Địa Ngục Có Hay Không

Địa Ngục Có Hay Không?

“Còn nhiều người chưa từng được nghe nói về địa ngục, còn nhiều người đã được nghe nhưng không tin rằng có địa ngục, còn nhiều người hiểu sai và giảng giải sai về địa ngục, nên những người này họ sẽ không tinh tấn tránh thân hành ác (sát sanh – lấy của không cho – tà dâm), không tinh tấn tránh khẩu hành ác (nói dối – nói lời đâm thọc – nói lời thô ác – nói lời phù phiếm vô ích), không tinh tấn tránh ý hành ác (tham lam – sân hận – tà kiến): đối với những người có thân hành ác như vậy, có khẩu hành ác như vậy, có ý hành ác như vậy đường xuống địa ngục đối với họ nhanh như tên bắn vậy”.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

Chúng ta cùng chú tâm lắng nghe, khéo tác ý, khéo suy nghiệm những Lời Phật dạy trong Tạng Kinh Nikaya:

🍀… – Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục. Thế nào là năm?

Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say trong rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là năm?

Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ–kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.

Tăng Chi Bộ Kinh – Chương năm pháp – XV. Phẩm tikandaki – (V) (145) Con Ðường Ðến Ðịa Ngục

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 Khiếm Khuyết Và Viên Mãn

1. – Này các Tỷ–kheo, có ba sự khiếm khuyết này. Thế nào là ba? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là khiếm khuyết về giới?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là khiếm khuyết về giới.

2. Và này các Tỷ–kheo, thế nào là khiếm khuyết về tâm?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người tham lam, với tâm sân hận. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tâm.

3. Và này các Tỷ–kheo, thế nào là khiếm khuyết về tri kiến?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người có tà kiến, có tri kiến điên đảo: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có cúng tế, không có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, ở đời không có các hàng Sa–môn, Bà–la–môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ và truyền dạy lại cho đời này, đời sau”. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là khiếm khuyết về tri kiến.

4. Do nhân khiếm khuyết về giới, này các Tỷ–kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Do nhân khiếm khuyết về tâm, này các Tỷ–kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Do nhân khiếm khuyết về tri kiến, này các Tỷ–kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những pháp này, này các Tỷ–kheo, là ba khiếm khuyết.

5. Này các Tỷ–kheo, có ba viên mãn này. Thế nào là ba? Viên mãn về giới, viên mãn về tâm, viên mãn về tri kiến.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là viên mãn về giới?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là viên mãn về giới.

6. Và này các Tỷ–kheo, thế nào là viên mãn về tâm?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người không tham lam, không có tâm sân hận. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là viên mãn về tâm.

7. Và này các Tỷ–kheo, thế nào là viên mãn về tri kiến?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người có chánh kiến, không có tri kiến điên đảo: “Có bố thí, có lễ hy sinh, có cúng tế, có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, ở đời có các hàng Sa–môn, Bà–la–môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ và truyền dạy lại cho đời này, đời sau”. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là viên mãn về tri kiến.

8. Do nhân viên mãn về giới, này các Tỷ–kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này.

Do nhân viên mãn về tâm, này các Tỷ–kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này.

Do nhân viên mãn về tri kiến, này các Tỷ–kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Những pháp này, này các Tỷ–kheo, là ba viên mãn.

Nguồn trích dẫn Tăng Chi Bộ – Chương III – Ba Pháp – XII. Phẩm Ðọa Xứ

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀… “Này các Tỷ–kheo, kẻ ngu kia sau khi làm thân ác hành, sau khi làm khẩu ác hành, sau khi làm ý ác hành, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ–kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về người ấy, phải nói rằng người ấy hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý.

Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Ðịa ngục, phải nói rằng Ðịa ngục, hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý.

Về vấn đề này, này các Tỷ–kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự đau khổ của Ðịa ngục.

Khi được nói vậy, một Tỷ–kheo khác bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho con một ví dụ được không?

Thế Tôn đáp:

– Có thể được, này Tỷ–kheo. Ví như, này Tỷ–kheo, có người bắt được một tên trộm cắp, dẫn đến trước mặt vua và thưa: “Tâu Ðại vương, đây là một tên trộm cướp phạm tội cho Ngài! Hãy hình phạt nó như Ðại vương muốn”. Và vị vua ấy nói như sau về tên trộm cướp ấy: “Này các Ông, hãy đi và vào buổi sáng hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo”. Và vào buổi sáng, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến trưa, vua nói như sau: “Này các Ông, người ấy ra sao?” – “Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống”. Rồi vua lại nói như sau về tên trộm cướp ấy: “Này các Ông, hãy đi và vào buổi trưa, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo”. Và vào buổi trưa, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến chiều, vua nói như sau: “Này các Ông, người ấy ra sao?” – “Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống”. Rồi vua lại nói như sau về người kia: “Này các Ông, hãy đi và vào buổi chiều, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo”. Và vào buổi chiều, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo.

Này các Tỷ–kheo, Ông nghĩ thế nào? Người ấy bị đâm ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy, có cảm thọ khổ ưu không?

– Bạch Thế Tôn, chỉ bị ngọn giáo đâm một lần, người kia do nhân duyên ấy cũng cảm thấy khổ ưu, còn nói gì đến ba trăm ngọn giáo!

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ–kheo:

– Này các Tỷ–kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn, hòn đá này, to bằng bàn tay do ta lượm lên, hay núi Tuyết Sơn (Himalaya), vua các loại núi?

– Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, hòn đá này lớn bằng bàn tay do Thế Tôn lượm lên. So sánh với Tuyết Sơn vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được!

– Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, người ấy bị đâm bởi ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy cảm thọ khổ ưu. Khổ ưu ấy so sánh với khổ ưu ở Ðịa ngục không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được.

Này các Tỷ–kheo, các người giữ địa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (pancavidhabandhanam). Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ–kheo, các người giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ–kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ–kheo, các người giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, các người giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực.

Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, ở đây bị nấu với vạc nước sôi sùng sục; khi thì nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang.

Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, những người giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ–kheo, Ðại địa ngục ấy, có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau; xung quanh có tường sắt; mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, cháy đỏ rực; đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ–kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về Ðịa ngục, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ–kheo, vì đau khổ ở Ðịa ngục quá nhiều.”

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh. Kinh Hiền Ngu 129.

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀… Rồi này các Tỷ–kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, tuy Ngươi là người có ý thức và lớn tuổi, nhưng Ngươi không có nghĩ: “Ta bị chết chi phối, ta không thoát khỏi chết; ta hãy làm điều thiện về thân, khẩu và ý”. Người ấy đáp: “Thưa Ngài, tôi không có thể làm, vì tôi phóng dật, thưa Ngài”. Rồi này các Tỷ–kheo, vua Yama nói với người ấy: “Này Người kia, nếu vì phóng dật nên Ngươi không làm điều thiện về thân, khẩu ý; chắc chắn chúng sẽ làm cho Ngươi, này Người kia, tùy theo sự phóng dật của Ngươi. Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn bè thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa–môn, Bà–la–môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính là Ngươi làm, chính Ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy”.

Rồi này các Tỷ–kheo, sau khi chất vấn, cật vấn, thẩm vấn, người ấy về Thiên sứ thứ năm, vua Yama giữ im lặng.

Rồi này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (Pancavidhabandhanam), họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực, Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ.. chưa tiêu trừ.

Này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ… chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ… chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, những người coi giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ–kheo, Ðại địa ngục ấy có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau, xung quanh có tường sắt, mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, chảy đỏ rực, đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ–kheo, từ tường phía Ðông của Ðại địa ngục ấy, những ngọn lửa bừng cháy lên được thổi tạt đến tường phía Tây. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Tây được thổi tạt đến tường phía Ðông. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Bắc được thổi tạt đến tường phía Nam. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Nam được thổi tạt đến tường phía Bắc. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Dưới, được thổi tạt lên phía Trên. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Trên, được thổi tạt xuống phía Dưới. Người ấy ở đây cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ–kheo, rồi có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông của Ðại địa ngục được mở ra. Người ấy chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ–kheo, dù cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Tây được mở ra… cửa phía Bắc được mở ra… cửa phía Nam được mở ra. Người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ–kheo, dầu cho người ấy có cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi các ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Ðông được mở ra, người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ… sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Người ấy đi ra khỏi cửa Ðịa ngục ấy.

