Kham Nhẫn những gì để đoạn trừ các lậu hoặc

Kham Nhẫn những gì để đoạn trừ các lậu hoặc❓

––––––––––––––––––––––––––––––

– SS: Thưa Sư, trời nắng quá, các Sư có thể mang cây dù nhỏ theo để khi khất thực xong, có thể dùng che nắng khi đi bộ về. Như vậy có được phép ko ạ?! Con kính xin Sư từ bi chỉ dạy con ạ! Sadhu Sadhu Sadhu!

>>> Tại Myanmar Tỳ khưu đi khất thực ngày nắng, ngày mưa bão đều đầu trần, chân đất. Truyền thống nguyên thủy này được duy trì cho đến ngày hôm nay.

– PT: Thưa Sư, tại sao khi khất thực lại cứ phải đi chân không? Tại sao có giày có dép lại không đi mà cứ phải tự hành xác khổ cực như vậy để làm gì?

>>> Dục Lạc – sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp khả lạc khả ý khả ái là Đạo Binh Ma Thứ Nhất. Tham Ái là Ðạo Binh Ma Thứ Tư. Trong đạo binh ma thứ nhất, khi dục lạc đã tiếp xúc các đối tượng giác quan thì tham ái phát sinh. Khi mắt tiếp xúc vật vừa ý thì tham ái phát sinh. Khi tai tiếp xúc với âm thanh vừa ý thì tham ái phát sinh. Khi mũi ngửi hay tiếp xúc với mùi thơm thì tham ái phát sinh. Khi lưỡi tiếp xúc với vị ngon thì tham ái phát sinh. Khi thân tiếp xúc hay đụng chạm với vật vừa lòng thì tham ái phát sinh. Như vậy, khi mọi pháp trần tiếp xúc với lục căn, nếu ta không thu thúc lục căn, không kham nhẫn, không chánh niệm tỉnh giác kịp thời thì tham ái sẽ phát khởi. Ðây là hai đạo binh ma trong số mười đạo binh ma, có đông quân số nhất và đánh vào nhiều mặt. Ma quân – Mara, có nghĩa là kẻ tàn sát. Mara là kẻ đã tàn sát đức hạnh và đời sống của chúng ta. Các loại ma binh này tấn công, khống chế mọi chúng sinh trong vòng luân hồi sinh tử. Bởi thế, nếu thật sự muốn được giải thoát khỏi mọi loại, mọi mức độ khổ đau phiền não hoàn toàn và vĩnh viễn, hành giả cần phải thu thúc lục căn, kham nhẫn, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác, thành tựu giới – định – tuệ, không để si mê lầm lạc chi phối tạo cơ hội tốt cho các đạo binh ma dục lạc, tham ái tấn công.

Kham Nhẫn dẫn đến Niết Bàn. Hạnh kham nhẫn là tối quan trọng và tối cần thiết trong pháp hành dẫn đến chứng đắc Đạo Quả, Niết bàn. Khi có nghịch cảnh, thử thách khó khăn khắc nghiệt thì những phẩm tính cao đẹp nhất như kham nhẫn, dũng cảm, tinh tấn, quyết tâm, nghị lực… mới có dịp được khởi sinh và được tôi luyện, trưởng thành vững chắc, làm nền tảng căn bản cho những thiện tâm cao thượng như tín – tấn – niệm – định – tuệ được thành tựu viên mãn.

Nguyện cho mỗi một cảm thọ khổ cho dù có thống khổ đến đâu chăng nữa, hay khốc liệt đến đâu chăng nữa, hay đau nhói đến đâu chăng nữa, hay nhức nhối đến đâu chăng nữa, hay không sung sướng đến đâu chăng nữa, hay không thích thú đến đâu chăng nữa, hay chết điếng người đến đâu chăng nữa – mỗi khi xúc chạm lạnh, nóng, mỗi khi đói, khát, mỗi khi xúc chạm của ruồi, muỗi, các loài bò sát; mỗi khi xúc chạm gió, sức nóng mặt trời, mỗi khi gặp những cách nói mạ lị phỉ báng.… hãy là những duyên lành góp phần làm khởi sinh và làm tăng trưởng những phẩm tính thiện lành cao thượng như kham nhẫn, dũng cảm, tinh tấn, nghị lực, quyết tâm… để thành tựu viên mãn tín – tấn – niệm – định – tuệ, vượt qua mọi khó khăn thử thách trên con đường dẫn đến mục đích rốt ráo là giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi trong Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!!

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Tham khảo thêm:

Đi khất thực phải như thế nào

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH

––––––––––––––––––––––––––––––

… Và này các Tỷ–kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ?

Này các Tỷ–kheo, ở đây, có Tỷ–kheo như lý giác sát,

⑴ kham nhẫn lạnh, nóng,

⑵ đói, khát,

⑶ sự xúc chạm của ruồi, muỗi,

⑷ gió, sức nóng mặt trời,

⑸ các loài bò sát;

⑹ kham nhẫn những cách nói mạ lị phỉ báng.

Vị ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ

⒈ thống khổ,

⒉ khốc liệt,

⒊ đau nhói,

⒋ nhức nhối,

⒌ không sung sướng,

⒍ không thích thú,

⒎ chết điếng người.

⇛⇛⇛ Này các Tỷ–kheo, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên.

⇛⇛⇛ Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.

Này các Tỷ–kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh

Majjhima Nikaya – 2. Kinh Tất cả các lậu hoặc (Sabbàsava sutta)

––––––––––––––––––––––––––––––

KHAM NHẪN BA–LA–MẬT

––––––––––––––––––––––––––––––

… Sau khi khám phá và suy xét về pháp Tinh tấn Ba–la–mật, vị ấy tiếp tục quán xét như vầy: “Riêng năm pháp Ba–la–mật này không thể hình thành những yếu tố thành Phật. Chắc phải có những yếu tố khác mới đủ làm chín muồi đạo quả Phật và Nhất thiết trí. Ta sẽ tra xét chúng.”

Rồi vị ấy tự sách tấn mình như vầy:

“Này Sumedha, nếu ngươi muốn chứng đắc Đạo Quả Tuệ và Nhất thiết trí, ngươi phải thường xuyên an trú trong Khan Nhẫn Ba–la–mật một cách bền bỉ, không thối chuyển, chứ không phải khi khoan dung độ lượng, khi không; hoặc đối với một số người thì nhẫn nại, còn số khác thì không. Nếu ngươi có thể thực hành như vậy thì ngươi có thể chứng đắc Đạo Quả Tuệ và Nhất thiết trí.”

Vị ấy tiếp tục sách tấn mình:

“Quả đất này chẳng hề tỏ dấu hiệu thương hay ghét đối với tất cả những thứ được vứt bỏ lên nó, dầu sạch hay dơ, tốt đẹp hay hôi thối.

Cũng vậy này Sumedha, ngươi nên Kham Nhẫn đối với tất cả những hành động được cư xử với ngươi dù đó là sự khen ngợi, tôn xưng hoặc chỉ trích, khinh miệt.

Khi ngươi thực hành viên mãn Ba–la–mật này rồi, ngươi sẽ chứng đắc Đạo Quả Tuệ và Nhất thiết trí.”

Nguồn trích dẫn: ĐẠI PHẬT SỬ – Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)

Bài viết liên quan

  • Kham nhẫn, Web, FB
  • Kham nhẫn đến mức nào? (bài 1), Web Link
  • Kham nhẫn đến mức nào, bài 2, Web, FB
  • Kham nhẫn đến mức nào? (bài 3), Web Link
  • Hạnh nhẫn nhục dẫn đến Niết bàn, Web, FB
  • Ý nghĩa hạnh trì-bình khất-thực. Web Link
  • Đi khất thực là khổ. Web Link
  • Đi khất thực phải như thế nào?, Web Link
  • Miếng ăn của tu sĩ xuất gia không có dễ chút nào, Web, FB
  • Mỗi một hạt cơm bởi trăm công sức, Web Link
  • 🔸🔸 video khóa tu văn hóa phật giáo nguyên thủy theravada nhân dịp lễ hội nước tại thiền viện Tharmanaykyaw Monastery 2013, Youtube
  • Xóa tan sân hận, oan trái, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 1/2, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 2/2, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p1/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p2/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p3/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p4/4, Web, FB
  • Hiềm hận cần được trừ khử như thế nào, Web, FB
  • Niệm chết như thế nào, Web, FB
  • Quán niệm 32 thể trược, Web, FB
  • Thân hành niệm, Web, FB
  • Vun bồi tâm từ (và cả bi, hỷ, xả), Web Link
  • Ví dụ cái cưa – the simile of the saw, Web, FB
  • Lưu ý về tu tập bi – hỷ – xả trong khi tu tập rải tâm từ, Web Link
  • Năm tính chất của hư không nên được hành trì là gì, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Video sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức : , Youtube
  • Tụng buổi tối sau thời thiền, Web, FB
  • Karaniya metta sutta – kinh tâm từ, Web, FB
  • Ghê sợ tội lỗi – Hiri, hổ thẹn tội lỗi – Ottappa, Web, FB
  • Thế nào là tám pháp đối trị dã dượi buồn ngủ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2: 11 cách để phát sanh tinh tấn), Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Đoạn tận năm triền cái, Web, FB
  • Ba căn thiện (alobha: không tham – adosa: không sân – amoha: không si), Web, FB
  • Chỉ trích, chê bai, vu khống, Web, FB
  • Địa ngục có hay không, Web, FB
  • 16b.audio, FB
  • 🔉🔉 (09) đối trị đau nhức và buồn ngủ, Archive, Youtube
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 9/5/2023