Xóa Tan Sân Hận 1/2

⚀ XÓA TAN SÂN HẬN

  • Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB

Bạn không thể từ bỏ những nguy hiểm nếu không thấy được những nguy hiểm đó và không thể đạt đến những lợi lạc nếu không biết những lợi lạc đó.

Bây giờ, nguy hiểm trong sân hận có thể được thấy mô tả trong các kinh như:

“Này chư hiền, khi một người nổi sân, nó là miếng mồi cho sân, tâm nó bị ám bởi sân nó giết hại chúng sanh…” (A. i,216).

Và lợi ích trong sự an nhẫn cần được hiểu theo sự mô tả trong các kinh như:

“Chư Phật dạy, không pháp nào cao hơn nhẫn nhục.”

“Và không niết bàn nào cao hơn kham nhẫn” (D. ii, 49; Dh. 184)

“Không ác ý, nhẫn chịu

phỉ báng, đánh, hình phạt,

“Lấy nhẫn làm quân lực,

Ta gọi Bà–la–môn.” (Dh. 399)

“Không có pháp nào cao cả hơn nhẫn nhục” (S. i, 222)

Bạn nên khởi sự tu tập từ tâm vì mục đích tách rời tâm khỏi sân đã đuợc thấy là nguy hiểm, và đưa tâm đến nhẫn nhục đã được biết là lợi ích.

Trước hết nên lấy mình làm ví dụ, trải từ tâm đến bản thân, lặp đi lặp lại như sau: “Mong rằng ta được an lạc, thoát khổ ách” hoặc: “Mong rằng tôi thoát được hận thù, buồn khổ, lo âu và sống hạnh phúc”

Kế tiếp, để tiến hành sự tu tập một cách dễ dàng, hành giả có thể tưởng đến những món quà, những lời tử tế v.v…dễ mến, dễ yêu, những đức hạnh, đa văn khả kính, khả phục nơi một vị giáo thọ sư hay đồng giáo thọ sư, một vị y chỉ sư hay đồng y chỉ sư.

Trải tâm từ đến vị ấy theo cách khởi đầu là: “Mong rằng con người hiền thiện ấy được hạnh phúc an vui, thoát mọi khổ ách”. Với một người như thế làm đối tượng, dĩ nhiên là hành giả đắc định liền.

Kế đó nên trải tâm từ đến một người bạn rất yêu mến, rồi đến một người dửng dưng xem như người rất yêu mến, rồi đến một kẻ thù xem như không hận thù. Và trong khi làm như vậy, hành giả cần khiến cho tâm nhu nhuyễn dễ sử dụng ở mỗi trường hợp trước khi qua trường hợp kế tiếp.

Nếu không có kẻ thù, hoặc nếu thuộc hàng người vĩ đại không xem người nào là kẻ thù dù cho người đó có hại mình, thì không nên để tâm đến chuyện trải tâm từ đến một kẻ thù và nghĩ:”Bây giờ từ tâm của ta đã trở nên dễ dàng đối với một người dửng dưng. Ta nên trải tâm từ ấy đến một kẻ thù.”

Vì đối với một người thực sự có một kẻ thù, thì mới nên trải tâm từ đến kẻ ấy như đến một người không thân không thù.

Nếu hận tâm khởi lên nơi khi áp dụng tu tập trải tâm từ đến một người thù vì nghĩ lại những vố ác độc người ấy đã chơi, thì bạn nên xua đuổi cơn hận bằng cách liên tục nhập thiền quán từ tâm đối với bất cứ người nào được kể ở trước, và sau mỗi lần xuất khởi thiền này, lại hướng tâm từ đến người ấy.

⚀ Nhưng nếu mối hận vẫn âm ỉ trong tâm mặc dù bao nhiêu nỗ lực của hành giả, thì

Hãy nhớ đến cái cưa

Với những hình ảnh tương tự

Và cứ nỗ lực, nỗ lực nhiều lần

Ðể bỏ lại hận thù sau xa thật xa

Bạn nên tự khuyến cáo như sau: “Này kẻ đang nổi sân kia, há Ðức Thế Tôn đã không dạy rằng: Này tỷ kheo, dù cho những kẻ cướp có tàn bạo cắt đứt hết tay chân mình bằng một cái cưa hai cán, người nào vì kẻ ấy mà trong lòng nổi lên sân hận thì đó không phải người thực hành giáo lý của ta.” (M.i, 129).

⚀ Và:

“Lấy sân để báo sân

Tệ hơn nổi sân trước

Ðừng đem sân báo sân

Thắng trận chiến khó thắng

Ai biết kẻ khác sân

Vẫn giữ tâm bình an

Vị ấy làm lợi ích

Cho người và bản thân.” (S. i,162)

⚀ Và:

“Này các tỷ kheo, có bảy pháp xảy đến cho một người, khiến cho kẻ thù của nó thỏa mãn, lợi lạc.

