Độc giác đạo, giải thoát đạo và bồ tát đạo khác nhau như thế nào❓

ĐỘC GIÁC ĐẠO, GIẢI THOÁT ĐẠO VÀ BỒ TÁT ĐẠO KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO❓

Dạ con thưa Sư. Con có duyên lành đọc tác phẩm Cổ Xe Đại Giác của Ngài Trưởng Lão Pa Auk và thấy rất hy hữu thù thắng về sự xuất hiện của vị Phật Toàn Giác, tâm con tha thiết hướng đến đi theo và tâm nguyện hướng đến vun bồi thực hành 30 pháp Ba la mật cao thượng, dù biết rằng vòng luân hồi bất tận với lòng bi nguyện độ sinh tâm con muốn hướng đến được như các Đấng Thế Tôn.

>>> Trong Phật Giáo có 3 đạo lộ giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não, trở thành các bậc Giác Ngộ – tức Buddha Phật là

⒈ Paccekabuddha – Phật Độc Giác (“Độc Giác Đạo”),

⒉ Sāvakabuddha – Phật Thanh Văn (“Giải Thoát Đạo”),

⒊ Sammāsambuddha – Phật Chánh Đẳng Giác (“Bồ Tát Đạo”).

Xét về sự giải thoát thì không có sự khác biệt ở cả ba Bậc Giác Ngộ này – tất cả các Bậc Giác Ngộ này đều đoạn tận mọi lậu hoặc, thoát khỏi mọi khổ đau phiền não hoàn toàn và vĩnh viễn, chấm dứt sinh tử luân hồi, chứng ngộ Niết bàn.

Nhưng giữa ba Bậc Giác Ngộ này có sự khác biệt lớn (kết quả công phu quá trình tu tập vun bồi 30 balamật hạ trung thượng) trong mức độ Toàn trí cũng như mức độ và phạm vi ảnh hưởng tới các chúng sinh khác trong Tam giới thông qua việc có hay không có Giáo Pháp (Buddha sasana) và Tăng Đoàn (Sangha) của mình.

⒈ “Độc Giác Đạo” (Paccekabuddha) là Đạo lộ của Bậc vun bồi viên mãn đầy đủ 20 pháp hạnh ba-la-mật, ít nhất trong suốt 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, tự mình tìm hiểu, tự mình tu tập, tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả trở thành Đức Phật Độc Giác, trong thời kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, cũng như khi Giáo pháp và Tăng đoàn của Đức Phật Chánh Đẳng Giác không còn tồn tại trên thế gian. Và sau khi tự giác ngộ, sau khi thân hoại mạng chung Bậc Phật Độc Giác cũng không trao truyền lại Giáo Pháp và Tăng đoàn hộ độ trực tiếp cho chúng sinh.

⒉ “Giải Thoát Đạo” (Sāvakabuddha – Thanh Văn Đạo): là Đạo lộ của các hành giả lắng nghe, học tập và tu tập theo Giáo Pháp của Bậc Đạo Sư – Đức Phật Chánh Đẳng Giác hiện đang tỏa sáng trên thế gian, để có thể ngay trong kiếp sống này chứng ngộ Đạo Quả giác ngộ, giải thoát, trước hết là Bậc Thánh Dự Lưu – chấm dứt tái sinh trong bốn đọa xứ, và sau đó chắc chắn tiến tới Bậc Thánh Alahán đoạn tận hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử trong Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

⒊ “Bồ Tát Đạo” (Sammāsambuddha – Chánh Đẳng Giác Đạo – Cỗ xe Đại Giác): là Đạo lộ của Đức Bồ-tát tức hành giả phát nguyện trở thành Bậc Toàn Trí Phật Chánh Đẳng Giác – tự mình giác ngộ Tứ Thánh Đế không thầy chỉ dạy và đem Giáo Pháp này tế độ chỉ dạy Con Đường Giải Thoát tức “Giải Thoát Đạo” cho chúng sinh (như đã nói ở phần ⒉) thông qua vun bồi viên mãn 30 balamật trải qua 3 thời kỳ:

– Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát trí tuệ phát nguyện ở trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác để mong tế độ chúng sinh, trong khoảng thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ kiếp trái đất, tiếp đến thời kỳ giữa.

– Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát trí tuệ phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng sinh biết ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác của mình, trong khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

Qua hai thời kỳ trên, Đức Bồ Tát vẫn còn là Đức Bồ Tát bất định (Aniyata-bodhisatta) nghĩa là Đức Bồ Tát ấy có thể thay đổi ý nguyện không muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, chỉ muốn trở thành Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác mà thôi. Nếu như Đức Bồ Tát vẫn giữ ý nguyện tiếp tục tạo pháp hạnh ba-la-mật, thì sẽ dẫn đến thời kỳ cuối.

– Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát trí tuệ được Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi ấy, Đức Bồ Tát ấy sẽ trở thành Đức Bồ Tát cố định (Niyatabodhisatta). Đức Bồ Tát tiếp tục tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật.

Trong suốt thời kỳ bồi bổ cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian, Đức Bồ Tát ấy đều đến hầu Đức Phật Chánh Đẳng Giác ấy, và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại. Đến kiếp chót, Đức Bồ Tát ấy chắc chắn tái sinh làm người, trong thời kỳ không có Đức Phật nào xuất hiện trên thế gian. Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy xuất gia, rồi tự chính mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên, có danh hiệu là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị, trên toàn cõi muôn ngàn thế giới chúng sinh. Đức Phật Chánh Đẳng Giác có khả năng đặc biệt chế định ra ngôn ngữ, để thuyết pháp tế độ chúng sinh có đầy đủ duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn, tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh đã tạo trong những kiếp quá khứ và trong kiếp hiện tại này.

Tổng cộng để vun bồi viên mãn 30 balamật cần 20 a-tăng-kỳ kiếp trái đất+ 100 ngàn đại kiếp trái đất nếu là Đức Bồ tát trí tuệ, còn Đức Bồ Tát tín tâm thì cần 40 a-tăng-kỳ kiếp trái đất+ 100 ngàn đại kiếp trái đất, và nếu là Đức Bồ Tát tinh tấn thì cần 80 a-tăng-kỳ kiếp trái đất+ 100 ngàn đại kiếp trái đất.

Nguồn Tài Liệu: Nền Tảng Phật Giáo – Quyển I Tam Bảo – Tk Hộ Pháp, Web Link

– Nhưng con suy xét điều này: Nếu quả ác nghiệp của con đã làm trong đời này hay tương lai sẽ trổ ra với tâm cận tử con có thể bị rơi 1 trong 4 khổ cảnh khi con chưa đắc Nhập Lưu Thánh quả vĩnh viễn xa lìa các đọa xứ.

>> Đúng vậy, chúng ta hoàn toàn không biết chúng ta đã tạo ra những thiện nghiệp và bất thiện nghiệp như thế nào trong vô lượng kiếp quá khứ cho đến nay nên khi chưa đóng được bốn cánh cửa xuống 4 đọa xứ bới Thánh Đạo Dự Lưu thì khả năng tái sinh làm người và chư thiên nhỏ bé như hạt nước đầu ngọn cỏ so với nước bốn biển lớn ám chỉ khả năng tái sinh trở lại 4 đọa xứ.

Nếu đã chứng đắc Dự Lưu Thánh Đạo thì chỉ còn tối đa là tái sinh 7 kiếp sống làm người hoặc chư thiên nên sẽ có nhiều khả năng là không còn có đủ thời gian vun bồi viên mãn 30 balamật để có thể thành tựu nguyện ước trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

– Dạ, con bạch Sư, vậy đối với các thiện pháp mà mình tu tập hiện tại có thể chuyển đổi nghiệp của mình ko bị sa đọa hay sẽ trả trong khi làm người (trừ tội ngũ nghịch)?

>> Chúng ta không một ai, kể cả Đức Phật cũng không thể quay ngược về quá khứ để xóa bỏ nghiệp cũ đã tạo nên, không thể chuyển đổi nghiệp cũ đã gieo, mà chỉ có thể ngay trong từng phút giây hiện tại tạo lập thiện nghiệp mới, càng nhiều càng tốt để có thể làm hạn chế giảm nhẹ mức độ ác nghiệt của các quả báo bất thiện nghiệp, như Đức Phật đã dùng ví dụ như nước sông (tức Quả báo Thiện nghiệp) sẽ làm giảm độ mặn của một nắm muối (tức Quả báo Bất thiện nghiệp); hoặc vun bồi các thiện nghiệp theo Bát Thánh Đạo Giới Định Tuệ dẫn đến thành tựu Thánh Đạo – Quả Alahán để khi thân hoại mạng chung vô hiệu hóa tất cả mọi nghiệp báo bởi sự chấm dứt tái sinh luân hồi trong Tam giới.

Bài Viết Liên QuanNhư Nắm Muối Bỏ Chén Nước Nhỏ, Web, FB

– Hay như nếu như khi con bị rơi vào các khổ thú tâm nguyện hướng trên con đường Phật toàn giác có bị vùi lấp và lãng quên, vì con biết thêm là để trở thành Bồ Tát bất thoái phải đủ 8 nhân và được vị Chánh Đẳng Giác bằng xương thịt xác chứng thọ ký, kính mong Sư vì lòng từ mẫn lần nữa cứu xét tâm con cùng giải nghi cho con được rõ ạ?!

>>> Chỉ khi nào Bồ tát đã trải qua hai giai đoạn đầu tiên là giai đoạn phát nguyện trong tâm và phát nguyện thành lời nói (16 a tăng kỳ) không thối chuyển và sau đó được Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký thì Khi ấy, Đức Bồ Tát sẽ trở thành Đức Bồ Tát cố định (Niyatabodhisatta), tiếp tục tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh balamật.

Các balamật luôn được duy trì tích góp và sẽ trổ quả theo quy luật nghiệp và quả của nghiệp. Chỉ có Đức Phật Chánh Đẳng Giác mới có thể biết rõ cụ thể, chúng ta chỉ có thể biết và làm theo quy luật tổng quát “gieo gì gặt nấy của nghiệp” mà thôi.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

 

Bài Viết Liên Quan

  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Vì Sao Không Còn Thèm Muốn Các Lý Thuyết Của Những Người Khác?, Web
  • Như Thế Nào Là Người Đang Thấy Pháp, Đang Thấy Như Lai?, Web
  • Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy (Dhammavinayajānanalakkhana), Web, FB
  • Như Thế Nào Là Thế Giới Quan Theo Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy?, Web, FB
  • Liệu Đạo Phật Có Mâu Thuẫn Khoa Học Không?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • Ðường Ðến Hạnh Phúc Tối Thượng, Web, FB
  • Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, FB
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì, Web, FB
  • Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
  • Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
  • Bát Thánh Đạo, Web, FB
  • Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng. Web, FB
  • Con Đường Duy Nhất: Bát Thánh Đạo, Web, FB
  • Bát Thánh Đạo Là Điều Kiện Cần Và Đủ Để Trở Thành Bậc Thánh Trong Pháp Và Luật Của Đức Phật Gotama, Web
  • 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
  • Thần Dược: “Nói Lời Tốt Lành – Nghĩ Điều Chân Chính – Làm Việc Hướng Thượng”, Web
  • Thần Chú Siêu Thoát, Web
  • Ngu Thì Khổ, Web, FB
  • Thế Nào Là Người Ngu, Web, FB
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
  • Về Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật., Web, FB
  • Mở Rộng Tâm Đón Nhận Ánh Sánh Trí Tuệ: Như Thế Nào Là Niềm Tin Chân Chính Trong Phật Giáo ?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
  • Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
  • Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
  • Giả Và Thật, Web, FB
  • Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
  • Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
  • Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
  • Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
  • Chánh Pháp Toàn Hảo, Web, FB
  • 4 Sự Thuyết Giáo Chánh Pháp, Được Thế Tôn, Bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác Giảng Dạy Là Gì?, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 3 tháng 7, 2021.