Thế nào là vô vi – Niết bàn – đến bờ bên kia
THẾ NÀO LÀ VÔ VI – NIẾT BÀN – ĐẾN BỜ BÊN KIA
❶ — Này các Tỷ-kheo, hãy lắng nghe.Ta sẽ giảng về vô vi và con đường đưa đến vô vi.
(Thay “Vô vi” bởi 32 cụm từ được Đức Phật sử dụng để chỉ tới “Niết Bàn” dưới đây.)
I. Vô Vi (asankhata)
II. Ðích Cuối Cùng (Antam) (S.iv,368)
III. Vô Lậu (Anāsavaṃ) (S.iv,360)
IV. Sự Thật (Saccam)
V. Bờ Bên Kia (Pàram)
VI. Tế Nhị (Nipunam)
VII. Khó Thấy Ðược (Sududdasam)
VIII. Không Già (Ajajjaram)
IX. Thường Hằng (Dhuvam)
X. Không Suy Yếu (Apalokitam)
XI. Không Thấy (Anidassanam)
XII. Không Lý Luận (Nippapam)
XIII. Tịch Tịnh (Santam)
XIV. Bất Tử (Amatam)
XV. Thù Thắng (Paniitam)
XVI. An Lạc (Sivam)
XVII. An Ổn (Khemaṃ)
XVIII. Ái Ðoạn Tận (Taṇhakkhayo)
XIX. Bất Khả Tư Nghì (Acchariyam)
XX. Hy Hữu (Abhutam)
XXI. Không Tai Họa (Anìtika)
XXII. Không Bị Tai Họa (Anitakdhamma)
XXIII. Niết Bàn (Nibbana)
XXIV. Không Tồn Tại (Avyàpajjho)
XXV. Ly Tham (Viràgo)
XXVI. Thanh Tịnh (Suddhi)
XXVII. Giải Thoát (Mutti)
XXVIII. Không Chứa Giữ (Anàlayo)
XXIX. Ngọn Ðèn (Dipa)
XXX. Hang ẩn (Lena)
XXXI. Pháo Ðài (Tànam)
XXXII. Quy Y (Saranam)
XXXIII. Ðến Bờ Bên Kia (Paràyanam)
ooooooooooo
❷ — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi (…v… v… )?
Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi (… v… v…)
ooooooooooo
❸ — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi (… v… v… )?
CON ĐƯỜNG I
I. Thân (S.iv,359)
Thân niệm (kàyagatà sati), này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
II. Chỉ (Samatha) (S.iv,360)
chỉ và quán, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
III. Tầm (S.iv,360)
Có định có tầm, có tứ; có định không tầm, có tứ; có định không tầm, không tứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
IV. Không
Không định, Vô tướng định, Vô nguyện định. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
V. Niệm Xứ.
Bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
VI. Chánh Cần.
Bốn chánh cần, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
VII. Như Ý Túc.
Bốn như ý túc, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
VIII. Căn.
Năm căn, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
IX. Lực.
Năm lực, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
X. Giác Chi.
Bảy giác chi, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XI. Đạo (S.iv,361)
Con đường Thánh đạo Tám ngành, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
CON ĐƯỜNG II
I. Chỉ (S.iv,362)
Chỉ (Samatha), này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
II. Quán.
Quán (Vipassanā), này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
III. Sáu Ðịnh (S. iv. 62)
Ðịnh (Samadhi) có tầm có tứ ( (Vitakka-Vicāra), này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
IV. Sáu Ðịnh (2)
Ðịnh không tầm (Avitakko), chỉ có tứ ; này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
V. Sáu Ðịnh (3)
Ðịnh không tầm không tứ (Avitakkāvicāra); này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
VI. Sáu Ðịnh (4)
Không (Suññato) định, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
VII. Sáu Ðịnh (5)
Ðịnh Vô tướng (Animitta), này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
VIII. Sáu Ðịnh (6)
Ðịnh Vô nguyện (Appaṇihita), này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
IX. Bốn Niệm Xứ (1) (S.iv,363)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tùy quán thân (Kāyanupassi) trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
X – XII. Bốn Niệm Xứ (2-4)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tùy quán thọ trên thọ (Vedanānupassi)… tùy quán tâm trên tâm (Cittānupassi)… tùy quán pháp trên pháp (Dhammanupassi). Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XIII. Bốn Chánh Cần (1) Cattāro sammappadhāna
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phát sanh lòng ước muốn rằng các ác bất thiện pháp chưa sanh không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XIV – XVI. Bốn Chánh Cần (2-4) Cattāro sammappadhāna
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phát sanh lòng ước muốn rằng các ác bất thiện pháp đã sanh được đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí… phát sanh lòng ước muốn rằng các thiện pháp chưa sanh được sanh khởi… phát sanh lòng ước muốn rằng các thiện pháp đã sanh được an trú, không tán thất, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XVII. Bốn Như Ý Túc (1) (S.iv,365) Cattāto iddhipāda
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XVIII-XX. Bốn Như Ý Túc (2-4)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với tâm Thiền định, tinh cần hành… câu hữu với tinh tấn Thiền định… câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XXI. Năm Căn (1) (S.iv,365) Pañcindriyāni
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XXII-XXV. Năm Căn (2-5)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập tấn căn… tu tập niệm căn… tu tập định căn… tu tập tuệ căn, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XXVI-XXX. Năm Lực (1-5) (S.iv,336) Pañcabalāni
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập tín lực… tấn lực… niệm lực… định lực… tuệ lực… y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XXXI-XXXVII. Bảy Giác Chi (1-7) (S.iv,367). Sattasambojjhangā
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập niệm giác chi… trạch pháp giác chi… tinh tấn giác chi… hỷ giác chi… khinh an giác chi… định giác chi… xả giác chi, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
XXXVIII-XLV. Tám Chánh Ðạo (1-8) (S.iv,367) Aṭṭhangikamaggo
Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập chánh tri kiến… chánh tư duy… chánh ngữ… chánh nghiệp… chánh mạng… chánh tinh tấn… chánh niệm… chánh định, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
ooooooooooo
❹ — Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về vô (… v… v…), Ta thuyết về con đường đưa đến vô vi (… v… v…).
❺ Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Ðạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ; tất cả, Ta đã làm đối với các Ông.
❻ Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
Nguồn trích dẫn: TK Viên Phúc Biên soạn lại theo Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập IV – Thiên Sáu Xứ [43] Chương IX Tương Ưng Vô Vi, English version
Bài viết liên quan
- Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
- Hết luân hồi thì đi đâu, Web, FB
- Nibbāna – Niết bàn thiết thực hiện tại (có thể thấy được ngay trong kiếp sống này) là gì, Web, FB
- Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
- Giác ngộ có nghĩa là là gì, Web, FB
- Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, Web, FB
- Con đường nào dẫn đến vô vi, niết bàn? không định – vô tướng định – vô nguyện định, Web Link
- Đường tới Niết bàn – tu tập tâm: quán tưởng bất tịnh thức ăn, Web, FB
- Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
- Có thể sờ thấy Niết bàn, Web, FB
- Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
- Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
- Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
- Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
- Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
- Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
- Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
- Bát thánh đạo, Web, FB
- Bát chánh ðạo là ðường tối thượng, Web, FB
- Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Anata – vô ngã là gì, Web, FB
- Who am I, ta là ai, Web, FB
- Điều này không thể xảy ra, Web, FB
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB