Vô cùng ít vs vô số kể

VÔ CÙNG ÍT VS VÔ SỐ KỂ

“… có vô cùng ít ỏi chúng sinh thấy được sự khẩn cấp, cần thiết của việc tu tập và dốc lòng tu tập, – nhưng chúng sinh thấy được sự khẩn cấp cần thiết của việc tu tập mà không dốc lòng tu tập thì nhiều vô số kể…” – Tăng bộ kinh.

Nhiều vô số kể là những người chưa từng được ai chỉ dạy để thực hành cho đúng là phải có Định Samadhi đạt được trong Chỉ (Samatha) hoặc/và Quán (Vipassana) thì mới có thể quán sát và thấy danh sắc “như thật”, “như nó đang là”, thì sau đó mới có thể đắc Tuệ Đạo, Tuệ Quả giác ngộ giải thoát được.

Thường những người không tu tập Chỉ và/hoặc Quán thật sự, hoặc tu tập sai lạc theo hiểu biết cá nhân, hoặc bị dụ dẫn của những tà thuyết mới lạ, đường mật chỉ cần thuận duyên tùy pháp không cần tinh tấn diệt trừ ác pháp bất thiện pháp, thì được nhận biết rất dễ dàng thông qua việc những người này hay hý luận ảo tưởng về ‘tâm không’, ‘vô niệm’, chân tâm’, Phật tánh’, ‘vô phân biệt’, ‘tâm hồn nhiên trong sáng’… v.v… Những người này không hề biết rằng chỉ thỉnh thoảng mới có Niệm – Sati thì còn rất xa mới tới được Thiền – jhana (tức Định Samadhi) tức tâm thanh tịnh thật sự; vì những người này chỉ sống trong ảo tưởng, tự kỷ ám thị, mà không hề biết rằng: không thể có tâm rỗng không vắng lặng, trong sáng tự nhiên (đây là Quả – tức kết quả của thiền định) để có thể quán sát mọi pháp “như thật”, “như nó đang là” (tức sinh – diệt: khổ, vô thường, vô ngã), nếu họ không chịu ngồi xuống hạ thủ công phu, tu tập viên mãn để làm cho tâm trong sạch tức thanh tịnh tâm (gieo Nhân) – tức ít nhất cũng phải đạt tới cận định, và tốt hơn nữa là đạt tới an chỉ định, tức có Thiền jhana (tức Định Samadhi xét theo 5 chi phần tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) để diệt trừ tạm thời (chưa nhổ được gốc rễ ngủ ngầm) bằng cách đè nén 5 triền cái chướng ngại (tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối tiếc, hoài nghi) để làm cho tâm trở lên trong sạch, thuần khiết, định tĩnh, nhuần nhuyễn, vững chắc, dễ sử dụng (gặt Quả).

Chỉ có bậc Thánh bất lai hoặc Thánh Alahán mới có thể có thiện xảo Thiền bất cứ tư thế nào, bất cứ khi nào (Đại Định). Người sơ cơ, bỡ ngỡ thì mới chỉ dạy người ta đôi khi có chút chánh niệm, tỉnh giác còn khó, thậm chí chẳng làm nổi sau nhiều năm tu hành, nói chi tới đắc Thiền: chánh niệm liên tục chưa có, định lực thì không, toàn là tham sân si mà chẳng hay biết, thì lấy đâu ‘tâm rỗng không’, ‘trong sáng tự nhiên’, ‘chân tâm’, ‘Phật tánh’ … v.v… mà trở về?!

Tập thể dục [ví như có Niệm] thì tốt cho sức khỏe [bớt tạm thời đôi chút phiền não], nhưng đi dụ người ta rằng chỉ cần thỉnh thoảng a dua tập thể dục, không cần chuyên cần hạ thủ công phu tu luyện võ nghệ [ví như có Thiền], mà vẫn có thể đạt tới tuyệt chiêu võ thuật [ví như Đạo, Quả] chiến thắng được kẻ thù tàn bạo nhất trên thế gian [ví như vô minh, tham ái] thì chỉ những người tốt bụng, nhưng hết sức ngây thơ mới tin theo.

Giải thích, hướng dẫn về Thiền là vô ích đối với những người sơ cơ nhưng cố chấp không cầu thị học hỏi, không tinh tấn thực hành, là vô ích đối với những người ưa hý luận, ưa xảo ngôn, ưa nguỵ biện, ưa thơ thẩn này – mà những người này thì nhiều vô số kể – chớ lãng phí thời gian tranh luận với họ, và hãy nhớ và làm theo lời Bậc Toàn Trí: “đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau.”

Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây.

Ghi chú

Phải đặt chân lý, lời Phật dạy lên hàng đầu thì mới không bị nhầm đường, lạc lối. Vì vậy không phân biệt già trẻ, nam nữ, cư sĩ hay xuất gia, nếu bất kỳ ai truyền dạy những điều trái lời Phật chỉ dạy thì hãy gạch bỏ nó đi, chớ có nghe theo, chớ có tin theo những lời xảo ngôn nguỵ biện về “phương tiện phù hợp căn cơ, hoàn cảnh” đó – không chỉ đối với bản thân mà hãy chỉ ra cho tất cả mọi người tránh xa những ông thầy lang băm đó. Những điều gì tốt đẹp của thầy, tổ thì noi theo, nhưng những cái gì sai trái với lời Phật dạy thì phải bỏ ngay không thương tiếc, và chớ có vơ đũa cả nắm cho rằng các vị thầy, tổ đó (chắc chắn các vị đó không có trí tuệ của bậc Alahán Chánh đẳng giác) thì nói gì cũng đúng. Chỉ trí tuệ của Phật là trí tuệ của Alahán Đấng Chánh đẳng giác, nhất thiết chủng trí, phải nương tựa vào thì mới có thể đi đúng đường, đạt được giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau, phiền não, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Hãy thận trọng từng ly từng tí, phải đối chiếu mọi điều ta mới nghe qua thì thấy mới lạ, có vẻ hay ho, có vẻ dễ dàng – với kinh điển Phật ngôn, với sự tự thực hành thì mới mong thành tựu giác ngộ giải thoát rốt ráo như ý nguyện.

Nguyện cho tất cả các đạo hữu luôn được oai đức Tam bảo hộ trì trên con đường Chánh pháp dẫn đến Niết bàn.

Sadhu Sadhu Sadhu!

Trong tâm từ,
TK Viên Phúc.

Bài viết liên quan

  • Những ai là vô cùng ít ỏi, những ai là nhiều vô số kể, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Đại phước của đại phước, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Ý nghĩa quy y Tam Bảo là gì, Web, FB
  • Qui y Tam Bảo (tisaraṇagamana), Web, FB
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Hâm mộ ngoại đạo, Web, FB
  • Giả và thật, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Phật pháp dành cho ai, Web, FB
  • Chánh pháp toàn hảo, Web, FB
  • 4 sự thuyết giáo chánh pháp, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • 969 ân đức Tam Bảo & giới thanh tịnh, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, Web, FB
  • Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai phần 1, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai phần 2, Web, FB
  • Từ bi hỷ xả vô lượng có thể hiện Phật tính hay không❓, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát chánh ðạo là ðường tối thượng, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Vì sao xuất gia, Web, FB
  • Điều gì cao hơn cả mạng sống, Web, FB
  • Tử vì đạo (thanh tịnh giới đến mức nào?), Web, FB
  • Thiền minh sát vipassana: lý thuyết & thực hành, Youtube
  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada , FB, Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube

Bài viết trên Facebook, 17 tháng 12, 2018