Chúng sinh hữu tình được sinh từ đâu, khi diệt đi về đâu
CHÚNG SINH HỮU TÌNH ĐƯỢC SINH TỪ ĐÂU, KHI DIỆT ĐI VỀ ĐÂU ❓
Ở tại Sāvatthi.
Tỷ–kheo–ni Vajirà vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthi để khất thực. Khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tỷ–kheo–ni Vajirà đi đến rừng Andha để nghỉ ban ngày, đi sâu vào rừng Andha và ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
Rồi Ác ma muốn làm Tỷ–kheo–ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến, nói lên bài kệ với Tỷ–kheo–ni Vajirà:
Do ai, hữu tình này,
Ðược sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Ði đâu hữu tình diệt?
Rồi Tỷ–kheo–ni Vajirà suy nghĩ: “Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?”
Rồi Tỷ–kheo–ni Vajirà lại suy nghĩ: “Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này”.
Rồi Tỷ–kheo–ni Vajirà biết được: “Ðây là Ác ma”, liền trả lời Ác ma với bài kệ:
Sao Ông lại nói hoài,
Ðến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Ðây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,
Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.
Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.
Rồi Ác ma biết được: “Tỷ–kheo–ni Vajirà đã biết ta”, nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Kinh – Chương 5: Tương Ưng Tỷ Kheo Ni – 5.10. Vajirà
==============================
THẾ NÀO LÀ KHỔ❓
==============================
Nhân duyên ở Sāvatthi …
Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn:
– “Khổ, khổ”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là khổ?
–⚀ Sắc, này Rādha, là khổ. ⚁ Thọ là khổ. ⚂ Tưởng là khổ. ⚃ Các hành là khổ. ⚄ Thức là khổ.
Thấy vậy, này các Tỷ–kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử
⚀ nhàm chán đối với sắc,
⚁ nhàm chán đối với thọ,
⚂ nhàm chán đối với tưởng,
⚃ nhàm chán đối với các hành,
⚄ nhàm chán đối với thức.
① Do nhàm chán nên ly tham,
② do ly tham nên giải thoát.
③ Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”.
Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: https://suttacentral.net/vn/sn23.15
==============================
KHỔ DO ĐÂU MÀ CÓ❓
==============================
– Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?
Thế Tôn đáp:
– Không phải vậy, này Kassapa.
– Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?
Thế Tôn đáp:
– Không phải vậy, này Kassapa.
– Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác làm ra?
Thế Tôn đáp:
– Không phải vậy, này Kassapa.
– Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?
Thế Tôn đáp:
– Không phải vậy, này Kassapa.
– Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?
– Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.
– Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.
– Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ.
– Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?”, Ngài trả lời: “Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa”.
Ðược hỏi: “Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?”, Ngài trả lời: “Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ”.
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.
– ⚀ Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu “khổ do tự mình làm ra”, như vậy có nghĩa là thường kiến.
⚁ Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: “Khổ do người khác làm ra”, như vậy có nghĩa là đoạn kiến.
Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo.
❶ Vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY TẬP KHỞI.
❷ Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY ĐOẠN DIỆT.
Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ–kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.
Nguồn trích dẫn: : Tương Ưng Bộ. – Samyutta Nikaya
Tập II – Thiên Nhân Duyên – [12] Chương I – Tương Ưng Nhân Duyên
XVII. Loã Thể (Tạp 12.20, Ðại 2,86a Ðại 14,768) (S.ii,18)
==============================
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT KHỔ❓
==============================
– Này các Tỷ–kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt bốn Thánh đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn?
⚀ Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Khổ, này các Tỷ–kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này;
⚁… Thánh đế về Khổ tập…
⚂… Thánh đế về Khổ diệt…
⚃ Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ–kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này.
Nhưng nay, này các Tỷ–kheo,
⚀ Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt,
⚁ Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt,
⚂ Thánh đế về Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt,
⚃ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt.
Ðược chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sanh (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy… bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Do không như thật thấy,
Bốn sự thật bậc Thánh,
Phải lâu ngày luân chuyển,
Trải qua nhiều đời sống.
Khi chúng được thấy rõ,
Mầm tái sanh nhổ sạch,
Gốc khổ được đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.
[21.I. Minh (1) (S.v,431)]
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [56] Chương XII – Tương Ưng Sự Thật
Bài viết liên quan
- Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát
- Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 5/6 – anatta – vô ngã, Web, FB
- Sayādaw u sīlānanda – myanmar. Thuyết anatta-vô ngã trong Phật giáo, Web, FB
- Vô ngã là vô thường & khổ, Web, FB
- Vô ngã: hiểu biết đúng đắn và hiểu biết sai lầm, Web, FB
- Anata – vô ngã là gì, Web, FB
- Who am i? Ta là ai, Web, FB
- Ta không do một ðấng tạo hóa sanh, cũng không phải vô nhân, FB
- Anata – vô ngã là gì, Web, FB
- Có phải vô ngã là không nên phân biệt, Web, FB
- Thấy chỉ là thấy, Web, FB
- Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
- Cái gì trống không, tất cả thảy đều trống không, Web, FB
- Trống không là thế giới, Web, FB
- Có và không: con đường trung đạo, Web, FB
- Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB, Web Link
- Cái gì là vô thường, khổ, , Web, FB
- Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
- Cái gì là vị ngọt của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Web, FB
- Từ bỏ, Web, FB
- Sikkhā là gì, Web, FB
- Bát thánh đạo, Web, FB
- Bát chánh ðạo là ðường tối thượng, Web, FB
- Con đường duy nhất: Bát thánh đạo, Web, FB
- Bát thánh đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc thánh, Web, FB
- 4 thánh đế, 4 bậc thánh, 4 đạo & 4 quả, 4 bậc alahán, Web, FB
- Thần dược: “Nói lời tốt lành – Nghĩ điều chân chính – Làm việc hướng thượng”, Web, FB
- Thần chú siêu thoát, Web, FB
- Tham sống, thèm khát hưởng thụ, ngã chấp, Web, FB
- Đời người ngắn ngủi, Web, FB
- Đại phước của đại phước, Web, FB
- Những ai là vô cùng ít ỏi, những ai là nhiều vô số kể, Web, FB
- Ngu thì khổ, Web, FB
- Cơ hội tái sanh được làm người trở lại của kẻ ngu, khó hay dễ, Web, FB
- Thế nào là người ngu, Web, FB
- Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
- Thiền chữa được những loại bệnh gì, Web, FB
- Không có bất hạnh đối với người hiền trí, Web, FB
- Về kinh chuyển pháp luân – bài pháp đầu tiên của đức Phật, Web, FB
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB