAY THAM ĐÃ SANH ĐƯỢC ĐOẠN TẬN?”
Cần phải trả lời là “TƯỚNG BẤT TỊNH”.
(Asubhanimittan)
“Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận.”
⚁ “DO NHÂN GÌ, NÀY CÁC CHƯ HIỀN, DO DUYÊN GÌ SÂN CHƯA SANH KHÔNG SANH KHỞI, HAY SÂN ĐÃ SANH ĐƯỢC ĐOẠN TẬN?”
Cần phải trả lời là “TỪ TÂM GIẢI THOÁT”.
(Mettā cetovimuttī)
“Với ai như lý tác ý từ tâm giải thoát, thời sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận.”
⚂ “DO NHÂN GÌ, NÀY CÁC CHƯ HIỀN, DO DUYÊN GÌ SI CHƯA SANH KHÔNG SANH KHỞI, HAY SI ĐÃ SANH ĐƯỢC ĐOẠN TẬN?”
Cần phải trả lời là “NHƯ LÝ TÁC Ý”.
(Yonisomanasikāro)
“Với ai như lý tác ý, thời si chưa sanh không sanh khởi, và si đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến si chưa sanh không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận.”
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ Kinh – VII. Phẩm Lớn – 68. Du Sĩ Ngoại Ðạo
Thắng Tri Tham (I)
– Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp cần phải tu tập. Thế nào là chín?
Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng yểm ly đối với các món ăn, tưởng không vui thích đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham.
Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp này cần phải tu tập.
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ Kinh – X. Phẩm Tham – (I) (93) Thắng Tri Tham
Thắng Tri Tham (II)
– Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp cần phải tu tập. Thế nào là chín?Sơ Thiền, Thiền thứ hai, thiền thứ ba, Thiền thứ tư, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng định.
Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp này cần phải tu tập.
Liễu Tri Tham
– Này các Tỷ-kheo, để liễu tri tham… để diệt tận… để đoạn tận… để trừ diệt… để ly tham… để đoạn diệt… để trừ khử… để từ bỏ, chín pháp này cần phải tu tập.
Ðể liễu tri sân…
… si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản bội, ngoan cố, bồng bột, mạn, tăng thượng mạn, kiêu, phóng dật…
… để thắng tri… để liễu tri… để diệt tận…để đoạn diệt… để trừ diệt… để ly tham… để đoạn diệt… để trừ khử… để từ bỏ, chín pháp này cần phải tu tập.
Thế Tôn thuyết như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Thắng Tri Tham Ái
– Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp cần phải tu tập. Thế nào là tám?❶ Chánh tri kiến, ❷ chánh tư duy, ❸ chánh ngữ, ❹ chánh nghiệp, ❺ chánh mạng, ❻ chánh tinh tấn, ❼ chánh niệm, ❽ chánh định.
Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.
Tham Ái
—Muốn liễu tri tham ái… muốn tận diệt tham ái… muốn đoạn tận tham ái… muốn trừ diệt tham ái… muốn hủy diệt tham ái… muốn ly tham tham ái… muốn đoạn diệt tham ái… muốn trừ khử tham ái… muốn từ bỏ tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ Kinh – X. Tham Ái – (IV) (4) Tham Ái
Định
—Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập.
Thế nào là ba?
- Không định,
- vô tướng định,
- vô nguyện định.
Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ tham, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.
Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ sân… từ bỏ si… từ bỏ phẫn nộ… từ bỏ hận… từ bỏ giả dối… từ bỏ não hại… từ bỏ tật đố… từ bỏ xan lẫn… từ bỏ man trá… từ bỏ phản bội… từ bỏ ngoan cố… từ bỏ bồng bột nông nổi… từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn… từ bỏ kiêu… từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ kinh – XVI. Phẩm Lõa Thể – 163. Ðịnh
Hỏi Đáp
– VB:
1/ Ly tham là chậm chạp, ly si là chậm chạp, ly sân là mau chóng. Được hiểu là ly tham,si khó khăn, khó dứt trừ liền cần tu tập lâu dài. Còn ly sân mau chóng nghĩa là có thể dứt trừ nhanh chóng mau lẹ, dễ dàng! Con hiểu câu kinh đó như vậy có đúng ko thưa Sư!
2./ Cụm từ “Từ tâm giải thoát” là sao ạ? Tại sao có thêm “giải thoát” phía sau nữa ạ?
Xin cám ơn Sư! 🙏🙏
– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:
⑴ Đúng như vậy: đoạn tận tham (bậc Thánh thứ ba Bất lai) khó và lâu hơn đoạn tận sân (bậc Thánh thứ hai Nhất lai), đoạn tận si là khó nhất (bậc Thánh thứ tư Alahán).
⑵ Giải thoát có ⒜ tâm giải thoát và ⒝ tuệ giải thoát:
⒜ – TÂM GIẢI THOÁT: là giải thoát tạm thời bởi đắc ĐỊNH đè nén các bất thiện tâm (5 triền cái, trong trường hợp Từ tâm giải thoát là do Định đè nén tâm sân) không cho sinh khởi và an trú;
⒝ – TUỆ GIẢI THOÁT: đầu tiên là giải thoát tạm thời bởi MINH SÁT TUỆ Vipassnā hiệp thế, ngăn chặn phiền não do có Chánh Niệm + Chánh tinh tấn + Tỉnh Giác, và sau đó là giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn bởi ĐẠO TUỆ siêu thế, nhổ tận gốc rễ tham sân si không còn dư sót, chứng ngộ Niết bàn.
Bài Viết Liên Quan
- Hiềm hận cần được trừ khử như thế nào, Web, FB
- Xóa tan sân hận 1/2, Web, FB
- Xóa tan sân hận 2/2, Web, FB
- Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p1/4, Web, FB
- Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p2/4, Web, FB
- Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p3/4, Web, FB
- Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p4/4, Web, FB
- Kham nhẫn đến mức nào, bài 1, Web, FB
- Kham nhẫn đến mức nào, bài 2, Web, FB
- You and me – bạn và tôi, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
- 📺📺 video rải tâm từ, Youtube
- Niệm chết như thế nào, Web, FB
- Quán niệm 32 thể trược, Web, FB
- Thân hành niệm, Web, FB
- Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 4/6 – Như lý tác ý, Web, FB
- Con đường nào dẫn đến vô vi, Niết bàn, Web, FB
- Lưu ý tập trung phát triển chánh định – không định, vô tướng định, vô nguyện định, Web, FB
- Đường tới Niết bàn – tu tập tâm: quán tưởng bất tịnh thức ăn, Web, FB
- Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
- Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào, Web, FB
- Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
- Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
- Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
- Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
Audio bài giảng
- (46) Quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly., Archive
- (47) Quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó, Archive
- (48) Như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- ❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
- ❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
- 🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB