Phân biệt tỳ khưu “thật” và “không thật” dựa vào đâu
PHÂN BIỆT TỲ KHƯU “THẬT” VÀ “KHÔNG THẬT” DỰA VÀO ĐÂU?
Phân hiệt rõ vai trò, chức năng của Giáo hội khác với Tăng đoàn Sangha như thế nào?
– ❓PD: Dạ con chào Sư. Sư cho con hỏi một vấn đề này được không ạ? Khi làm lễ xuất gia với hội chúng giới luật bị méo mó và không làm lễ ở khu vực được kiết giới sima thì có được thành tựu vị tỳ kheo không ạ. Nhưng vị đó lại được Giáo hội Phật giáo Việt nam công nhận.
– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Theo những điều kiện đã xảy ra như kể trên thì có thể khẳng định là Tăng sự lễ tu lên bậc trên trở thành Tỳ khưu đã không thành tựu, không có hiệu lực: vị này không phải là Tỳ Khưu “thật” cho dù có được công nhận hay chứng nhận của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào khác.
Trong Tạng Luật đã có những chế định cụ thể để có thể thành tựu một Tăng sự tu lên bậc trên đồng thời với việc một vị xuất gia trở thành vị Tỳ Khưu thật sự, cần thành tựu những yếu tố điều kiện
⑴ liên quan đến giới loài (là người thật, không khuyết tật các giác quan, nam giới … v. v……) của giới tử ứng viên tu lên bậc trên, đã được thọ giới Sa di,
⑵ liên quan đến vị Thầy tế độ đầy đủ tiêu chuẩn: ⒜ thành thục về Giới Luật, ⒝ đầy đủ khả năng nuôi dạy, giáo dục đệ tử, ⒞ đủ về niên hạ (ít nhất là từ 10 hạ nạp trở lên),
⑶ liên quan đến tuổi tác (đủ 20 tuổi trở lên), đủ sức khỏe không mắc 5 loại bệnh đã liệt kê trong Giới Luật, được sự cho phép của cha mẹ, có y áo, bình bát, không nợ nần, không là binh sĩ, công chức, nô lệ … v. v……,
⑷ liên quan đến số lượng tối thiểu 5 vị tỳ khưu có mặt trong Tăng đoàn Sangha làm Tăng sự, là những vị Tỳ khưu “thật” (là người trước đó đã thành tựu nghi lễ thọ giới Tỳ khưu theo đúng Pháp và Luật truyền thừa, không phạm tội Parajika) và là những vị Tỳ khưu “trong sạch” (⒜ không phạm bất cứ tội gì, hoặc ⒝ phạm tội nặng nhưng đã thực hiện đầy đủ hình phạt, đã sám hối, đã được xóa tội và phục hồi bởi Tăng đoàn Sangha, hoặc ⒞ phạm tội nhẹ nhưng đã sám hối đúng pháp và luật),
⑸ liên quan đến sima kết giới đúng Pháp và Luật để tiến hành Tăng sự,
⑹ liên quan đến giọng đọc không sái âm cổ ngữ Pali khi tụng đọc Tuyên ngôn và Thành tựu ngôn.
Chi tiết cụ thể về các yếu tố thành tựu xin xem các bài viết liên quan:
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 1/4 – thầy tế độ), Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 2/4 – xét hỏi sa di), Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 3/4 – tuyên ngôn & thành sự ngôn), Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 4/4 – bốn pháp nương nhờ & bốn pháp không nên hành), Web, FB
Trong Giới Luật do Đức Phật truyền dạy, không có chế định bất cứ một cơ cấu lãnh đạo, quản lý nào kiểu như “Giáo Hội” có thể can thiệp bằng các quyết định của mình vào Tăng sự Lễ Xuất Gia Thọ giới Tỳ khưu cả.
Giáo Hội Phật giáo là tổ chức đoàn thể, tổ chức hội đoàn thuộc công cụ quản lý của Nhà nước.
Nhà nước thông qua Giáo hội để quản lý và bảo hộ mọi thành viên của Giáo hội trên phương diện hành chính và pháp luật quốc gia.
Mọi thành viên tham gia Giáo hội, tức các vị tu sĩ xuất gia cần tuân thủ nghiêm chỉnh mọi quyết định, qui định của Giáo hội để có thể có cuộc sống Phạm hạnh được bảo vệ bởi luật pháp của quốc gia.
Mọi quyết định của Giáo hội Phật giáo nước nào thì chỉ có hiệu lực hành chính phù hợp với Luật pháp của từng quốc gia sở tại, chứ không liên quan và không có hiệu lực như các quyết định Tăng sự chỉ do Tăng đoàn Sangha tại nơi trú xứ của Tỳ khưu quyết định.
(Cũng có một số Giáo hội chỉ là tổ chức liên kết Hội của một nhóm các Tăng đoàn Sangha có chung một số định hướng về pháp học, pháp hành khác với các Tăng đoàn Sangha còn lại: Giáo hội dạng này không xét đến trong trường hợp đang bàn ở đây.)
Chỉ có Sangha gồm các vị Tỳ khưu Thực và Trong sạch, ngồi sát bên nhau không xa quá 2 hắc tay tạo thành một khối vững chắc từ 4 vị trở lên phụ thuộc Tăng sự (ví dụ đối với Tăng sự Uposatha thì cần 4 vị, Lễ tu lên bậc trên thì cần ít nhất 5 vị tỳ khưu … v. v……), tại chỗ trú xứ của vị tỳ khưu là có đủ thẩm quyền thực hành, thành tựu, và có hiệu lực các Tăng sự theo đúng Pháp và Luật do Đức Phật chế định liên quan đến vị Tỳ khưu đó và Tăng đoàn Sangha nơi đó, không có hiệu lực đối với các Tỳ Khưu và Tăng đoàn nơi khác.
Chỉ có Giới và Luật do chính Đức Phật đã chế định, không được phép sửa đổi, mới có hiệu lực và là căn cứ y chỉ duy nhất đối với tất cả mọi Tỳ Khưu, mọi Tăng đoàn dù cho ở bất cứ đâu, bất cứ quốc gia nào.
– ❓PD: Dạ vậy, nếu một vị cho dù có nắm giữ chức vụ cao bao nhiêu đi chăng nữa nếu chưa thành tựu lễ xuất gia hội tụ tất cả những yếu tố mà sư vừa nêu mà mặc áo vàng mang hình tướng gần giống tỳ kheo và thuyết pháp trước hội chúng đông người có bị xem là kẻ trộm tăng tướng và ăn cắp pháp không ạ?
– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Chức vụ, y áo, lời thuyết giảng … v. v…… không phải là yếu tố quyết định vị này là Tỳ khưu “thật” hay “không thật”. Các yếu tố để thành tựu Tỳ Khưu “thật” xin xem lại các bài viết liên quan đã dẫn ở trên.
Nếu vị tỳ khưu “không thật” sử dụng vị trí, uy tín của vị tỳ khưu “thật” trong đời sống, được nuôi dưỡng bằng tà mạng do cúng dường của các thí chủ lòng thành tín tâm thì đó là trộm cắp tăng tướng.
Vị nói Pháp do vị Đạo sư truyền dạy mà nói là Pháp của mình thì đó là trộm cắp Pháp. Vì lý do này nên bất kỳ ai, tu sĩ xuất gia hay vị tại gia khi chia sẻ, thuyết pháp, viết bài, viết sách … v. v…… cần nêu rõ nguồn trích dẫn để tránh bị hiểu lầm, tránh bị quy kết là trộm cắp Pháp.
– ❓PD: Sādhu! Lành thay! Con cảm ơn sư rất nhiều. Vậy nếu một phật tử như con khi gặp các vị ấy con phải hành lễ như thế nào cho phải phép ạ?
– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Đức Phật dạy nên cung kính đối với những người đáng cung kính.
Cần luôn luôn chú ý quán sát và nhiếp phục tâm bất thiện như khó chịu, coi thường, khinh miệt, sân hận … v. v……
Và đồng thời cần phát triển vun bồi các thiện tâm là Tâm Từ (mong cho được an ổn, thuận duyên trong các thiện nghiệp), Tâm Bi (mong cho được sớm thoát khỏi mọi hiểm nguy trong các bất thiện nghiệp), Tâm Hỷ (mong cho được an vui trong các thiện phước), Tâm Xả (phản ứng bằng tâm quân bình với hiểu biết đúng đắn – chánh kiến – các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra) … v. v…….
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
Bài viết liên quan
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Vì sao xuất gia, Web, FB
- Đôi lời nhắn nhủ tới những vị sắp xuất gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
- Đức Phật đã có suy nghĩ gì, Web, FB
- Ai là bhikkhu – tỳ khưu, Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 1/4 – thầy tế độ), Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 2/4 – xét hỏi sa di), Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 3/4 – tuyên ngôn & thành sự ngôn), Web, FB
- Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 4/4 – bốn pháp nương nhờ & bốn pháp không nên hành), Web, FB
- Xuất gia gieo duyên, Web, FB
- Đạt tới cái khó đạt tới, Web, FB
- Mười pháp mà bậc xuất gia phải quán tưởng thường xuyên, Web, FB
- Như thế nào là tỳ khưu giới hạnh đầy đủ, Web, FB
- Điều gì cao hơn cả mạng sống, Web, FB
- Tử vì đạo (thanh tịnh giới đến mức nào?), Web, FB
- Tu sĩ và tiền bạc
- Tu sĩ và tiền bạc (phần 5/5: hỏi và đáp với thiền sư pa-auk tawya Sayadaw), Web, FB
- Giới luật “chỉ là phương tiện”, Web, FB
- Thế nào là bốn điều đáng sợ hãi chờ đợi những người xuất gia, Web, FB
- Bổn phận cư sĩ tại gia là gì? Bổn phận tu sĩ xuất gia là gì?, Web, FB
- Vì sao tỳ kheo sinh sống bằng nghề …, Web, FB
- Đã về đến “nhà”, Web, FB
- Lợi đắc – cung kính – danh vọng mang lại khổ lụy gì, Web, FB
- Xưng hô thế nào cho đúng, Web, FB
- Tỳ khưu đảnh lễ những ai?, Web, FB
- Namo: nên niệm Nam mô Phật – không nên niệm Mô Phật, Web, FB
- Vun bồi phước nghiệp cung kính, Web, FB
- Phàm tăng và thánh tăng, Web, FB
- Phạm hạnh được sống vì mục đích gì, Web, FB
- Mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh là gì, Web, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB