Tà Kiến: Tánh Biết Không Sinh Không Diệt
– H: Xin hỏi “Tánh biết không sinh không diệt” cần được hiểu như thế nào?
– @: “Không sinh không diệt” là thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ duy nhất về Niết Bàn – pháp vô vi. Và Niết Bàn không có thể “hiểu” qua sách vở, học tập hay nghiên cứu (văn tuệ), hoặc qua suy tư tưởng tượng (tư tuệ), mà phải được thực chứng sau quá trình tu tập viên mãn Bát Thánh Đạo: Giới Định Tuệ (tu tuệ).
Còn “Tánh thấy, biết” thuộc về tâm (citta: danh). Không có “Tánh thấy, biết” thuộc về vật chất (rupa: sắc).
Tâm – citta: là cái gì hay biết (cinteti = vijānāti), cái gì nhận thức trần cảnh, hay biết sự hiện hữu của một đối tượng.
Có “tánh thấy, biết” nên mới gọi là tâm, không thể tách riêng “tánh thấy, biết” ra khỏi tâm để hý luận cho rằng “tánh thấy, biết” là không sinh không diệt, thậm chí còn vọng ngữ gọi “tánh thấy, biết” đó là Niết Bàn.
Và tệ hơn nữa, còn nhiều vị xưa và nay, đi rao giảng “Tánh thấy, biết là Phật tánh, có sẵn trong mỗi chúng sinh”, “Vô minh chính là Niết Bàn”, “Sinh Tử chính là Niết Bàn” – thật sự đây là những lời trái ngược hoàn toàn với những gì Đức Phật Toàn trí, Toàn giác đã thực chứng và trao truyền lại cho chư thiên và loài người về con đường dẫn đến đoạn tận vô minh và tham ái bởi Tâm Đạo Tuệ và Tâm Quả Tuệ, chứng ngộ Niết Bàn, chấm dứt sinh tử luân hồi .
Tâm với đặc tính Thấy, Biết của nó – bất kể là loại tâm gì – đều chỉ là pháp hữu vi, tức pháp sinh, diệt tùy thuộc vào duyên xúc chạm giữa căn với đối tượng cảnh trần. Không có đối tượng xúc chạm với căn thì cũng không có tâm nào cả, cũng tức là không có tánh thấy, biết nào cả – cũng tức là không có “thể – tánh – tướng – dụng của tâm” nào cả – chúng không thể tách rời nhau và không thể phát sinh hay có mặt nếu không có xúc chạm giữa 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) với 6 trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
“Tánh biết của tâm không sinh không diệt!” là một tà kiến quá rõ ràng, trái với Lý duyên khởi – có cái này nên có cái kia, không có cái này nên không có cái kia; các pháp hữu vi trùng trùng duyên khởi, vô thủy vô chung – nhưng lại đang được truyền dạy tại VN, TQ…
Nên tránh tà kiến này càng xa càng tốt.
Trong Trung bộ kinh, Kinh số 38 Đại kinh Đoạn tận ái, Đức Phật đã dứt khoát chỉ thẳng loại tà kiến này:
“Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy.
[Đức Phật phê phán khi thấy Tỳ kheo Sati có tà kiến: “… theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác” – thức ở đây là tâm có tánh thấy, biết].
Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi?
Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức.
Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.”
Tà kiến về tính thường hằng bất biến của một số loại tâm là ⑴ chướng ngại cho việc tiếp thu, hiểu và thực hành theo giáo lý duyên khởi – tức một trong những giáo lý cốt tủy của Đạo Phật: chân lý về Nguyên Nhân của Khổ; ⑵ là chướng ngại cho việc tiếp thu, hiểu và thực hành thiền Minh Sát dẫn đến thực chứng về tam tướng Vô thường – Khổ – Vô ngã để có thể giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não.
Đức Phật cũng đã có nói rõ về tà kiến này trong kinh Phạm Võng:
“Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn, hay Bà-la-môn là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuộc theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này: “Cái gọi là mắt, là tai, là mũi, là lưỡi, là thân, cái bản ngã ấy vô thường, không kiên cố, không thường trú, bị chuyển biến. Cái gọi là tâm, là ý, là thức, cái bản ngã ấy là thường còn, bất biến, thường trú, không bị chuyển biến, thường hằng như vậy mãi mãi”.
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.”
Nguyện mong Đạo Hữu luôn vun bồi chánh kiến, thẳng tiến trên con đường Bát Thánh Đạo dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự.
Trong tâm từ,
TK Viên Phúc.
Nguồn trích dẫn:
Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật:
– “Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi”.
Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya -1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta), Tụng phẩm thứ nhất
– Những Tỷ–kheo nào, này các Tỷ–kheo, nêu rõ phi pháp là phi pháp, các Tỷ–kheo ấy, này các Tỷ–kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ–kheo, các Tỷ–kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
(Như số 1 trên, chỉ khác: “nêu rõ pháp là pháp”)…
Những Tỷ–kheo nào, này các Tỷ–kheo, nêu rõ phi luật là phi luật…
… luật là luật…
… Như Lai không nói lên, tuyên bố là Như Lai không nói lên,…
… Như Lai có nói lên, tuyên bố là Như Lai có nói lên,…
… Như Lai không thực hành, tuyên bố là Như Lai không thực hành,…
… Như Lai có thực hành, tuyên bố là Như Lai có thực hành,…
… Như Lai không chế đặt, tuyên bố là Như Lai không chế đặt,…
… Như Lai có chế đặt, tuyên bố là Như Lai có chế đặt…Các vị Tỷ–kheo ấy, này các Tỷ–kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ–kheo, các Tỷ–kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – aṅguttara nikāya, XI. Phẩm thứ mười một, 1–10. Phi Pháp
Bài viết liên quan
- Có Phải Vô Ngã Là Không Nên Phân Biệt, Không Nên Lựa Chọn Đúng Sai, Tốt Xấu, Thiện Ác?, Web, FB
- Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng?, Web, FB
- Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, FB
- Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
- Phê Phán Ngoại Đạo Có Nên Chăng?, Web, FB
- Trả Lời Ngoại Đạo, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Giả Và Thật, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- 969 Là Gì, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
- Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
- Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
- Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
- Vô Phân Biệt Cái Gì?Và Phân Biệt Cái Gì?, Web, FB
- Ngu Thì Khổ, Web, FB
- Cuộc Đời Là Đau Khổ Hay Không Đau Khổ? Có Lối Thoát Hay Không Có Lối Thoát?, Web, FB
- Khổ – Dukkha, Web, FB
- Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
- Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
- Cả Tin, Dễ Dãi, Nông Cạn, Hồ Đồ, Web, FB
- Tái Lập Ni Đoàn. Tại Sao Không?
- Tái Lập Tỳ Khưu Ni Sẽ Đưa Theravada Về Đâu., Web, FB
- Như Thế Nào Là Phá Hòa Hợp Tăng Và Quả Báo Của Phá Hòa Hợp Tăng, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
- Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
- Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Youtube
- Archive, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB