Hâm Mộ Ngoại Đạo

[lwptoc]

HÂM MỘ NGOẠI ĐẠO❓

✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮

(Bài viết dành riêng cho một số đệ tử là Phật tử truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada đã lỡ đăng bài viết quảng bá cho một số giáo chủ ngoại đạo, bài viết không phải để thuyết phục hay tranh luận với người ngoại đạo.)

Sư trước kia, khi còn ở tại gia, suốt bao nhiêu năm, cũng đã từng là người hâm mộ một số Giáo chủ, Chủ thuyết như L, T, O, K, DL, NH …

Nhưng từ khi gặp và thực hành Phật Pháp Nguyên Thủy Theravada thì thấy các luận thuyết đó thật nhạt, nhẽo so với Tam Tạng Kinh Điển Pali. Trong các luận thuyết đó có rất nhiều điều lệch lạc, hạn hẹp về chiều sâu và bề rộng, phi pháp so với những điều thuyết giảng của Đức Phật. Điều này cũng không có gì khó hiểu vì trí tuệ của L, T, O, K, DL, NH … thì không bao giờ có thể so bì với trí tuệ nhất thiết chủng trí của Đức Phật được.

Cũng giống sư thủa sơ cơ ban đầu, nhiều người có thể thấy hay, thấy choáng ngợp khi đọc, nghiên cứu các luận thuyết của họ, nhưng chắc chắn khó mà phân biệt được đúng – sai so với Chánh pháp của Đức Thế Tôn vì chưa có đủ thời gian học và hành trọn vẹn, thấu đáo, chu toàn Giáo Pháp thậm thâm vi diệu của Đấng Như Lai, nên dễ bị ngấm những điều sai trái tế nhị, tà kiến không dễ giải thích trong các luận thuyết đó, dẫn đến sự hiểu biết và tu tập sai lạc, lãng phí thời gian công sức, lãng phí cơ hội được làm người, cơ hội được gặp Chánh Pháp của bậc Toàn trí vẫn còn đang tỏa sáng trên thế gian.

Nếu đã qui y Tam Bảo: chỉ nương tựa duy nhất nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng, thì không nên theo ngoại đạo nữa – vì Tam Bảo đã là ngôi báu tối thượng trên thế gian, làm gì còn nơi nào chắc chắn hơn nữa, tuyệt hảo hơn nữa, mà sao phải nương tựa nơi ngoại đạo❓

Đức Phật là bậc toàn trí, bậc chánh đẳng giác, bậc trí tuệ và từ bi vô thượng: học và hành theo các Pháp do Đấng Thiên–Nhân Sư (Bậc Thầy của chư thiên và loài người) truyền dạy suốt cả cuộc đời này cũng chẳng đủ thời gian, sao còn thời gian học ngoại đạo❓

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Buddho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena,

Hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena,

Hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena,

Hotu me jayamaṅgalaṃ [64].

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Phật Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Pháp Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Tăng Bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO ĐỨC PHẬT, VÀO PHẬT PHÁP, VÀO TĂNG ĐOÀN HỌ ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG.

VỚI NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG, HỌ ĐƯỢC QUẢ DỊ THỤC TỐI THƯỢNG.

Vậy, xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây.

Nguyện cho tín tâm bất động nơi Tam bảo của quí đạo hữu luôn là nguồn lực vô biên dẫn dắt quí đạo hữu tới đích rốt ráo giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala.

HỎI & ĐÁP:

– NDN: Dạ ý con thỉnh Sư câu hỏi:

Nếu có người nói các bậc Giáo chủ, Giác ngộ nếu đi đến rốt ráo đều dạy về Sự thật vì chân lý chỉ có một. Chẳng qua là mình chưa có dịp học các hệ thống kinh sách, giáo lý của họ cho đến nơi, mình chỉ là con ếch ngồi trong đáy giếng Phật giáo nên mình không biết mà thôi.

Nếu không cần trả lời người này thì không bàn làm gì rồi ạ.

Nhưng nếu như phải trả lời thì nên như thế nào, thưa Sư.

Dạ, con hết.

– @ Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala:

Giác Ngộ gì?

Sự Thật gì?

Không thống nhất với nhau các khái niệm này thì mọi tranh luận đều vô ích.

Có nhiều định nghĩa khác nhau từ các phương diện, tiêu chí khác nhau.

Tiêu chí của chúng ta là: Sự Thật và Giác Ngộ để “Chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não – vô thủ trước Bát Niết Bàn”

Ta chỉ nói ở đây về Giác Ngộ và Sự Thật theo tiêu chí đó trong truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada là:

⑴ Sự Thật:

– Danh, sắc, Niết bàn

– Đặc tính của các Pháp huữ vi là Vô Thường Khổ Vô Ngã.

– Tứ Thánh Đế.

⑵ Giác Ngộ là giác ngộ Tứ Thánh Đế

Rõ ràng rằng không có bất kỳ một ngoại đạo nào chỉ ra được Sự Thật và Sự Giác Ngộ này, không thể chỉ ra được Con Đường Dẫn Đến Chấm dứt sinh tử luân hồi, chấm dứt khổ đau phiền não hoàn toàn và vĩnh viễn. Và cũng chắc chắn là không có bất cứ một ngoại đạo nào chỉ ra được Sự Thật “Vô Ngã”, cũng như Sự Giác Ngộ về Con Đường Dẫn Đến Thực chứng Sự Thật, Chân lý “Vô Ngã” này.

Mọi sự thật và giác ngộ mà ngoại đạo chỉ ra chỉ ở mức độ tương đối, vẫn dẫn đến ngộ nhận, ảo tưởng về Tự ngã – Tiểu ngã, hoặc Đại ngã, hoặc Thượng đê…, vẫn dẫn đến tái sinh, không dẫn đến đích rốt ráo là chấm dứt sinh tử luân hồi nên tiếp tục khổ đau mãi mãi.

Ta tôn trọng niềm tin và truyền thống của ngoại đạo, nhưng chúng ta có niềm tin, có truyền thống của chúng ta, giúp chúng ta đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết Bàn.

Ngoại đạo (ngoài Phật giáo) không phải là xấu – các tôn giáo khác và các đạo khác chắc chắn cũng mang lại nhiều ích lợi cho con người trong đời sống hiện tại, xoa dịu giảm thiểu khổ đau, mang lại hạnh phúc tạm thời, nhưng chắc chắn không phải là con đường mà Đức Phật đã truyền dạy dẫn đến chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, vì vậy chắc chắn không phải là con đường mà chúng ta lựa chọn.

Chỉ có trong Pháp và Luật của Đức Thế Tôn mới có Bát Thánh Đạo. Chỉ có Bát Thánh Đạo mới có thể có các bậc Thánh có thể thực chứng rốt ráo Sự Thật để có thể Giác Ngộ Giải Thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não.

Những người lơ mơ về Sự Thật, về Giác Ngộ vì không lắng nghe Diệu pháp và thực hành chuyên cần nên họ không thể có niềm tin xác tín, bất thối chuyển vào Phật Pháp Tăng. Người có đại đại phước mới được gặp, được thực hành, được thành tựu Chánh pháp của Đức Thế Tôn giảng dạy.

Cầu mong cho oai lực Tam Bảo luôn hộ trì cho những người con tín thành của Đức Phật.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Tỳ khưu Viên Phúc Sumangala

PS.:

⑴ Tham khảo thêm

✅ Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB

✅ Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB

⑵ Không nên tranh luận với người không có tín tâm nơi Tam Bảo, chỉ thêm lãng phí thời gian công sức và phát sinh phiền não. Họ hỏi thì mới trả lời, và đừng mong họ sẽ đồng ý đồng thuận với mình.

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

[Phần Ghi chú và Các bài viết liên quan dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham tìm hiểu nhưng chưa biết cách lần mò trong biển kiến thức bao la, có thể có được nguồn Chánh kinh trực tiếp khi cần thiết một cách thuận tiện và nhanh chóng.]

GHI CHÚ: [Chánh Kinh]

✮✮✮✮✮

NHƯ LAI

✮✮✮✮✮

– Một người, này các Tỷ–kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

Một người ấy là ai?

Chính là Thế Tôn, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

CHÍNH MỘT NGƯỜI NÀY, NÀY CÁC TỶ–KHEO, KHI XUẤT HIỆN Ở ĐỜI, SỰ XUẤT HIỆN ĐEM LẠI HẠNH PHÚC CHO ĐA SỐ, AN LẠC CHO ĐA SỐ, VÌ LÒNG THƯƠNG TƯỞNG CHO ĐỜI, VÌ LỢI ÍCH, VÌ HẠNH PHÚC, VÌ AN LẠC CHO CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI.

Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ–kheo, khó gặp được ở đời.

Của người nào ?

Của Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỘT NGƯỜI NÀY, NÀY CÁC TỶ–KHEO, KHÓ GẶP ĐƯỢC Ở ĐỜI.

Một người, này các Tỷ–kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu.

Một người ấy là ai?

Chính là Thế Tôn, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

CHÍNH MỘT NGƯỜI NÀY, NÀY CÁC TỶ–KHEO, KHI XUẤT HIỆN Ở ĐỜI LÀ XUẤT HIỆN MỘT NGƯỜI VI DIỆU.

Sự mệnh chung của một người, này các Tỷ–kheo, được đa số thương tiếc.

Của một người nào?

Của Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

SỰ MỆNH CHUNG CỦA MỘT NGƯỜI NÀY, NÀY CÁC TỶ–KHEO, ĐƯỢC ĐA SỐ THƯƠNG TIẾC.

Một người, này các Tỷ–kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân.

Một người ấy là ai?

Chính là Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

MỘT NGƯỜI NÀY, KHI XUẤT HIỆN Ở ĐỜI, LÀ XUẤT HIỆN MỘT NGƯỜI, KHÔNG HAI, KHÔNG CÓ ĐỒNG BẠN, KHÔNG CÓ SO SÁNH, KHÔNG CÓ TƯƠNG TRỢ, KHÔNG CÓ ĐỐI PHẦN, KHÔNG CÓ NGƯỜI NGANG HÀNG, KHÔNG CÓ NGANG BẰNG, KHÔNG CÓ ĐẶT NGANG BẰNG, BẬC TỐI THƯỢNG GIỮA CÁC LOÀI HAI CHÂN.

Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ–kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A–la–hán.

Của một người ấy là ai?

Chính là Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỘT NGƯỜI NÀY, NÀY CÁC TỶ–KHEO, LÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA MẮT LỚN, LÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠI QUANG, LÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠI MINH, LÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA SÁU VÔ THƯỢNG, LÀ SỰ CHỨNG NGỘ BỐN VÔ NGẠI GIẢI, LÀ SỰ THÔNG ĐẠT CỦA NHIỀU GIỚI, LÀ SỰ THÔNG ĐẠT CỦA CÁC GIỚI SAI BIỆT, LÀ SỰ CHỨNG NGỘ CỦA MINH VÀ GIẢI THOÁT, LÀ SỰ CHỨNG NGỘ QUẢ DỰ LƯU, LÀ SỰ CHỨNG NGỘ QUẢ NHẤT LAI, LÀ SỰ CHỨNG NGỘ QUẢ BẤT LAI, LÀ CHỨNG NGỘ QUẢ A–LA–HÁN.

Nguồn trích dẫnTăng chi bộ kinh – Aṅguttara nikāya, XIII. Phẩm một người. 1–7. Như Lai

✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮

KHÓ TÌM ĐƯỢC Ở ĐỜI

✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮

—Này các Licchavì, sự xuất hiện của năm châu báu khó tìm được ở đời. Thế nào là năm?

⑴ Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời.

⑵ Người thuyết được Pháp Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.

⑶ Người hiểu được Pháp Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.

⑷ Người thực hành pháp và tùy pháp, sau khi đã hiểu rõ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời.

⑸ Người biết ơn, nhớ ơn khó tìm được ở đời.

Này các Licchavi, sự xuất hiện của năm loại châu báu này khó tìm được ở đời.

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – Aṅguttara nikāya. Chương năm pháp – XX. Phẩm bà-la-môn – (V) (195) Bà La Môn Pingiyani

✮✮✮✮

QUY Y

✮✮✮✮

Loài người sợ hoảng hốt,

Tìm nhiều chỗ quy y,

Hoặc rừng rậm, núi non,

Hoặc vườn cây, đền tháp.

Quy y ấy không ổn,

Không quy y tối thượng.

Quy y các chỗ ấy,

Không thoát mọi khổ đau.

Ai quy y Ðức Phật,

Chánh Pháp và Chư Tăng,

Ai dùng chánh tri kiến,

Thấy được bốn Thánh đế.

Thấy khổ và khổ tập,

Thấy sự khổ vượt qua,

Thấy đường Thánh tám ngành,

Ðưa đến khổ não tận.

Thật quy y an ổn,

Thật quy y tối thượng,

Có quy y như vậy,

Mới thoát mọi khổ đau.

[ Pháp cú kinh, kệ số 188–189–190–191–192.]

✮✮✮✮✮✮

LÒNG TIN

✮✮✮✮✮✮

—Này các Tỷ–kheo, có bốn lòng tin tối thượng này. Thế nào là bốn?

Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ–kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng.

⑴ NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO ĐỨC PHẬT, HỌ ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG. VỚI NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG, HỌ ĐƯỢC QUẢ DỊ THỤC TỐI THƯỢNG.

Này các Tỷ–kheo, dầu cho loại pháp hữu vi nào, Thánh đạo tám ngành được xem là tối thượng.

⑵ NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH, HỌ ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG. VỚI NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG, HỌ ĐƯỢC QUẢ DỊ THỤC TỐI THƯỢNG.

Dầu cho loại pháp nào, này các Tỷ–kheo, hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, tức là sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khát ái, sự nhổ lên tham ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham đoạn diệt, Niết–bàn.

⑶ NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO PHÁP LY THAM, NÀY CÁC TỶ–KHEO, HỌ ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG. VỚI NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG, HỌ ĐƯỢC QUẢ DỊ THỤC TỐI THƯỢNG.

Dầu cho loại chúng Tăng hay hội chúng nào, này các Tỷ–kheo, chúng Tăng đệ tử của Như Lai được xem là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy. Tức là bốn đôi tám vị, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.

⑷ NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO CHÚNG TĂNG, NÀY CÁC TỶ–KHEO, HỌ ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG. VỚI NHỮNG AI ĐẶT LÒNG TIN VÀO TỐI THƯỢNG, HỌ ĐƯỢC QUẢ DỊ THỤC TỐI THƯỢNG.

Này các Tỷ–kheo, đây là bốn lòng tin tối thượng.

Tin tưởng vào tối thượng,

Biết được pháp tối thượng,

Tin tưởng Phật tối thượng,

Ðáng tôn trọng vô thượng,

Tin tưởng Pháp tối thượng,

Ly tham, an tịnh, lạc,

Tin tưởng Tăng tối thượng,

Là ruộng phước vô thượng,

Bố thí bậc tối thượng,

Phước tối thượng tăng trưởng,

Tối thượng về thọ mạng,

Dung sắc và danh văn,

Tối thượng về an lạc,

Tối thượng về sức mạnh,

Bậc trí thí tối thượng,

Pháp tối thượng chánh định,

Chư Thiên hay loài người,

Ðạt được hỷ tối thượng.

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – Aṅguttara nikāya –IV. Phẩm bánh xe – (IV) (34) Các Lòng Tin

✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮

BỐN DỰ LƯU PHẦN

✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮

– Dầu cho, này các Tỷ–kheo, một vị Chuyển luân vương làm chủ tể và cai trị bốn châu, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này, cộng trú với chư Thiên ở cõi Ba mươi ba; tại đấy, vị ấy trú trong rừng Nandana, được chúng Thiên nữ đoanh vây, được đầy đủ, được cung cấp, được bao bọc năm thiên dục công đức, nhưng không được đầy đủ bốn pháp; tuy vậy, vị ấy chưa được giải thoát khỏi địa ngục, chưa được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, chưa giải thoát khỏi ngạ quỷ, và chưa thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

Nhưng này các Tỷ–kheo, vị Thánh đệ tử, dầu muốn sống bằng các miếng ăn khất thực, đắp với y nhiều tấm (nantakàni); vị ấy đầy đủ bốn pháp. Và vị ấy được giải thoát khỏi địa ngục, được giải thoát khỏi sanh vào loài bàng sanh, được giải thoát khỏi cõi ngạ quỷ, được giải thoát khỏi ác sanh, ác thú, đọa xứ.

Thế nào là bốn?

⚀ Ở đây, này các Tỷ–kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật:

“① Ðây bậc Ứng Cúng, ② Chánh Biến Tri, ③ Minh Hạnh Túc, ④ Thiện Thệ, ⑤ Thế Gian Giải, ⑥ Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, ⑦ Thiên Nhân Sư, ⑧ Phật, ⑨ Thế Tôn”.

⚁ Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: “① Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, ② thiết thực hiện tại, ③ có hiệu quả tức thời, ④ đến để mà thấy, ⑤ có khả năng hướng thượng, ⑥ được người trí tự mình giác hiểu”.

⚂ Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với chúng Tăng: “① Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. ② Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. ③ Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. ④ Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là ⑤ đáng cung kính, ⑥ đáng cúng dường, ⑦ đáng tôn trọng, ⑧ đáng được chấp tay, ⑨ là phước điền vô thượng ở đời”.

⚃ Vị ấy thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định.

Vị ấy thành tựu bốn pháp này.

Và này các Tỷ–kheo, có sự lợi đắc của bốn châu và sự lợi đắc của bốn pháp. Sự lợi đắc bốn châu không đáng giá (agahati) một phần mười sáu lợi đắc bốn pháp.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [55] Chương XI, Tương Ưng Dự Lưu (a) – I. Phẩm Veludvàra – 1. I. Vua (S.v,342)]

✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮

 

Bài viết liên quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Đừng Đọc Nhiều Sách Hơn Mình Cần!, Web, FB
  • Phê Phán Ngoại Đạo Có Nên Chăng?, Web, FB
  • Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
  • Hồi Hướng Công Đức Phước Báu Tới Thân Nhân Quá Vãng Như Thế Nào?, Web, FB
  • Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
  • Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
  • Giả Và Thật, Web, FB
  • Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
  • Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
  • Chánh Pháp Toàn Hảo, Web, FB
  • 4 Sự Thuyết Giáo Chánh Pháp, Được Thế Tôn, Bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác Giảng Dạy Là Gì?, Web, FB
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
  • “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không?, Web, FB
  • Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
  • Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • Vô Phân Biệt Cái Gì?Và Phân Biệt Cái Gì?, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cả Tin, Dễ Dãi, Nông Cạn, Hồ Đồ, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 11 Tháng 4, 2020