Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau

NGƯỜI GIÀ CAO TUỔI, ĐẦY BỆNH HOẠN, LUÔN ỐM ĐAU BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ ĐẠT TỚI HẠNH PHÚC, AN LẠC LÂU DÀI?

*****

– TT: Nhược điểm của con là đã nhiều tuổi và trong người có bệnh nên là những chướng ngại lớn. Thưa sư, những chướng ngại đó khiến khó thực hiện pháp hành, mà cụ thể là cần phải xuất gia mới đầy đủ điều kiện tu tập. Thực hành tại gia khó lắm ạ.

– @: Những lời khẳng định chắc nịch như trên chắc chắn sẽ trói buộc, cản trở việc tìm hiểu học hỏi và thực hành những phương cách đúng đắn đã được Đức Phật chứng ngộ và truyền dạy để đoạn tận khổ đau, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự.

Bị ám ảnh bởi Kiến Đảo Điên (Cái Thấy Điên Đảo) từ muôn lượng kiếp: chấp thủ rằng thân này là ta, là của ta, là tự ngã của ta nên cho rằng sự già, bệnh tật, ốm đau trên thân này cũng chính là ta, là của ta là tự ngã của ta và do vậy nên không thể thấy được sự già yếu, bệnh hoạn, ốm đau đó không phải là nhược điểm, chướng ngại mà là chỉ là những biểu hiện rõ ràng của Khổ, của Vô thường, của Vô ngã, vì rằng không một ai có thể ra lệnh hoặc điều khiển được thân sác này phải trẻ, phải đẹp, phải khỏe mạnh, không được già, không được xấu không được ốm đau, bệnh hoạn.

Sự già yếu, bệnh hoạn, ốm đau này là Chân Lý về Khổ –chân lý này lồ lộ, hiển bày ngay trước mắt, nhưng lại bị coi là nhược điểm, chướng ngại cho việc thể nhập Chân Lý về Khổ (?!).

Sự già yếu, bệnh hoạn, ốm đau này là những bằng chứng, biểu hiện rõ ràng không thể phủ nhận, giúp việc nhận chân, liễu ngộ, thể nhập Chân Lý Về Sự Khổ mà Đức Phật đã chứng ngộ và truyền dạy lại. Khi đã chứng ngộ Khổ đế, ba chân lý còn lại – Chân Lý Về Nguyên Nhân Khổ, Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ, Chân Lý Về Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ – cũng sẽ được liễu ngộ, thể nhập, dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự.

Trong thời Đức Phật, gia chủ Nakulapitā là một người già yếu, thân bệnh hoạn, luôn ốm đau. Nhưng ông ta không tự khẳng định chắc nịch đó là những nhược điểm, chướng ngại, khó khăn cho thực hành chánh pháp dẫn đến giác ngộ giải thoát, ông ta cũng không ngồi than phiền, kêu ca, mong ước những điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc thực hành chánh pháp, ngược lại, ông ta đã chủ động tìm đến Đức Phật để hỏi một câu hỏi khôn ngoan: “NGƯỜI GIÀ CAO TUỔI, ĐẦY BỆNH HOẠN, LUÔN ỐM ĐAU BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ ĐẠT TỚI HẠNH PHÚC, AN LẠC LÂU DÀI?”

Và Đức Phật cùng Ngài Sāriputta (Xá lợi phất – Đại đệ tử Đệ nhất trí tuệ) đã trả lời và giảng giải cho ông cách thức đoạn tận mọi khổ đau bằng Vô ngã Tuệ quán, đạt tới hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Chúng ta hãy cùng chú tâm lắng nghe và khéo suy nghiệm những lời dạy này ở phần Chánh kinh dưới đây:

… Rồi gia chủ Nakulapitā đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapitā bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bệnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các vị Tỷ–kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giảng dạy cho con! Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

– Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. THÂN CỦA GIA CHỦ, NÀY GIA CHỦ, LÀ BỆNH HOẠN, ỐM ĐAU, BỊ NHIỄM Ô CHE ĐẬY. AI MANG CÁI THÂN NÀY, NÀY GIA CHỦ, LẠI TỰ CHO LÀ KHÔNG BỆNH, DẦU CHỈ TRONG MỘT GIÂY PHÚT; NGƯỜI ẤY PHẢI LÀ NGƯỜI NGU! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: “Dầu cho thân có bệnh, tâm sẽ không bị bệnh”. Như vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập.

Rồi gia chủ Nakulapitā sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, đi đến Tôn giả Sāriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sāriputta rồi ngồi xuống một bên.

Tôn giả Sāriputta nói với gia chủ Nakulapitā đang ngồi một bên:

– Này Gia chủ, tịch tịnh là các căn của Gia chủ; thanh tịnh và trong sáng là sắc diện của Gia chủ. Có phải hôm nay Gia chủ đối diện với Thế Tôn, được nghe pháp thoại?

– Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại!

– Như thế nào, này Gia chủ, Gia chủ được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại?

– Ở đây, thưa Tôn giả, con đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Tôn giả, con bạch Thế Tôn:

“– Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bệnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các Tỷ–kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con! Nhờ vậy con được hạnh phúc, an lạc lâu dài!”

Ðược nghe nói vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói với con:

“– Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bệnh hoạn, ốm yếu, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bệnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: ‘Dầu thân tôi có bệnh, tâm sẽ không bị bệnh!”

Như vậy, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại.

– Nhưng này Gia chủ, Gia chủ có hỏi thêm Thế Tôn như sau: “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thân bị bệnh và tâm cũng bị bệnh? Cho đến như thế nào là thân bị bệnh, nhưng tâm không bị bệnh không?”

– Thưa Tôn giả, con có thể đi đến thật xa để nghe tận mặt Tôn giả Sāriputta ý nghĩa của lời nói này. Lành thay, nếu được Tôn giả Sāriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!

– Vậy này Gia chủ, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.

– Thưa vâng, Tôn giả.

Gia chủ Nakulapitā vâng đáp Tôn giả Sāriputta.

Tôn giả Sāriputta nói như sau:

– Thế nào, này Gia chủ, là thân bệnh và tâm bệnh?

Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu

❶ không thấy rõ các bậc Thánh,

❷ không thuần thục pháp các bậc Thánh,

❸ không tu tập pháp các bậc Thánh,

❹ không thấy rõ các bậc Chân nhân,

❺ không thuần thục pháp các bậc Chân nhân,

❻ không tu tập pháp các bậc Chân nhân,

⚀ ⑴ quán sắc như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có sắc, ⑶ hay sắc ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong sắc.

Vị ấy bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta”. Do bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta.” khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚁ Vị ấy ⑴ quán thọ như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có thọ, ⑶ hay thọ ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong thọ.

Vị ấy bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta”. Do bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta” khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚂ Vị ấy ⑴ quán tưởng như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có tưởng, ⑶ hay tưởng ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong tưởng.

Vị ấy bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta”. Do bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta” khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚃ Vị ấy ⑴ quán các hành như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có các hành, ⑶ hay các hành ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong các hành.

Vị ấy bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta”. Do bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta” khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚄ Vị ấy ⑴ quán thức như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có thức, ⑶ hay thức ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong thức.

Vị ấy bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta” khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

Như vậy, này Gia chủ, là thân có bệnh và tâm có bệnh.

Thế nào, này Gia chủ, là thân có bệnh nhưng tâm không có bệnh?

Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử

❶ hiểu rõ các bậc Thánh,

❷ thuần thục pháp các bậc Thánh,

❸ tu tập pháp các bậc Thánh,

❹ hiểu rõ các bậc Chân nhân,

❺ thuần thục pháp các bậc Chân nhân,

❻ tu tập pháp các bậc Chân nhân,

⚀ không quán ⑴ sắc như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có sắc, ⑶ hay sắc ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong sắc.

Vị ấy không bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta” khi sắc biến hoại, đổi khác; nên không do sắc biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚁ Không quán ⑴ thọ như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có thọ, ⑶ hay thọ ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong thọ.

Vị ấy không bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta” khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚂ Không quán ⑴ tưởng như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có tưởng, ⑶ hay tưởng ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong tưởng.

Vị ấy không bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta” khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên không do tưởng biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚃ Không quán ⑴ các hành như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có hành, ⑶ hay các hành ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong các hành.

Vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta” khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

⚄ Không quán ⑴ thức như là tự ngã, ⑵ hay tự ngã như là có thức, ⑶ hay thức ở trong tự ngã, ⑷ hay tự ngã ở trong thức.

Vị ấy không bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta” khi thức biến hoại, đổi khác; nên không do thức biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

Như vậy, này Gia chủ, là thân có bệnh, nhưng tâm không có bệnh.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – I: Phẩm Nakulapitā – 1. Nakulapitā

– Hết trích dẫn –

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

 

Bài viết liên quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Hộ Trì Người Sắp Ra Đi Như Thế Nào?, Web, FB
  • Siêu Thoát Và Con Đường Đưa Tới Siêu Thoát, Web, FB
  • Cầu Xin, Cầu An, Cầu Siêu Hay Trì Giới:, Web, FB
  • Các Chúng Sinh Là Chủ Nhân Của Nghiệp Do Mình Tạo Ra, Web, FB
  • Làm Gì Thay Thế Mê Tín Tế Lễ Cầu Siêu Cô Hồn Ngạ Quỉ Trong Dịp “Lễ Vu Lan Của Đạo Tầu”?, Web, FB
  • Hồi Hướng Phước Báu Tới Người Qúa Vãng, Web, FB
  • Cầu Siêu, Web, FB
  • Video, Tụng Kinh Cầu An – Chúc Phúc Nhân Dịp Năm Mới, FB
  • Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, FB
  • Video, Youtube
  • Làm Gì Để Trả Ơn Đủ Mẹ Và Cha, Web, FB
  • Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào? , Web, FB
  • Cúng Dường Là Gì, Web, FB
  • Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
  • Như Bóng Không Rời Hình, Web, FB
  • Như Nước Nhỏ Từng Hạt, Rồi Bình Cũng Đầy Tràn., Web, FB
  • Vì Sao Có Kẻ Ác Lại Gặp Điều Thiện Lành? Vì Sao Có Người Thiện Lại Gặp Điều Ác Dữ?, Web, FB
  • Công Bằng Có Không? Công Bằng Ở Đâu?, Web, FB
  • Nhân & Quả – Cái Chết Của Đệ Nhất Thần Thông Ðại Mục-Kiền-Liên, Web, FB
  • Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
  • Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB
  • Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB
  • Phước Thiện – Puñña, Web, FB
  • Nhà Bao Việc, Web, FB
  • 10 Thiện Nghiệp Là Gì, Web, FB
  • Mọi Việc Rồi Sẽ Qua, Web, FB
  • Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
  • Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
  • Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không, Web, FB
  • Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
  • Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
  • Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
  • Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
  • Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
  • Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB
  • Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube
  • Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB
  • Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới Quả Xấu Ác Nghiệp Phạm Ngũ Giới, Web, FB
  • Sát Sinh, Web, FB
  • Cá Và Thịt Có Được Phép Thọ Dụng Không?Ba Điều Tuyệt Đối Thanh Tịnh Là Gì?Mười Loại Thịt Không Được Phép Thọ Dụng Là Gì?, Web, FB
  • Ăn Chay Là Tu, Web, FB
  • 4 Loại Thức Ăn Đưa Đến Tồn Tại Và Chấp Thủ Tái Sinh Cho Các Loại Hữu Tình Là Gì? Chúng Cần Phải Được Nhận Xét Như Thế Nào?, Web, FB
  • Nibbāna – Niết Bàn Thiết Thực Hiện Tại Là Gì?, Web, FB
  • Thế Nào Là Vô Vi – Niết Bàn – Đến Bờ Bên Kia?, Web, FB
  • Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt, Web, FB
  • Xưa Cũng Như Nay Như Lai Chỉ Nói Nên Sự Khổ Và Sự Diệt Khổ, Web, FB
  • Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
  • Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
  • Con Đường Nào Dẫn Đến Vô Vi, Niết Bàn, Web, FB
  • Không Định – Vô Tướng Định – Vô Nguyện Định, Web, FB
  • Đường Tới Niết Bàn – Tu Tập Tâm: Quán Tưởng Bất Tịnh Thức Ăn, Web, FB
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
  • Có Thể Sờ Thấy Niết Bàn, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Thế Giới Quan Theo Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy?, Web, FB
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì?, FB

Bài viết trên Facebook, 25 tháng 9, 2017