Nhưng này các Tỷ–kheo, cận sát Ðại địa ngục là Ðại Phấn nị Ðịa ngục (Guthaniraya). Người ấy rơi vào Ðịa ngục này. Này các Tỷ–kheo, tại Phấn nị Ðịa ngục ấy, các chúng sanh với miệng như mũi kim cắt đứt da ngoài; sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong; sau khi cắt dứt da trong, chúng cắt đứt thịt; sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân; sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương; sau khi cắt đứt xương, chúng cắt đứt xương tủy. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ–kheo, cận sát Ðại địa ngục Phấn nị ấy là Ðại địa ngục Nhiệt khôi (Than hừng – Kukkulaniraya). Người ấy rơi vào ở đấy. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ–kheo, cận sát Ðại địa ngục Nhiệt khôi là Ðại Châm thọ lâm (Sambalivanam) cao một do tuần, với những gai nhọn dài mười sáu ngón tay, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Họ bắt người ấy leo lên, leo xuống. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ–kheo, cận sát Đại Châm thọ lâm là Ðại Kiếm diệp lâm (Rừng lá gươm – Asipattavanta). Người ấy vào trong ấy. Ở đấy, các lá cây, do gió lay động, cắt đứt tay của người ấy, cắt đứt chân, cắt đứt tay chân, cắt đứt tai, cắt đứt mũi, cắt đứt tai mũi. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Nhưng này các Tỷ–kheo, cận sát Đại Kiếm diệp lâm là Ðại Khôi hà (Sông vôi – Kharodakanadi). Người ấy rơi vào trong ấy. Tại đấy, người ấy bị trôi thuận theo dòng nước, người ấy bị trôi ngược lại dòng nước, người ấy trôi thuận theo, ngược lại dòng nước. Tại đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, những người coi giữ Ðịa ngục, câu người ấy lên với móc câu, đặt người ấy trên đất và nói với người ấy: “Này Người kia, Ngươi muốn gì?” Người ấy nói: “Thưa các Ngài, tôi đói bụng”. Rồi này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy và nhét vào miệng người ấy những cục đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi người ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo một ruột lớn, ruột nhỏ, các cục đồng ấy rơi ra ngoài từ phía dưới. Ở đấy, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung, cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục nói với người ấy: “Này Người kia, Ngươi muốn gì?” Người ấy nói: “Thưa các Ngài, tôi khát nước”. Rồi này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lấy cọc sắt nung đỏ cạy miệng người ấy ra, và đổ vào miệng người ấy nước đồng nấu sôi, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Môi ngươi ấy bị cháy, miệng bị cháy, cổ họng bị cháy, ngực bị cháy. Và kéo theo ruột lớn, ruột nhỏ, nước đồng sôi ấy chảy ra ngoài từ phía dưới. Người ấy ở đấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mạng chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ–kheo, các người coi giữ Ðịa ngục lại quăng người ấy vào Ðại địa ngục.

Nguồn trích dẫn Trung Bộ Kinh – 130. Kinh Thiên sứ

––––––––––––––––––––––––––––––

Update: Hỏi Đáp

– MH: Dạ sư hoan hỷ cho con hỏi

Quả dị thục trong các nghiệp thiện ác là sao ạ con chưa được nghe bao giờ ạ.

– Dị là khác, thục là chín muồi. Quả nghiệp dị thục là Quả báo của nghiệp thiện hoặc nghiệp bất thiện chín muồi, trổ quả trong các kiếp tái sinh sau này, không phải ngay trong cùng thời.

Về 16 loại nghiệp có thể tham khảo chi tiết tại đây:

THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN

Hậu Sớ Giải – Tỳ khưu Khải Minh

Bài Viết Liên Quan

  • Quả Của Nghiệp Là Công Lý Vũ Trụ Không Có Mắt, Web, FB
  • Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
  • Nghiệp Và Quả (Kamma Và Vipaka), Web, FB
  • Nghiệp Và Quả Của Nghiệp, Web, FB
  • Quả Của Thiện Và Ác Nghiệp Rất Lạ Lùng, Web, FB
  • Quả Của Nghiệp (Kammaphala), Web, FB
  • Thế Nào Là Nghiệp Trọng Yếu (Garukakamma), Web, FB
  • Các Chúng Sinh Là Chủ Nhân Của Nghiệp Do Mình Tạo Ra., Web, FB
  • Hồi Hướng Công Đức Phước Báu Tới Thân Nhân Quá Vãng Như Thế Nào?, Web, FB
  • Như Nắm Muối Bỏ Chén, Web, FB
  • Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
  • Lợi Ích Của Bố Thí Cúng Dường Là Gì?, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Tụng Buổi Tối Sau Thời Thiền, Youtube
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Thế Giới Quan Theo Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy?, Web, FB
  • Liệu Đạo Phật Có Mâu Thuẫn Khoa Học Không?, Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • “Giải Thoát Đạo” Khác “Bồ Tát Đạo” Như Thế Nào?, Web, FB

Đại Lễ Vesak: Đản Sanh – Giác Ngộ – Niết Bàn

  • Câu Chuyện Đản Sanh, Web, FB
  • Câu Chuyện Giác Ngộ, Web, FB
  • Bài 3/3: Câu Chuyện Nhập Niết Bàn, Web, FB
  • Ý Nghĩa Kỷ Niệm Đại Lễ Tam Hợp Vesak, Web, FB
  • Bồ Tát Đạo Là Gì, Web, FB
  • Những Phẩm Chất Căn Bản Giúp Việc Thành Tựu 10 Ba-La-Mật Thành Phật Là Gì?, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
  • Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
  • (09) Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
  • Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
  • Lợi Ích Của Bố Thí Cúng Dường Là Gì?, Web, FB
  • Thiền Minh Sát Vipassana: Lý Thuyết & Thực Hành, Youtube
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube