Không có bất hạnh đối với người hiền trí

[lwptoc]

KHÔNG CÓ BẤT HẠNH ĐỐI VỚI NGƯỜI HIỀN TRÍ

Hạnh phúc không phải là không có vấn đề, mà là Tuệ giác Minh sát Thấy và Biết như thật bản chất thật sự của vấn đề.

Và ‘Thấy và Biết như thật bản chất thật sự của mọi vấn đề’ có nghĩa là: “Thấy và Biết Tất cả các pháp đều là vô ngã – Sabbe dhammā anattā.”

Nói theo cách khác ‘Thấy và Biết như thật bản chất thật sự của mọi vấn đề’ có nghĩa là: tất cả chỉ là sắc – thọ – tưởng – hành và thức tức ngũ uẩn hay danh và sắc, tất cả đều là vô thường biến đổi, hoại diệt; Là vô thường biến đổi hoại diệt nên là khổ đau, bức bách, phiền não; Là khổ đau, bức bách, phiền não nên là vô ngã, rỗng không, vô chủ. Vì vậy tất cả chúng đều có chung bản chất:

❶ CÁI NÀY KHÔNG PHẢI CỦA TÔI

– NETAṀ MAMA,

❷ CÁI NÀY KHÔNG PHẢI LÀ TÔI

– NESOHAMASMI,

❸ CÁI NÀY KHÔNG PHẢI TỰ NGÃ CỦA TÔI

– NA MESO ATTĀ.

Như đã được Đức Phật truyền dạy: Thấy và Biết như thật bản chất thật sự của vấn đề, tức của ngũ uẩn hay của danh và sắc là Vô Thường – Khổ – Vô Ngã thì sẽ nhàm chán tất cả. Do nhàm chán, nên có ly tham. Do ly tham, nên có giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: “Đã được giải thoát”, đã biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

 

Happiness is not the absence of a problem, but the insight wisdom that clearly sees and knows the true nature of the problem as is really is.

And ‘Seeing and Knowing the true nature of the problem as is really is’ means ‘Seeing and Knowing all dharmas are Not-Self – Sabbe dhammā anattā.’

In other words ‘Seeing and Knowing the true nature of the problem as is really is’ means: it’s all just form, feeling, formations and perception, and consciousness, i.e. the five aggregates, or nama and rupa, all of which are impermanent, changeable, destruction; Being impermanent, changing and disappearing, is suffering, oppression, and affliction; As suffering, oppression, and affliction, it is selfless, empty, and ownerless. So they all have the same true nature:

❶ THIS IS NOT MY

– NETAṀ MAMA,

❷ THIS IS NOT ME

– NESOHAMASMI,

❸ THIS IS NOT MY SELF

– NA MESO ATTĀ.

Seeing and Knowing as it really is the true nature of problem, i.e. of the five aggregates or nama and rupa, there is revulsion to all. Due to revulsion, there is dispassionate. Due to dispassion, there is liberation. In liberation arises the knowledge that: “It’s liberated” and the clear understanding: “Birth is over, the holy life has been accomplished, what should have been done has been done, there is no more for this state of being.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Chánh kinh

🍀Trung bộ kinh – 115. Kinh Đa Giới

… ⚀ phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;

⚁ phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;

⚂ phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.

⚀ Như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu đầy những sợ hãi, người hiền trí không có sợ hãi.

⚁ Kẻ ngu đầy những thất vọng, người hiền trí không có thất vọng.

⚂ Kẻ ngu đầy những hoạn nạn, người hiền trí không có hoạn nạn.

🍀 Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi cho người hiền trí, không có thất vọng cho người hiền trí, không có hoạn nạn cho người hiền trí.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, “Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”, như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 115. Kinh Ða giới (Bahudhàtuka sutta)

🍀 Trường bộ kinh – 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn

❶ Vì không thông hiểu Sự Thật về Khổ (Khổ Đế) mà chúng ta luân hồi,

❷ không thông hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập Đế),

❸ không thông hiểu về Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ (Diệt Đế),

❹ không thông hiểu Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ (Đạo Đế),

mà chúng ta đã phải luân hồi trong vòng sinh tử.

Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt

❶ Sự Thật về Khổ,

❷ Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ,

❸ Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ,

❹ Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ,

lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh nữa.”

Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh – Kinh Đại Kinh Bát Niết Bàn (Trường Bộ, 16)

🍀Trung bộ kinh – 35. Tiểu kinh Saccaka

… Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?

❶ Sắc là thường hay vô thường?

—Vô thường, Tôn giả Gotama.

—Cái gì vô thường thì cái ấy là khổ hay lạc?

—Là khổ, Tôn giả Gotama.

—Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là:

⚀ “Cái này là của tôi,

⚁ cái này là tôi,

⚂ cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, Tôn giả Gotama.

—Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?

❷ Thọ … (như trên) …

❸ tưởng … (như trên) …

❹ các hành … (như trên) …

Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào?

❺ Thức là thường hay vô thường?

—Vô thường, Tôn giả Gotama.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, Tôn giả Gotama.

—Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là:

⚀ “Cái này là của tôi,

⚁ cái này là tôi,

⚂ cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, Tôn giả Gotama.

—Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, tham đắm khổ, quán khổ và nói:

⚀ “Cái này là của tôi,

⚁ cái này là tôi,

⚂ cái này là tự ngã của tôi”.

Người ấy có thể liễu tri cái khổ của tự mình hay có thể sống trừ diệt khổ không?

—Làm sao có thể được, Tôn giả Gotama? Không thể như vậy, Tôn giả Gotama.

🍀

… Ở đây, này Aggivessana, đệ tử Thanh văn của Ta,

❶ ĐỐI VỚI MỌI SẮC PHÁP, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là:

“⚀ Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”.

❷ Ðối với mọi cảm thọ …

❸ đối với mọi tưởng …

❹ đối với mọi hành …

❺ đối với mọi thức, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là:

⚀ “Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, một đệ tử Thanh văn của Ta trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tân, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn sư, khỏi phải nương tựa một ai.

—Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?

—Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo

❶ đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ:

⚀ “Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”, chứng được vô chấp thủ giải thoát.

❷ Ðối với bất cứ thọ nào …

❸ bất cứ tưởng nào …

❹ bất cứ hành nào …

❺ đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ:

⚀ “Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”, chứng được vô chấp thủ giải thoát.

Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát.

Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo thành tựu ba pháp vô thượng:

① Kiến vô thượng,

② Ðạo vô thượng,

③ Giải thoát vô thượng.

Ðược giải thoát như vậy, này Aggivessana, vị ấy chỉ kính lễ, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai: “Thế Tôn đã giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh, Ngài thuyết pháp để tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn đã chứng Niết-bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết-bàn”.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 35. Tiểu kinh Saccaka

Bài Viết Liên Quan

  • Cần Bận Rộn Những Việc Gì?, Web Link
  • Người Hiền Trí – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (Ṭhānāṭhā­Na­ – Possible And Impossible), Web, FB
  • Bài 4/6 Phần 1 – Như Lý Tác Ý Là Như Thế Nào?, Web, FB
  • Bài 4/6 Phần 2 – Như Lý Tác Ý: Có Bao Nhiêu Cách Quán Vô Thường – Khổ – Vô Ngã Của Ngũ Uẩn Trong Thực Hành Tu Tập Hàng Ngày?, Web
  • Chúng Ta Không Thể Kiểm Soát Mọi Thứ, Chúng Ta Có Thể Lựa Chọn Cách Phản Ứng., Web
  • Thần Dược: “Nói Lời Tốt Lành – Nghĩ Điều Chân Chính – Làm Việc Hướng Thượng”, Web
  • Thần Chú Siêu Thoát, Web
  • Ngu Thì Khổ, Web, FB
  • Thế Nào Là Người Ngu, Web, FB
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
  • Thuận Theo Tự Nhiên Nào, Web, FB
  • Về Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật., Web, FB
  • Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
  • Bát Thánh Đạo, Web, FB
  • Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng. Web, FB
  • Con Đường Duy Nhất: Bát Thánh Đạo, Web, FB
  • Bát Thánh Đạo Là Điều Kiện Cần Và Đủ Để Trở Thành Bậc Thánh Trong Pháp Và Luật Của Đức Phật Gotama, Web
  • 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 15 tháng 7, 2021