14 tâm sở bất thiện

14 TÂM SỞ BẤT THIỆN

[lwptoc]

(1) Si, (2) Vô Tàm, (3) Vô Quý, (4) Phóng Dật, (5) Tham, (6) Tà Kiến, (7) Ngã Mạn, (8) Sân, (9) Ganh Tỵ, (10) Xan Tham, (11) Lo Âu, (12) Hôn Trầm, (13) Thụy Miên, (14) Hoài Nghi. Mười bốn tâm sở nầy được gọi là “Bất Thiện”.

1. Moha, Si

Xuất nguyên từ căn “muh”, mê mờ, lầm lạc. Moha là một trong ba căn bất thiện, và nằm trong tất cả các loại tâm bất thiện. Nghịch nghĩa của Moha, si, là Paññā, trí tuệ. Ðặc tính chánh của Moha là lẫn lộn, không thấy rõ bản chất của sự vật. Moha như đám mây mờ, bao phủ tri kiến của ta liên quan đến Nghiệp và Tứ Diệu Ðế.

2. Ahirika, Vô Tàm

Ahirika là một danh từ trừu tượng được cấu hợp do “a” + “hirika”, có nghĩa không hổ thẹn, Vô Tàm. Người không hổ thẹn khi làm điều bất thiện là ahiriko. Trạng thái của người như vậy là ahirikkaṁ = ahirikaṁ. Người có tâm Hiri (hổ thẹn) sẽ chùng bước, thối lui, trước hành động bất thiện, cũng như lông gà rút co lại trước ngọn lửa. Người “không có Hiri” (Vô Tàm) có thể làm bất luận điều bất thiện nào mà không chút rụt rè.

3. Anottapa, Vô Quý

“Na” + “ava” + căn “tapp”, bứt rứt, dày vò.

Ottappa là sợ làm điều bất thiện, tức sợ hậu quả của hành động bất thiện.

Anottappa, phản nghĩa của Ottappa, được ví như con thiêu thân bị cháy sém trên ngọn lửa. Một người biết sợ nóng ắt không thọc tay vào lửa. Nhưng con thiêu thân thì không ngờ hậu quả tai hại của hành động bay vào lửa, do đó bị thiêu đốt. Cùng thế ấy, một người Vô Quý, không biết sợ hậu quả của hành động bất thiện, có thể làm bất luận điều ác nào và phải chịu khốn cùng trong khổ cảnh.

Hai danh từ Hiri và Ottappa đi chung với nhau. Hiri phải được phân biệt với trạng thái nhút nhát, rụt rè, thông thường, và Ottappa phải được phân biệt với trạng thái sợ hãi, kinh hoàng. Sợ hãi được xem là một trong mười đạo binh của Ma Vương (Māra). Người Phật tử đuợc dạy không nên sợ bất cứ nhân vật nào, dầu là một đấng Thần Linh, bởi vì Phật Giáo không đặt nền tảng trên sự sợ sệt cái gì không bao giờ được biết đến.

Hiri (Hổ Thẹn) phát sanh từ bên trong, và Ottappa từ bên ngoài, do ngoại cảnh. Thí dụ như có thanh sắt. Một đầu của thanh sắt thì đốt nóng lên, đầu kia thì thoa đồ dơ thúi vào. Ta không sờ tay vào đầu dơ thúi của thanh sắt vì ghê tởm, gớm, và không sờ vào đầu nóng vì sợ. Hiri, Hổ Thẹn, cũng giống như đầu dơ thúi, và Ottappa, Ghê Sợ, như đầu nóng. Những điểm ghi nhận sau đây của Bà Rhys Davids về Hiri và Ottappa mô tả rành rẽ sự khác biệt giữa hai tâm sở mật thiết liên quan với nhau nầy:

“Hiri và Ottappa, như Ðức Buddhaghosa phân tách, cho thấy nhiều điểm vô cùng hứng thú về phương diện đạo đức. Gom chung lại, hai danh từ nầy là sắc thái ‘cảm xúc’ và ‘quyết ý’ của ý niệm về tâm thức của thời hiện đại, cũng như Sati (Niệm) tiêu biểu cho phần trí thức. Hiri ‘có nghĩa tương đương với hổ thẹn (lajjā)’, Ottappa tương đương với ‘nổi ưu phiền đau khổ (ubbego) về hành động bất thiện.’ Hiri (Tàm) bắt nguồn từ bên trong (attādhipati), tự mình cảm nghe hổ thẹn. Ottappa (Quý) chịu ảnh hưởng của xã hội (lokādhipati), sợ xã hội dị nghị. Hiri được xây dựng trên sự hổ thẹn, Ottappa, trên sự sợ sệt.

Hiri tiêu biểu trạng thái nhất trí, Ottappa, ghi dấu sự phân giải tình trạng hiểm nguy và ghê sợ lỗi lầm. Nguồn gốc chủ quan của Hiri có bốn: ý niệm có liên quan đến sự sanh trưởng, đến tuổi tác, đến giá trị, và đến giáo dục của ta. Do đó người có tâm biết hổ thẹn trước hành động bất thiện, Hiri, sẽ suy tư: ‘Chỉ có con cái của hạng người tầm thường, như dân chài chẳng hạn, những người nghèo khó, đói rách, những người mù, dốt, mới làm điều nầy’, và vì nghĩ vậy người ấy tự chế, nhịn không làm.

Nguồn gốc của Ottappa, Quý, ghê sợ hậu quả của hành động bất thiện, nằm ở bên ngoài ta. Ðó là ý niệm: ‘hạng người chân thật sẽ khiển trách ta’, và vì lẽ ấy không làm điều bất thiện. Nếu có Hiri, biết hổ thẹn trước hành động bất thiện, Ðức Phật dạy, thì người ấy là vị chủ nhân tốt nhất của chính mình. Ðối với người có nhiều nhạy cảm hơn với Ottappa, ghê sợ hậu quả của hành động bất thiện, thì các ông chủ của niềm tin là hướng dẫn tốt nhất.”

“Trong đoạn bổ túc, ‘Hiri tiêu biểu trạng thái nhất trí v.v…’ được giải thích như sau: Trong Hiri ta suy gẫm về giá trị của sự sanh trưởng của ta, giá trị của ông thầy ta, của giai cấp ta, và của các bạn đồng môn với ta. Trong Ottappa ta cảm nghe ghê sợ trước những phiền hà của chính ta, sự khiển trách của người khác, và quả báo trong một kiếp sống khác,” (Buddhist Psychology, trang 20).

Hiri và Ottappa được xem là hai yếu tố chi phối thế gian rất quan trọng. Thiếu hai yếu tố nầy không có xã hội văn minh nào có thể tồn tại.

4. Uddhacca, Phóng Dật

“U” = trên, phía trên + căn “Dhu” = chao động, rung chuyển.

Uddhutassa bhāvo Uddhuccaṁ = Uddhaccaṁ = trạng thái phun lên. Uddhacca được ví như trạng thái chao động của một đống tro khi người ta ném đá vào. Ðó là trạng thái tâm chao động, và phản nghĩa là trạng thái tâm an trụ. Khi được xem như một trong năm triền cái (Nivārana, chướng ngại tinh thần), tâm Phóng Dật đối chiếu với chi thiền “Lạc”.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi Uddhacca được xử dụng trong ý nghĩa trạng thái tâm bị thổi phồng, tương đương với tánh tự cao tự đại. Ở đây danh từ nầy không được dùng trong nghĩa ấy. Thông thường Uddhacca (Phóng Dật) phải được phân biệt rõ ràng với Māna (Ngã Mạn), bởi vì cả hai đều được xem là một trong mười Thằng Thúc (Saṁyojanas), dây trói buộc, cột chúng sanh vào vòng luân hồi.

5. Lobha, Tham

Lobha, bắt nguồn từ “Lubh”, bám chặt vào, hay cột lại, có thể được dịch là “luyến ái”, hay “bám níu”. Vài học giả thích dùng danh từ “khát vọng” hơn. ái dục cũng được dùng trong nghĩa tương đương với lobha.

Khi giác quan tiếp xúc với một đối tượng đáng được ưa thích, tức trần cảnh khả ái, thông thường có sự luyến ái hay bám níu phát sanh.

6. Diṭṭhi, Tà Kiến

Nên ghi nhận sự khác biệt giữa Moha, Si, và Diṭṭhi, Tà Kiến. Tâm Si Mê che lấp, làm mờ đối tượng giống như một đám mây bao phủ. Diṭṭhi liên quan đến quan kiến nhất định, khư khư cố chấp vào ý tưởng của mình, như nói, “đây quả thật là chân lý, ngoài ra, những gì khác đều sai.” Diṭṭhi, Tà Kiến, nghịch nghĩa với Ñāṇa, Trí Tuệ. Diṭṭhi bác bỏ, không chấp nhận bản chất thật sự và nhìn sự vật một cách sai lầm. Trí Tuệ phân biện đối tượng đúng như thật, thấy bản chất thật sự của đối tượng. Khi danh từ Diṭṭhi được dùng riêng một mình, không có túc từ đi kèm theo thì có nghĩa là Micchā Diṭṭhi, Tà Kiến. Sammā Diṭṭhi, Chánh Kiến, hay Amoha, Không Si là nghịch nghĩa với Moha, Si.

7. Māna, Ngã Mạn

Xuất nguyên từ căn “man”, suy tư.

Ngã mạn là tự hào điều gì mình hơn người, hoặc có sự so sánh “ta với người”

a.Tự hào

Bộ Phân tích (vibhaṅga) trong Tạng Thắng pháp có liệt kê những trường hợp tự hào, xin nêu ra vài điều như sau:

“Tự hào về sinh chủng (jāti); tự hào về dòng dõi (gotta); tự hào về sức khỏe (ārogya); tự hào về tuổi trẻ (yobbana); tự hào về đời sống (jīvita); tự hào về lợi lộc (lābha), tự hào về danh tiếng (yasa), tự hào về dung sắc (vaṇṇa), tự hào về tài sản… tự hào về Giới hạnh, tự hào về thiền chứng (jhāna), tự hào về trí lão luyện (rattaññū); tự hào về thần thông… “

b.So sánh

– Hơn so với hơn; hơn so với bằng và hơn so với thua.

– Bằng so với hơn, bằng so với bằng và bằng so với thua.

– Thua so với hơn, thua so với bằng và thua so với thua.

“Tự khoe điều tốt của mình” cũng là hình thức ngã mạn.

Ngoài ra, sự “tự ty” cũng là một hình thức của ngã mạn.

Chi pháp “ngã mạn ngủ ngầm” là tâm sở Ngã mạn (mānacetasika) có trong 4 tâm tham không hợp tà kiến.

Ngã mạn ngũ ngầm chỉ bị sát tuyệt khi chứng thánh đạo Alahán.

Nguồn trích dẫn: Đường vào Thắng pháp – Tỳ khưu Chánh Minh

8. Dosā, Sân

Khi giác quan tiếp xúc với một đối tượng đáng được ưa thích, tức trần cảnh khả ái, thông thường có sự luyến ái hay bám níu phát sanh. Ngược lại, nếu đối tượng không đáng được ưa thích thì có tâm bất toại nguyện.

Trong Phạn ngữ (Pāli), sự bất toại nguyện ấy đuợc gọi là dosa hay paṭigha. Dosa xuất nguyên từ căn “dus”, không bằng lòng, không vui, bất mãn, bất toại nguyện. Paṭigha do căn “paṭi”, chống lại, và “gha”, chạm vào, đụng, tiếp xúc. ác ý, thù hận, cũng được xem như có ý nghĩa tương đương với paṭigha.

9. Issā, Ganh Tị

Xuất nguyên từ “i” + căn “su”, đố kỵ, ganh ghét, tật đố. Ðặc tính của Issā là ganh tị sự thành công và thạnh vượng của người khác. Như vậy có tánh cách khách quan, bắt nguồn từ bên ngoài chủ thể.

10. Macchariya, Xan Tham

Macchariyassa bhāvo là trạng thái của người bỏn xẻn keo kiết.

Ðặc tính của Macchariya là che đậy, dấu kín sự thạnh vượng của mình. Ngược lại với Issā, Macchariya có tánh cách chủ quan, bắt nguồn từ bên trong chủ thể.

Cả hai, Issā (Ganh Tị) và Macchariya (Xan Tham, Bỏn Xẻn) đều được xem là bạn của Dosa (Sân), bởi vì mỗi khi Issā và Machariya khởi sanh là có Dosa.

11. Kukkucca, Lo Âu

Kukatassa bhāvo = kukkuccaṁ = trạng thái của người bồn chồn lo âu, hối hận vì đã có hành động sai lầm.

Theo chú giải, điều bất thiện đã làm là ku + kata, và như vậy, không làm là tốt. Ăn năn hối hận về một điều bất thiện đã làm là Kukkucca, và ăn năn hối tiếc điều thiện đã bỏ qua không làm cũng là Kukkucca. Sách Dhamma–saṅgani giải thích: Tại sao lo âu?

“Cái tâm cho rằng điều hợp pháp là bất hợp pháp, cái tâm cho rằng điều bất hợp pháp là hợp pháp; cái tâm cho rằng điều không hợp đạo đức là đạo đức và điều hợp đạo đức cho rằng không hợp đạo đức — tất cả những loại lo âu, sốt ruột, quá e ngại, bứt rứt lương tâm, những mất mát tinh thần ấy — đều được gọi là Kukkucca.” (Buddhist Psychology – trang 313)

Kukkucca (Lo Âu) là một trong năm pháp Triền Cái (Nivāraṇa) và đi chung với Uddhacca (Phóng Dật). Kukkucca chỉ liên quan đến quá khứ.

Theo Tạng Luật, Kukkucca là tâm hoài nghi trong sạch về Giới Luật.

Theo Tạng Diệu Pháp trái lại, Kukkucca là hối tiếc, làm cho tâm bất an, và như vậy nên tránh

12. Thīna, Hôn Trầm

Xuất nguyên từ căn “the”, co rút lại + “na”. Thena = thāna = thīna.

Thīna là trạng thái tâm co rút lại, thối lui, giống như lông gà trước ngọn lửa. Thīna (Hôn Trầm) nghịch nghĩa với Viriya (Tinh Tấn). Thīna được giải thích là Citta–gelaññaṁ, trạng thái tâm ươn yếu bệnh hoạn. Như vậy, Thīna đối nghịch với Cittakammaññatā, trạng thái nhu thuận của tâm, một trong các tâm sở Ðẹp (Sobhana cetasika, Tịnh Quang, hay Tịnh Hảo tâm sở).

13. Middha, Dã dượi, hay Thụy Miên

Xuất nguyên từ căn “middh”, không hoạt động, không có phản ứng, không có khả năng.

Ðây là trạng thái uể oải, ươn yếu, dã dượi, của tâm sở.

Cả hai — Thīna (Hôn Trầm) và Middha (Thụy Miên) luôn luôn đi chung — là một trong năm pháp Triền Cái (Chướng Ngại Tinh Thần). Chi thiền Vitakka (Tầm) khắc phục Chướng Ngại nầy. Middha (Thụy Miên) cũng nghịch nghĩa với Viriya (Tinh Tấn). Nơi nào có Thīna và Middha thì không có Viriya.

Middha được giải thích là Kāya–gelañña, trạng thái ươn yếu của “cơ thể tinh thần”. Nơi đây danh từ Kāya, cơ thể, không có nghĩa là cơ thể vật chất, hay thân nầy, mà là cơ cấu tổng hợp các tâm sở, tức Vedanā, Saññā và Saṅkhāra (Thọ, Tưởng và năm mươi tâm sở còn lại). Do đó Middha đối nghịch với Kāyakammaññatā, trạng thái nhu thuận của tâm sở.

Sách Dhammasaṅgani giải thích hai tâm sở Thīna và Middha như sau:

“Thīna, Hôn Trầm, là gì?

“Ðó là trạng thái trí năng khó chịu, nhuể nhoại, không sẵn sàng làm, nặng nề, chậm chạp, dính mắc và không linh động; trạng thái trí thức cố thủ, bám níu, khư khư cố chấp, trạng thái trí thức chết cứng một chỗ — đó là Thīna (Hôn Trầm).

“Middha, Thụy Miên hay Dã Dượi, là gì?

“Ðó là trạng thái cảm giác khó chịu, không sẵn sàng; trạng thái có cảm giác như người bị liệm kín, bị bao phủ, bị ngăn chận từ bên trong. Trạng thái dã dượi làm cho buồn ngủ, hôn mê, trạng thái tâm sở như mơ màng, thiu thỉu ngủ, nửa tỉnh nửa mê — đó là Middha (Dã Dượi) — (Buddhist Psychology, trang 311–312)

14. Vicikicchā, Hoài Nghi

Ðây là một danh từ bao gồm cả hai tánh cách, luân lý và tôn giáo. Bản Chú Giải nêu lên hai lối giải thích:

(a) “Vici” = vicinanto, tìm kiếm, hay dò xét tìm hiểu. “Kicch” = mệt mỏi, e ngại, bị phiền phức. Ðó là trạng thái phiền phức do bận rộn thắc mắc, suy nghĩ.

(b) “Vi”, không có + Cikicchā, thuốc (của tri kiến). Vicikicchā là cái gì không có thuốc của tri kiến (tức không được chữa trị bằng liều thuốc hiểu biết).

Cả hai lối giải thích đều ám chỉ một trạng thái tâm bất định, bối rối, phân vân. Danh từ nầy bao hàm ý nghĩa hoài nghi, thắc mắc, ngờ vực, bất định.

Khi là một Chướng Ngại Tinh Thần Vicikicchā không có nghĩa là hoài nghi Phật, Pháp, Tăng v.v…

Bản Chú Giải Trung A Hàm (Majjhima Nikāya) ghi nhận: “Gọi như vậy vì nó không thể quyết định cái đó đúng thật là như vậy.” (Idam’ev’idanti nicchetuṁ asamatthabhāvato’ti vicikicchā).

Nguồn trích dẫn:  Abhidhammattha Saṅgaha. Vi Diệu Pháp Toát Yếu. Nārada Mahā Thera. Phạm Kim Khánh dịch

Bài viết liên quan

  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, youtube, Web Link
  • Kinh 7 trạm xe, Web, FB, Youtube
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB