Pluviophile – Người yêu mưa

Pluviophile – Người yêu mưa

Hóa ra mình thuộc loại này và loại người này có tên gọi như vậy, vì từ khi bé đã rất thích ngồi nhìn hạt mưa rơi và nghe tiếng mưa rơi. Thế còn bạn?

==============================
Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery Yangon Myanmar những ngày mưa
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10215426743767169&id=1394710113
https://www.facebook.com/le.quyetthang.9/videos/10215426743767169/

[lwptoc]

🍀 Bạn có phải là một Pluviophile?

[ Bài viết của Phạm Thư
https://spiderum.com/ba…/Ban-co-phai-la-mot-Pluviophile-10fl ]
==============================

Pluviophile được kết hợp từ 2 từ Latin là “Pluvia” và “Phile”. Pluavia nghĩa là mưa còn Phile là một từ lóng được sử dụng để mô tả một người yêu thích một cái gì đó. Ý nghĩa Pluviophile đơn giản là: người yêu mưa, một người tìm thấy niềm vui và sự an tâm trong những ngày mưa.

Nhiều người cho rằng những người yêu mưa bởi họ có nội tâm buồn. Rằng tiếng mưa tí tách len lỏi vào từng góc tâm hồn như chính nỗi buồn của họ. Rằng từng hạt mưa như những giọt nước mắt của chính họ, như ông trời đồng cảm với nỗi buồn của họ, lấp đầy những trống trải cô đơn trong trái tim đang sầu muộn.

Nhưng mình thì không như vậy. Mình yêu mưa không phải vì mưa buồn. Với mình mưa mang đến một cảm giác gột tẩy và bình an.

Như những tán lá cây, mang trên mình một lớp bụi dày, mỗi khi mưa về lại được gột rửa, từng chiếc lá cành cây như được khoác lên mình một màu xanh mới, tươi sáng và tràn đầy sức sống, bản thân mình cũng vậy. Tất cả những muộn phiền, bực dọc của cuộc sống thường nhật cũng có thể như những lớp bụi đó, tan đi theo những hạt mưa vội vã để lại mình với trái tim rộng mở hơn, tâm hồn nhiệt huyết hơn. Như những mầm măng non thường nảy lộc sau những cơn mưa rào đầu hạ, các phương án, giải pháp cho khó khăn của mình cũng thường xuất hiện sau những cơn mưa. Quả thật, mưa không chỉ gột rửa bụi đường, còn gột rửa những hạt bụi trong tâm trí, giúp mình có thể nhận ra cốt lõi, căn nguyên của vấn đề.

Khi nhắc đến mưa, trong tâm trí mình hiện lên mùi hương ngai ngái, nồng nàn của những ngọn cỏ, những ruộng lúa mới cắt, hòa quyện vào từng hạt mưa đậm đà, ấm áp. Là tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà còn mình thì cuộn tròn trong lòng bà nội nghe bà kể về những chuyện ngày xưa đi rừng, đi gặt. Những ký ức tuổi thơ bình an và yên ả cứ kéo về trong tâm trí, tí tách tí tách như những hạt mưa đang rơi ngoài kia. Mỗi lúc như vậy, cho dù có đang buồn chuyện gì mình cũng cảm thấy thật thư thái. Có thể nói, cơn mưa mang mình về tuổi thơ để tiếp thêm sức mạnh cho mình hiện tại, kiên cường hơn, vững vàng hơn.
Cũng chính bởi vậy, mình luôn tự hào khi là một Pluviophile.

🍀 Mưa & Mưa

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10210089151210691&id=1394710113 

– NL:
Chào Thầy, NL. đây ạ. Thầy dạo này thế nào, hôm trước gặp thầy ở VN thấy thương thầy khắc khổ. Nhưng đến bây giờ lại thấy thầy sướng hơn vì thầy được làm điều mình thích. NL đang đau đầu quá, vì phải lo kinh doanh cho cả một doanh nghiệp. Phải lo lương cho mọi người và lo nhiều thứ, NL không biết mình có thể tiếp tục điều hành nữa không ? NL chỉ muốn nghỉ thôi thầy. Thầy cho NL lời khuyên thầy nhé!

– @ Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:
Trong một bộ phim chưởng của Kim Dung (xem cách đây khá lâu rồi, quên mất tên phim và tên nhân vật) có chàng anh hùng đang cùng người bạn gái băng qua cánh đồng rộng bát ngát thì một cơn mưa lớn ập xuống.

Chàng liền vội kéo người bạn chạy mau kiếm chỗ trú kẻo ướt.

Nhưng giữa đồng không mông quạnh chẳng thể có chỗ nào để trú tạm. Cô gái níu chàng lại : ‘Phía trước mưa, phía sau mưa. Chạy đi đâu, để làm gì? ’.

Chàng liền tỉnh ngộ, và hai người dắt nhau thong thả vui vầy giữa những hạt mưa.

Một trong những câu truyện ngắn trong bộ phim dài nhiều tập mà Kim Dung muốn kể cho mọi người đơn giản chỉ có vậy: ‘Phía trước mưa, phía sau mưa. Chạy đi đâu, để làm gì? ’.

Sao mọi người cứ đua nhau chạy hoài à?
Sao không thử dừng lại nhỉ?
Hãy trải nghiệm sự khác biệt kỳ diệu, tuy khó, nhưng đáng giá, và hoàn toàn là có thể.

.…… một thời gian sau:

– NL:
Lời khuyên của thầy thật quý giá, NL đã ngộ ra và làm theo đúng lời khuyên của thầy rồi ạ.
NL cám ơn thầy nhiều. NL.

– @ Sumangala Bhikkhu Viên Phúc :
Dừng lại không phải là không làm gì cả, buông bỏ không phải là không còn có gì cả.

Dừng lại, buông bỏ là dừng lại và buông bỏ trong Tâm sự đua chạy bám theo, sự tìm cầu hình sắc khả ái, âm thanh khả ái, hương khả ái, vị khả ái, xúc chạm khả ái và ý tưởng khả ái nhằm thỏa thích mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý một cách nhất thời, vô độ.

Dừng lại và buông bỏ, tức là luôn có trí tuệ thấy rõ như thật rằng mọi việc trong khắp pháp giới đều biến đổi vô thường, đều bị áp bức bất toại nguyện, đều trống rỗng vô ngã.

Sự thật là không có gì đáng giá để tìm kiếm, để bám víu.

Và con đường dẫn đến dừng nghỉ, buông bỏ hoàn toàn là Bát Thánh Đạo.

Nguyện cầu cho tất cả thoát khỏi mọi khổ đau, đạt tới hạnh phúc thật sự, tự do thật sự.

Trong tâm từ,
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

🍀 Đi Khất Thực Là Khổ

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10215507170337783&id=1394710113

Mưa to thì mặc mưa to,
Mưa mà to quá… thì… đội mưa đi tiếp!

Hàng ngày đi khất thực, đầu trần, chân đất, nhưng hôm nay gặp cơn mưa lớn, tầm tã.

Hơn một giờ đi khất thực trong mưa, gió.

Vẫn có nhiều thí chủ đội mưa cúng dường, vẫn có các tỳ khưu đội mưa đi khất thực.

Cắm mặt xuống đất đi – để tránh mưa rát mặt, lò dò lội nước đi – để tránh trơn trượt ngã.

Tiếng khánh của các chú nhỏ hộ tăng – gầy gò, ướt như chuột – chìm nghỉm trong tiếng mưa rơi như trút nước.

Cặp môi chuyển sang màu tím tái, da đầu ngón tay co rúm nhăn nheo.

Nước mưa lạnh ngắt trộn cùng bát cơm còn nóng hổi.

Bình bát ôm chặt vào lòng để kiếm chút hơi nóng tỏa ra từ các hạt cơm.

Lạnh từ ngoài ngấm vào, rét từ trong rét ra: đấy là những lúc đầu; đến cuối buổi thì cái lạnh và cái thân hòa làm một: không còn cảm giác lạnh, rét và khổ nữa.

Sỏi đá, mảnh sành trở thành đanh hơn, sắc hơn khi được nước mưa cuốn trôi, rửa sạch lớp đất bụi bám quanh.

Tất cả mọi người đi trong im lặng, mắt sáng, và mỉm cười.

Khất thực trong mùa mưa thường là như vậy.

Kham nhẫn được vun bồi và tăng trưởng như vậy.

Và cũng trong kham nhẫn, mọi phẩm tính thiện lành được sinh khởi, phát triển, và thành tựu.

Kham Nhẫn là một trong mười ba la mật – những phẩm tính tối cần thiết đưa hành giả tới bờ bên kia bất tử.

Kham Nhẫn dẫn đến Niết Bàn.

🍀 KHAM NHẪN

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10212932817140562&id=1394710113

Ướt nước mưa và lạnh rét do mưa trong suốt 4 tháng mùa mưa (7,8,9,10); ướt mồ hôi và nóng bức do nắng suốt 4 tháng mùa hè (3,4,5,6) là những điều thường gặp trong các buổi khất thực hàng ngày của chư tăng và sa di tại Myanmar. Kham nhẫn là một phẩm chất tối cần thiết giúp hành giả vượt qua mọi khó khăn thử thách tới Niết Bàn – phẩm chất này được vun bồi thường xuyên, không ngưng nghỉ không chỉ qua các buổi khất thực. Không kham nhẫn chắc chắn không Niết Bàn.

Khất thực tại Thiền viện Ta ma nê chô
(Repost)
———————————————————–

Theo truyền thống Phật giáo Theravada đã và đang thực hành tại Miến điện, Tỳ Khưu và Sa Di khi đi khất thực đều phải
1) vấn y kín mình, cao cổ,
2) đi chân đất,
3) không dùng mũ, nón, ô, dù (có thể dùng quạt lá cọ để che bớt nắng mưa),
4) khi đi mắt nhìn xuống phía trước, không nhìn ngang nhìn ngửa, không nói chuyện, cười đùa,
5) khi gặp thí chủ phải dừng lại, mắt chỉ nhìn vào bình bát của mình.…

Tại Thiền viện Tharmaneykyaw Mahagandayon, Yangon, Myanmar, chỗ Sư ở, cứ đến 7h sáng là vấn y kín, đầu trần, chân đất, ôm bình bát ra đi, bất kể là nắng, mưa hay bão.

Xe tải loại nhỏ của Hộ tăng sẽ chở chư Tăng tới khu làng cách thiền viện khoảng 15ph xe chạy. Chư Tăng đi khất thực một vòng quanh làng rồi quay lại xe ra về.

Thí chủ tới khoảng thời gian thường ngày, thường mang cơm, thức ăn, vật thực sẽ cúng dường chờ sẵn ngoài đường, hoặc hôm mưa bão thì chờ trong nhà, nghe có tiếng khánh gõ vang lên thì chạy ra trút cơm vào bình bát các Sư và trút thức ăn vào thùng đựng thức ăn do các vị Hộ tăng mang theo cùng.

Cứ sau một quãng đường thì chư Tăng đổ dồn cơm từ bình bát của mình vào một thùng lớn.

Những hôm mưa bão thì cơm và thức ăn trộn cùng cả nước mưa. Khi về đến tu viện, không có đun nấu gì lại, có gì dùng nấy, cơm được chuyển sang một nồi lớn, thức ăn chuyển sang các bát nhỏ lớn khác nhau theo loại, tất cả, từng món một, phải được dâng lại một lần nữa tới tận tay một vị Tỳ Khưu đại diện, (Chư Tăng không được phép động tới mọi loại thức ăn đồ uống và các vật dụng không phải của mình, nếu chưa được dâng cúng tới tận tay mình hoặc tay một vị Tỳ Khưu đại diện), sau đó chư tăng lần lượt theo tuổi hạ xếp hàng tự lấy cơm và thức ăn theo kiểu Buffet.(Ở một số Trung tâm Thiền quốc tế và trường Đại học Phật giáo quốc tế, Hộ tăng có tổ chức nấu ăn và dọn sẵn ra từng mâm cho chư Tăng).

Kể những chuyện này, Sư chỉ có một ý duy nhất là muốn cho những ai chưa có điều kiện tới Miến điện và chưa có cơ hội tận mắt thực chứng, thấy được một phần thực tế cuộc sống của chư Tăng tại đây. Thực tế này hàng ngày dạy cho bản thân Sư và các tỳ khưu và sadi những bài học thấm thía, không thể phai mờ về cuộc sống xuất gia phạm hạnh đầy gian khó, đầy thử thách.

Bài viết liên quan

  • Pluviophile – Người yêu mưa, Web, FB
  • Hãy đứng dậy, lên đường, Web, FB
  • Ngu thì khổ, Web, FB
  • Làm thế nào để thoát chuyện buồn phiền ngang trái, Web, FB
  • Cuộc đời là đau khổ hay không đau khổ, Web, FB
  • Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, Web, FB
  • Tôi chấp nhận hay tôi buông bỏ có phải là giải thoát, Web, FB
  • Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, Web, FB
  • Khổ – dukkha, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4:Kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: Giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: Duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: Xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB
  • 4 thánh đế, 4 bậc thánh, 4 đạo & 4 quả, 4 bậc Alahán, Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát chánh đạo là đường tối thượng, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
  • Kinh 7 trạm xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web, FB
  • Khéo an trú trong tứ niệm xứ, Web, FB
  • Jhana – thiền có đưa đến giác ngộ giải thoát hay không, Web, FB
  • Vipassnā-jhāna: ‘thiền quán’/’định minh sát’, Web, FB
  • U pandita sayadaw – các tầng thiền minh sát, Web Link
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB

❶ bài 1/5: kiến thanh tịnh – ditthivisuddhi, Web Link

❷ bài 2/5: đoạn nghi thanh tịnh – kankhàvitarana-visuddhi, Web Link

❸ bài 3/5: đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh maggàmagga – nanadassana – visuddhi

❹ bài 4/5:đạo tri kiến thanh tịnhpatipadà – nanadassana – visuddhi

❺ bài 5/5:tri kiến thanh tịnhnanadassana-visudhi-niddesa

  • phần 1/2. Web Link
  • Phần 2/2. Web Link
  • Có cần tu tập thiền hay không, Web, FB
  • Niệm chết như thế nào, Web, FB
  • Quán niệm 32 thể trược, Web, FB
  • Thân hành niệm, Web, FB
  • Phật giáo (Buddhasasana) là gì?, Web, FB
  • Vị thầy hộ trì, Web, FB
  • Theo thầy, Web, FB
  • Thầy & trò, Web, FB
  • Vai trò của vị thầy tâm linh – hành trình dẫn đến giác ngộ giải thoát của Mae Chee Kaew, Web, FB
  • Từ bi hỷ xả vô lượng có thể hiện Phật tính hay không❓, Web, FB

Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB

  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 18 tháng 10, 2021.