Gì là bảy?

Ở đây, này các tỳ kheo, một kẻ thù mong mỏi như sau đối với người nó thù:

❶ “Mong rằng nó xấu xí.”

Tại sao? Vì một kẻ thù không thích thú với vẻ đẹp của kẻ thù.

Vậy mà khi một người tự làm mồi cho sân, bị sân chinh phục, thì dù nó có tắm rửa sạch sẽ, bôi dầu thật láng, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao đến đâu, nó cũng xấu xí khi đang giận dữ.

Ðây là điều thứ nhất xảy đến cho một người nổi sân dù người ấy là đàn ông hay đàn bà, làm cho kẻ thù của nó được thỏa mãn.

Lại nữa, một kẻ thù mong muốn như sau cho kẻ thù của nó:

❷ “Mong rằng nó nằm ngủ trong khổ sở…

❸ “Mong rằng nó không có may mắn…

❹ “Mong rằng nó không có tài sản…

❺ “Mong rằng nó không có danh xưng…

❻ “Mong rằng nó không có bè bạn…

❼ “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung nó đừng có được tái sinh vào thiện thú, thiên giới.”

Tại sao? Một kẻ thù không bao giờ muốn cho kẻ thù đi đến thiện thú.

Vậy mà khi một người đang tự làm mồi cho sân, bị sân chinh phục, thì nó làm các thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Do làm các ác hành về thân, khẩu, ý như vậy. Sau khi thân họai mạng chung nó tái sinh vào ác thú, đọa xứ, địa ngục, vì làm mồi cho sân.” (A. iv,94)

⚀ Và:

“Như một khúc gỗ từ giàn hỏa, bị cháy cả hai đầu và hỏng chặn giữa, không làm củi với nó được ở trong làng cũng như trong rừng. Ta nói rằng kẻ kia cũng như vậy.” (A. ii, 95).

“Bây giờ nếu ngươi sân hận là ngươi không thực hành lời Phật dạy. Ðem sân báo sân, ngươi sẽ còn tệ hơn người nổi sân trước và ngươi sẽ không thắng được trận chiến khó thắng; ngươi sẽ tự làm cho ngươi những điều có lợi cho kẻ thù, và ngươi sẽ giống như một khúc gỗ trên giàn hỏa!”

……

< Xin xem tiếp

Xóa tan sân hận (Bài 2/2, Web, FB

– TK Viên Phúc Biên soạn lại theo:
Thanh Tịnh Ðạo, Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm) Chương IX, Mô Tả Ðịnh – Các Phạm Trú, (Brahmavihàra-niddesa)

Bài viết liên quan

  • Xóa Tan Sân Hận, Oan Trái, Web, FB
  • Kham Nhẫn Đến Mức Nào? – (Bài 1), Web, FB
  • Kham Nhẫn Đến Mức Nào. Bài 2, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 1, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 2, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 3, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 4, Web, FB
  • Hiềm Hận Cần Được Trừ Khử Như Thế Nào?, Web, FB
  • Tôi Phải Tu Tập Tâm Từ, Vô Hận, Vô Sân Đến Mức Nào?, Web, FB
  • Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
  • Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
  • Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB
  • Vun Bồi Tâm Từ (Và Cả Bi Hỷ Xả), Web, FB
  • Lưu Ý Về Tu Tập Bi – Hỷ – Xả Trong Khi Tu Tập Rải Tâm Từ, Web, FB
  • “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không? “Ta Là Phật Đã Thành, Các Chúng Sinh Là Phật Sẽ Thành” Có Phải Là Phật Ngôn Không?, Web, FB
  • Năm Tính Chất Của Hư Không Nên Được Hành Trì Là Gì?, Web, FB
  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Video Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Youtube
  • Tụng Buổi Tối Sau Thời Thiền, Web, FB
  • Metta Sutta Kinh Tâm Từ – Karaniya Metta Sutta: Tự Học Pali – Việt, Web, FB
  • Ghê Sợ Tội Lỗi – Hiri, Hổ Thẹn Tội Lỗi – Ottappa, Web, FB
  • Thế Nào Là Tám Pháp Đối Trị Dã Dượi Buồn Ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên) Trong Khi Hành Thiền?, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Đoạn Tận Năm Triền Cái Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
  • Ba Căn Thiện: Alobha: Không -Tham, Adosa: Không – Sân, Amoha: Không – Si, Web, FB
  • Chỉ Trích, Chê Bai, Vu Khống, Web, FB
  • Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB
  • Món Qùa Pháp Bảo: Audio Pháp Thoại, Web, FB
  • Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
  • Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
  • Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, FB
  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 23 tháng 6, 2017