Như lý tác ý: có bao nhiêu cách quán vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn trong thực hành tu tập hàng ngày

[lwptoc]

NHƯ LÝ TÁC Ý: CÓ BAO NHIÊU CÁCH QUÁN VÔ THƯỜNG – KHỔ – VÔ NGÃ CỦA NGŨ UẨN TRONG THỰC HÀNH TU TẬP HÀNG NGÀY

⚃ ② YẾU PHÁP TU TẬP TUỆ GIẢI THOÁT

  • Bài 4/6 Phần 2 – Như lý tác ý: có bao nhiêu cách quán vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn trong thực hành tu tập hàng ngày
    Y❓(Có bao nhiêu cách “thấy như thật, thấy như nó đang là”?)
  • Bài 4/6 Phần 1 – Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Như lý tác ý
    ❓, Web, FB

(– Trần Tử Vương: Cho con xin dc hỏi: Mũi tên, Ung nhọt, Người xa lạ … v.v… là gì ạ, thưa Sư?)

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Trong bài viết này sẽ trình bày theo Thanh Tịnh Đạo những cách thực hành như lý tác ý (yoniso manasikāra) bởi tùy quán (anupassana) ngũ uẩn để tu tập vun bồi Minh sát ‘Trí thấu đạt’ (sammāsana ñāṇa: Trí suy xét thấy Tam tướng của Danh & Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã) – tầng trí minh sát thứ ba trong số 16 tầng minh sát Vipassanā.

Thế gian này, hay thế giới này còn được gọi là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng hành thức) = cũng tức là tâm và vật chất (danh và sắc): tất cả đều có chung một bản chất, một đặc tướng chung, còn gọi là Tam Tướng là KHỔ DUKKHA – VÔ THƯỜNG ANICCA – VÔ NGÃ ANATTA.

Ðặc tính Vô thường rõ rệt, khi một cái dĩa rơi xuống vỡ toang … v.v…

Đặc tính khổ rõ rệt, khi một ung nhọt xuất hiện trên cơ thể… v.v…

Nhưng đặc tính vô ngã không rõ rệt.

Dù chư Phật có xuất hiện hay không, các đặc tính vô thường và khổ vẫn được biết đến, nếu không có chư Phật ra đời, thì không có lý vô ngã được công bố”.

Trong Chú giải về kinh Trung bộ 22 có ghi:

a

“⚀ Sau khi hiện hữu nó trở thành không, bởi thế nó là vô thường. Nó vô thường vì bốn lý do:

⑴ vì sinh diệt,

⑵ vì biến dị,

⑶ vì tính chất tạm thời,

⑷ vì không có chuyện trường cửu.

⚁ Nó là khổ vì sự bức bách, theo bốn ý nghĩa là:

⑴ thiêu đốt,

⑵ khó chịu,

⑶ căn đế của khổ,

⑷ ngược với lạc.

⚂ Nó vô ngã vì không chịu được một năng lực nào tác động lên nó, theo bốn lý do:

⑴ trống rỗng,

⑵ không sở hữu chủ,

⑶ không sáng tạo chủ,

⑷ đối lại với ngã. “

Toàn bộ Giáo pháp giải thoát của Đức Phật chỉ đều xoay quanh trọng tâm là để giác ngộ Bốn Chân lý cao thượng: ❶ về Khổ, ❷ về Nguyên Nhân của Khổ, ❸ về Sự Chấm Dứt của Khổ, ❹ về Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ (Tứ Thánh Đế).

Những cụm từ “… Mũi tên, Ung nhọt, Người lạ… v.v… ” trong bài Kinh “Vị giữ giới ” (Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Uẩn) nêu trên, ngoài từ “Khổ”, 10 từ còn lại cũng chỉ là những cách diễn đạt các khía cạnh khác nhau về bản chất “Khổ” mà thôi. Như kinh đã nói:

“Thế gian được thiết lập y cứ trên Khổ” – “Dukkha loko patithito”.

“Này các Tỷ–kheo, ai thấy Khổ, người ấy cũng thấy Khổ tập, cũng thấy Khổ diệt, cũng thấy Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

Ai thấy Khổ tập, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ diệt, cũng thấy Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

Ai thấy Khổ diệt, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ tập, cũng thấy Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

Ai thấy Con Ðường đưa đến Khổ diệt, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ tập, cũng thấy Khổ diệt”.

Nguồn trích dẫn: https://suttacentral.net/vn/sn56.30

– Hết trích dẫn –

Để có thể chứng đắc Đạo Quả giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn, hành giả cần thực hành tu tập như lý tác ý mọi lúc mọi nơi:

“… sự kiện này xảy ra: Tỷ–kheo giữ giới do NHƯ LÝ TÁC Ý năm thủ uẩn này là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã, CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ DỰ LƯU.

… CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ NHẤT LAI.

… CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ BẤT LAI.

… CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ ALAHÁN.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – II: Phẩm Thuyết Pháp – 122. Vị Giữ Giới 

– Hết trích dẫn –

Không chỉ có 11 cách diễn đạt như đã nêu trên, trong Thanh Tịnh Đạo có giải thích chi tiết về 200 cách thực hành tu tập quán đặc tướng chung tức TỔNG TƯỚNG (sammasana) Vô Thường – Khổ – Vô tướng của ngũ uẩn như sau:

“Bất cứ sắc nào, (1–3:) quá khứ, hiện tại hay vị lai, (4–5:) nội hay ngoại, (6–7:) thô hay tế, (8–9:) hạ liệt hay thù thắng, (10–11:) xa hay gần,

① vị ấy định rõ tất cả sắc là vô thường: đây là một tổng tướng.

② Vị ấy định rõ nó là khổ: đây là một tổng tướng.

③ Vị ấy định rõ nó là vô ngã: đây là một tổng tướng.”

Ở điểm này, vị tỷ kheo gom tất cả sắc được mô tả không tách riêng loại nào, bằng danh từ “bất cứ”, và sau khi định giới hạn các sắc theo 11 trường hợp như trên, vị ấy định rõ “tất cả sắc là vô thường”.

🍀 VÔ THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Ðó là “Tất cả sắc quá khứ vị lai hay hiện tại, đều VÔ THƯỜNG THEO NGHĨA HOẠI DIỆT”, vì sắc đã bị hủy diệt trong QUÁ KHỨ, không đi đến hữu này.

Và SẮC VỊ LAI là vô thường theo nghĩa hoại diệt, vì nó được sanh trong hữu kế tiếp và cũng hủy diệt, không đi đến một hữu sau đó.

SẮC HIỆN TẠI là vô thường theo nghĩa hoại diệt, vì nó bị hủy diệt ở đây và không đi vị ấy hơn.

Và vị ấy quán NỘI SẮC là vô thường theo nghĩa hoại diệt, vì nó bị hủy diệt kể như nội sắc, không đi đến tình trạng ngoại sắc.

Vị ấy quán NGOẠI SẮC… THÔ… TẾ… XA… GẦN… HẠ LIỆT… THÙ THẮNG… là vô thường theo nghĩa hoại diệt” vì nó bị hủy diệt ở đấy, không đi tới trạng thái khác.

Do vậy, theo cách này, có một loại tổng tướng, nhưng phân tích thành 11 kiểu.

🍀 VÀ TẤT CẢ SẮC ẤY LÀ KHỔ THEO NGHĨA KHỦNG KHIẾP.

Khủng khiếp, vì cái gì vô thường thì đem lại nỗi sợ hãi, như nó làm chư thiên hoảng sợ trong kinh Sihopanna. Như vậy, sắc còn là KHỔ THEO NGHĨA KHỦNG KHIẾP.

Do đó, còn có một loại tổng tướng theo cách này, nhưng phân tích thành 11 khía cạnh.

🍀 VÀ KHÔNG NHỮNG TẤT CẢ SẮC LÀ KHỔ, MÀ CÒN LÀ “VÔ NGÔ.

VÔ NGÃ THEO NGHĨA KHÔNG CÓ MỘT TRUNG TÂM NÀO CỦA NÓ ĐƯỢC THẤY LÀ MỘT CÁI NGÃ, NGƯỜI TRÚ, NGƯỜI LÀM, NGƯỜI CẢM THỌ, CHỦ NHÂN ÔNG, vì cái gì vô thường là khổ, không thể thoát khỏi tính vô thường, sinh diệt, bức bách, bởi thế làm sao có thể có một trạng thái của người làm, v.v… ?

Do vậy mà nói: “Này các tỷ kheo, nếu sắc là ngã, thì nó đã không đem lại đau buồn.” (S. iii, 66) Vậy, sắc còn là vô ngã theo nghĩa không có lõi hay trung tâm.

Như vậy còn một loại tổng tướng theo cách này, phân tích thành 11 kiểu.

Phương pháp tương tự cũng áp dụng cho THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.

🍀 NHƯNG CÁI GÌ VÔ THƯỜNG ĐƯƠNG NHIÊN ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI HỮU VI, V.V… bởi thế, để nêu lên những tiếng đồng nghĩa với vô thường, để chứng tỏ sự tác ý vô thường được làm theo những các khác nhau, nên kinh văn lại nói:

“Sắc, dù thuộc quá khứ vị lai hay hiện tại, đều vô thường, hữu vi, duyên sinh, phải hoại diệt, phải rơi rụng, phải tàn tạ, phải chấm dứt.”

Phương pháp tương tự cũng áp dụng cho THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.

TĂNG CƯỜNG CÁCH HIỂU VÔ THƯỜNG –

KHỔ – VÔ NGÃ THEO 40 KIỂU

Khi đức Thế Tôn giảng trí thuận thứ (anuloma), ngài đặt câu hỏi:

“Do 40 khía cạnh nào mà vị ấy đạt được sự ưa thích trí thuận thứ?

Bằng 40 khía cạnh nào, vị ấy thể nhập chánh tánh quyết định?”

[Chú thích: “Liking that is in conformity” là một sự ưa thích đối với trí thuận thứ (thích hợp với sự) chứng đạo. Bản thân trí ấy gọi là nhẫn (khanti) vì nó kham nhẫn (khamati), nó chịu khó phân tích, đi sâu vào sự tánh của đối tượng. “Chánh tánh quyết định – the certainty of rightness – là Thánh đạo, vì thánh đạo gọi là chánh khởi từ chánh kiến, và còn gọi là quyết định tánh, vì không thể đảo ngược.]

Ðể trả lời, ngài đã đưa ra sự hiểu vô thường, khổ, vô ngã một cách phân tích như sau:

“Thấy 5 uẩn là

⑴ vô thường, ⑵ khổ, ⑶ như bệnh, ⑷ cục bướu, ⑸ như mũi tên, ⑹ mối họa, ⑺ sầu, ⑻ xa lạ, ⑼ phân hóa, (10) cơn dịch, (11) tai ương, (12) khủng bố, (13) đe dọa, (14) phù du, (15) khả hoại, (16) không bền, (17) vô hộ trì, (18) không chỗ trú, (19) không thể nương nhờ, (20) trống rỗng, (21) vô vị, (22) không, (23) vô ngã, (24) nguy hiểm, (25) bị biến đổi, (26) không có cốt lõi, (27) gốc rễ của tai ương, (28) sát nhân, (29) phải đi đến đoạn diệt, (30) hữu lậu, (31) hữu vi, (32) mồi của ma, (32) phải bị sanh, (33) già, (34) bệnh, (35) chết, (36) sầu, (37) bi, (38) ưu (39) não, (40) bị cấu uế.

Thấy năm uẩn là vô thường, vị ấy có được sự ưa thích thuận thứ. Và khi thấy rằng sự chấm dứt năm uẩn là Niết bàn thường trú, vị ấy thể nhập chánh tánh quyết định”. (Ps. ii, 238)

Vậy để tăng cường sự thấu hiểu vô thường – khổ – vô ngã trong năm uẩn, thiền giả còn phải quán năm uẩn theo cách trên.

Vị ấy làm việc này như thế nào? Bằng cách quán vô thường, … v.v… được nói chi tiết như sau:

Vị ấy quán mỗi uẩn:

(1) Là vô thường vì nó không phải vô tận, nó có bắt đầu và kết thúc.

(2) Là khổ vì bị bức bách bởi sanh diệt, và là căn cứ cho khổ.

(3) Là bệnh vì phải được các duyên duy trì, và là gốc của bệnh tật.

(4) Là ung nhọt phát sinh do sự châm chích của khổ, sôi sục với cấu uế của phiền não, sưng lên vì sanh, chín mùi vì già, vỡ tung vì tán hoại.

(5) Nó như mũi tên vì tạo ra sự bức ép, vì đâm sâu vào trong vì khó nhổ.

(6) Nó như tai họa vì dáng quy lỗi cho nó, vì nó gây thiệt hại, và vì nó là căn cứ cho tai họa.

(7) Nó là sầu não vì nó hạn chế tự do, và là nền tảng của tai ương.

(8) Nó xa lạ vì không thể nào làm chủ được nó, và vì tính cách bất trị (intractability) của nó.

(9) Nó tan rã vì sụp đổ với già, bệnh, chết.

(10) Nó như cơn dịch vì đem lại đủ thứ phá sản.

(11) Nó như ương ách vì mang lại nhiều đối thủ vô hình, và là căn cứ cho mọi ương ách.

(12) Nó là khủng bố vì là kho chứa mọi thứ kinh hoàng, và vì nó ngược lại niềm an lạc tối thượng gọi là sự tịnh chỉ mọi đau khổ.

(13) Nó đe dọa vì gắn liền với đủ thứ đối nghịch, vì nó bị đe dọa bởi đủ thứ bệnh, và vì nó không đáng được đón mời.

(14) Nó phù du vì không bảo đảm trước già, bệnh, chết, và những pháp thế gian như lợi, suy, hủy, dự, vinh, nhục, khổ, vui.

(15) Nó khả hoại vì bản chất là bị hoại diệt tự nhiên hay do bạo lực.

(16) Nó không bền vì có thể sụm bất cứ vào dịp bào, và vì thiếu vững chắc.

(17) Nó vô hộ trì vì không được che chở, thiếu an ninh.

(18) Nó không nơi trú ẩn vì không thể làm chỗ trú cho người cần chỗ trú.

(19) Nó không thể nương nhờ vì không làm tiêu tan sợ hãi nơi người nào lệ thuộc vào nó.

(20) Nó trống rỗng vì không thường, lạc, ngã tịnh như người ta tưởng.

(21) Nó vô vị do tính chất rỗng ấy; hoặc do tính chất tầm thường của nó, vì thế gian gọi cái gì tầm thường là vô vị.

(22) Nó là không vì không có chủ, người trú, người làm, người cảm thọ, người dẫn đạo.

(23) Nó vô ngã vì không sở hữu chủ.

(24) Nó nguy hiểm vì nỗi khổ trong quá trình hữu, và nguy hiểm trong sự khổ, hoặc, nó nguy hiểm vì giống như khổ, tiến về sự khổ.

(25) Nó biến đổi vì biến đổi theo hai cách, già và chết.

(26) Nó không có cốt lõi vì yếu ớt, sớm tàn.

(27) Nó như gốc rễ mọi tai ách vì là nhân của tai ách.

(28) Nó sát nhân vì làm hỏng niềm tin, như kẻ thù giả bộ thân thiện.

(29) Nó phải bị đoạn diệt vì hữu biến mất, phi hữu hiện ra.

(30) Nó hữu lậu vì là nhân gần của lậu hoặc, hữu vi vì do nhân và duyên.

(31) Nó là hữu vi vì phải phụ thuộc.

(32) Nó mồi của ma vì là mồi ngọn cho ma chết và ma phiền não.

(33) Nó bị sanh.

(34) Nó bị già.

(35) Nó bị bệnh.

(36) Nó bị chết, vì bản chất nó là như vậy;

(37) Nó chịu sầu.

(38) Nó chịu bi.

(39) Nó chịu não vì là nhân cho sầu bi não.

(40) Nó bị cấu uế vì là môi trường hoạt động cho các cấu uế như tham, tà kiến, tà hạnh.

Như vậy, từ 40 loại kể trên

🍀 CÓ 50 LOẠI QUÁN VÔ THƯỜNG ở đây, bằng cách lấy 10 loại sau trong trường hợp mỗi uẩn: quán ① vô thường, ② tan rã, ③ phù du, ④ khả hoại, ⑤ không bền, ⑥ bị biến đổi, ⑦ không có lõi, ⑧ phải đoạn diệt, ⑨ hữu vi, ⑩ phải chết.

🍀 CÓ 25 LOẠI QUÁN VÔ NGÃ bằng cách theo 5 pháp sau đây trong trường hợp năm uẩn: ① xa lạ, ② trống rỗng, ③ vô vị, ④ không, ⑤ vô ngã.

🍀 CÓ 125 LOẠI QUÁN KHỔ, bằng cách lấy 25 pháp còn lại nhân cho năm uẩn.

Như vậy, khi một người QUÁN 5 UẨN LÀ VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ THEO 200 KHÍA CẠNH trên, thì sự hiểu thấu vô thường, khổ, vô ngã của vị ấy được tăng cường.

Ðấy là những chỉ dẫn để quán cho phù hợp với kinh điển.

Và ở đây, những dị biệt sau cần hiểu: vô thường và đặc tính của vô thường, khổ và đặc tính của khổ, vô ngã và đặc tính của vô ngã.

⚀ Năm uẩn là vô thường. Tại sao? Vì chúng sinh diệt, biến dị hoặc vì chúng có rồi không. Sinh diệt biến dị là đặc tính của vô thường. Sự thay đổi sắc thái như hữu rồi phi hữu, thì gọi là đặc tính của vô thường.

⚁ Năm uẩn là khổ vì cái gì vô thường là khổ (S. iii,22). Tại sao? Vì sự bức bách liên tục. Sắc thái bị bức bách không ngừng là đặc tính của khổ.

⚂ Năm uẩn là vô ngã vì cái gì khổ là vô ngã. Tại sao? Vì không có năng lực nào tác động trên nó. Sắc thái không chịu tác động của một năng lực là đặc tính của vô ngã.

Nguồn trích dẫn: Thanh Tịnh Đạo – Chương XX: Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Thanh Tịnh 

❗Chú ý trong bài viết này:

🔸Từ “quán” được dịch từ “anu–passana” = “thấy lặp đi lặp lại, thấy thường xuyên” bởi tuệ minh sát Vipassanā: tức lặp đi lặp lại “cái thấy như thật”, “cái thấy như nó đang là” bản chất vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn (tất cả các pháp).

🔸Từ “như lý tác ý” được dịch từ “yoniso manasikāra”:

Manasikāra: Tâm sở Tác ý /Chú ý = là cái tạo nên những gì sẽ được tạo, là cái tạo nên trong tâm ý.

Nó làm cho tâm khác với tâm hữu phần trước đấy, nên gọi là tác ý.

Nó có ba cách làm việc này: kiểm soát đối tượng, kiểm soát lộ trình tâm và kiểm soát những tốc hành tâm. (Thanh Tịnh Đạo)

– Manasi (mano chia định sở cách): ở tâm ý, nơi tâm ý, trong tâm ý

– Kāra (√kar): hành vi, việc làm, tạo tác

>>> Manasikāra: hành động (cho đối tượng hiện hữu) nơi tâm ý

– Yoniso (yoni + so): tùy theo/phù hợp với căn bản, nguồn gốc; một cách sáng suốt, một cách hoàn hảo; khéo léo như lý

>>> Yoniso Manasikāra: như lý tác ý

Theo Vi Diệu Pháp giảng giải – (https://www.budsas.net/uni/u–vdp–gg/vdpgg–13.htm) thì Đặc tướng, Phận sự, Biểu hiện, Nhân gần của Sở hữu Tác ý Manasikāra là:

⑴ Đặc tướng của sở hữu Tác ý là hướng dẫn các pháp tương ưng (các Sở Hữu đồng sanh) bắt cảnh trọn vẹn.

⑵ Phận sự chức năng của sở hữu Tác ý làm cho tâm phối hợp với cảnh.

⑶ Biểu hiện, sự thành tựu của sở hữu Tác ý là là hướng tâm đến cảnh.

⑷ Nhân cần thiết của sở hữu Tác ý là phải có cảnh hiển bày.

Thí dụ: Như ống viễn kính thâu cảnh vật ở xa cho vừa tầm mắt được thấy.

Còn một ví dụ khác nữa là sự hướng tâm (chú ý) đến đối tượng, giống như bánh lái đưa con thuyền đến mục tiêu. Tâm không có Tác ý ví như con thuyền không có bánh lái, con thuyền sẽ mãi lênh đênh trên mặt nước, không thể định hướng đâu là bến đâu là bờ.

Bài viết liên quan

  • Bài 4/6 Phần 1 – Như Lý Tác Ý Là Như Thế Nào?, Web, FB
  • Bài 4/6 Phần 2 – Như Lý Tác Ý: Có Bao Nhiêu Cách Quán Vô Thường – Khổ – Vô Ngã Của Ngũ Uẩn Trong Thực Hành Tu Tập Hàng Ngày?, Web, FB
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
  • Ngũ Uẩn Là Gì, Web, FB

Audio Bài Giảng

  • (46) Quán Pháp: Ngũ Uẩn – Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, Sự Xuất Ly. Thiền Sư Viên Phúc, Archive
  • (47) Quán Ngũ Uẩn: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Không Phải Của Ta Hãy Từ Bỏ Nó., Archive
  • (48) Như Lý Tác Ý Ngũ Thủ Uẩn Là Rỗng Không Là Trống Không, Archive
  • Hiện Tại Lạc Trú Là Gì? Tịch Tĩnh An Trú Là Gì? Đoạn Diệt (Phiền Não) Là Gì?, FB
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Sayādaw U Sīlānanda – Myanmar.
  • Thuyết Anatta-Vô Ngã Trong Phật Giáo, Web, FB
  • Vô Ngã Là Vô Thường & Khổ, Web, FB
  • Vô Ngã: Hiểu Biết Đúng Đắn Và Hiểu Biết Sai Lầm, Web, FB
  • Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, FB
  • Who Am I, Ta Là Ai, Web, FB
  • Thấy Chỉ Là Thấy, Web, FB
  • Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, FB
  • Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, FB
  • Hết Luân Hồi Thì Đi Đâu, Web, FB
  • Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, FB
  • 8 Pháp Vi Diệu Chưa Từng Có Trong Pháp Và Luật Của Đức Thế Tôn Là Gì?, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Bốn Đạo Lộ Tu Tập Chỉ Tịnh Samatha – Minh Sát Vipassanā Dẫn Tới Đạo Quả Alahán, Web, FB
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
  • Bạn Chăm Sóc Thân Thể Của Bạn, Tại Sao Không Chăm Sóc Tâm Trí Của Bạn?, Web, FB
  • Ái Dục Trói Buộc Chúng Sinh Vào Khổ Đau Bất Tận Của Luân Hồi Sinh Tử Trong Tam Giới Như Thế Nào?, Web, FB
  • 7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì?, Web, FB
  • Nhân Để Sinh Giác Ngộ Có Mấy Pháp?, Web, FB
  • Pháp Thoại: Thất Giác Chi – 7 Yếu Tố Giác Ngộ, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhất: Chánh Niệm., Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2 Tiếp Theo), Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỷ, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: Thư Thái Giác Chi, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Ðịnh, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Bảy: Xả, Web, FB
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì?, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (Ṭhānāṭhā­Na­ – Possible And Impossible), Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo” P4: Vô Minh Duyên Hành, Web, FB
  • Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, FB
  • Playlist Loạt Bài Giảng: “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube
  • Kinh 7 Trạm Xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 11 tháng 3, 2021