Như Lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ
[lwptoc]
HẾT LUÂN HỒI THÌ ĐI ĐÂU?
(XƯA CŨNG NHƯ NAY, NHƯ LAI CHỈ NÓI NÊN SỰ KHỔ VÀ SỰ DIỆT KHỔ)
🏵🏵🏵🏵🏵🏵🏵🏵🏵🏵
– SB: Có người hỏi: ⑴ Hết luân hồi thì đi đâu? Về đâu? ⑵ Nếu thảy đều hết luân hồi, thì cái gì còn lại?
Cảm ơn thày chỉ giáo.
– @:
⑴ Hết luân hồi thì không còn đi đâu, không còn về đâu nữa – đó chính là Niết Bàn, là sự chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn sinh tử:
Đức Phật chỉ nói đến những vấn đề này trong một số ý như sau:
– Này các tỳ–khưu, có sự không sinh (ajāta), không trở thành (abhūta), không được tạo ra (akata), không hữu vi (asaṅkhata). Nếu không có cái không sinh, không trở thành, không được tạo ra, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, trở thành, được tạo ra, hữu vi. Vì rằng có cái không sinh, không trở thành, không được tạo ra, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sinh, trở thành, được tạo ra, hữu vi. –(Ud 8:3)
– Này các tỳ–khưu, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có không vô biên xứ, không có thức vô biên xứ, không có vô sở hữu xứ, không có phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có mặt trăng hay mặt trời. Do vậy, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sinh. Không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Đây là sự đoạn tận khổ đau. –(Ud 8:1)
Nguồn trích dẫn: Kinh Phật tự thuyết – Chương tám
⑵ Thực tại tuyệt đối bao gồm Sắc (Vật chất – pháp hữu vi) + Tâm và tâm sở (Tinh thần – pháp hữu vi) + Niết Bàn (Pháp vô vi). Vì lý duyên khởi trùng trùng, vô thủy vô chung nên không có trường hợp tất thảy đều hết luân hồi, chỉ còn lại pháp vô vi không còn pháp hữu vi.
Đặt ra những câu hỏi mông lung kiểu như vậy và suy tư mông lung đi tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi tương tự chỉ mang lại kết quả duy nhất là sự điên loạn tâm trí bởi những hý luận viển vông, vô ích, không dẫn đến giác ngộ giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não.
Câu trả lời đúng đắn, đầy đủ, chi tiết cho các câu hỏi trên vượt khỏi trí tuệ tư duy của chư thiên và loài người, chỉ có nhất thiết chủng trí của Đức Phật toàn giác mới có thể có câu trả lời thích đáng.
Tuy nhiên những điều Phật nói ra lại không phải nhằm giả thích những điều này vì sự hiểu biết suông những điều này chẳng giúp ích cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong luân hồi sinh tử, mà chủ yếu Đức Phật chỉ giành mọi thời gian và nỗ lực của mình để giảng giải Tứ Thánh Đế, những điều liên hệ đến mục đích giải thoát, là căn bản cho Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.
Như trong Kinh Simsapa có chỉ rõ:
“Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà.
Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỷ–kheo:
— Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ–kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng Simsapà?
— Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng Simsapà.
— Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!
Nhưng tại sao, này các Tỷ–kheo, Ta lại không nói ra những điều ấy? Vì rằng, này các Tỷ–kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn. Do vậy, Ta không nói lên những điều ấy.
Và này các Tỷ–kheo, điều gì mà Ta nói? “Ðây là Khổ”, này các Tỷ–kheo, là điều Ta nói. “Ðây là Khổ tập”, là điều Ta nói. “Ðây là Khổ diệt”, là điều Ta nói. “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”, là điều Ta nói.
Nhưng tại sao, này các Tỷ–kheo, Ta lại nói ra những điều ấy? Vì rằng, này các Tỷ–kheo, những điều ấy liên hệ đến mục đích, là căn bản cho Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn. Do vậy, Ta nói lên những điều ấy.
Do vậy, này các Tỷ–kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Đây là nguyên nhân của Khổ”, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Đây là Khổ Diệt”, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ Diệt”.”
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh, Chương 56: tương ưng sự thật, iv: Phẩm rừng – 31. Simsapà
Không lãng phí thời gian và công sức vào việc trả lời các câu hỏi siêu hình, viển vông xa lìa thực tế, Đức Phật trong suốt phần còn lại của cuộc đời sau khi tự chứng ngộ, chỉ giảng dạy về những điều liên quan đến Chân lý Khổ và Con Đường Chấm Dứt Khổ vì ĐÃ LÀ QÚA ĐỦ LUÂN HỒI TRONG KHỔ ĐAU QUA MUÔN LƯỢNG KIẾP:
“Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ–kheo, tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.
10) Này các Tỷ–kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các Ông bị thương tích khi các Ông là bò, sanh ra làm bò trong thời gian dài là nhiều hơn chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.
11) Này các Tỷ–kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông là trâu, sanh ra làm trâu trong thời gian dài là nhiều hơn chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.
12) Này các Tỷ–kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông là cừu, sanh ra làm cừu trong thời gian dài là nhiều hơn chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.
13)… khi các Ông là dê, sanh ra làm dê…
14)… khi các Ông là nai, sanh ra làm nai…
15)… khi các Ông là gia cầm, sanh ra làm gia cầm…
16)… khi các Ông là heo, sanh ra làm heo…
17) Này các Tỷ–kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, làm kẻ trộm làng, bị bắt trong thời gian dài là nhiều hơn chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.
18) Này các Tỷ–kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, ăn cướp đường, bị bắt trong thời gian dài là nhiều hơn chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.
19) Này các Tỷ–kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, tư thông vợ người, bị bắt trong thời gian dài là nhiều hơn chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.
20) Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ–kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
Cũng vậy, đã lâu ngày, này các Tỷ–kheo, các Ông chịu đựng khổ, chịu đựng thống khổ, chịu đựng tai họa, và các mộ phần ngày càng lớn lên.
Cho đến như vậy, này các Tỷ–kheo, là vừa đủ để các Ông nhàm chán, là vừa đủ để các Ông từ bỏ, là vừa đủ để các Ông giải thoát đối với tất cả các hành.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập II – Thiên Nhân Duyên – [15] Chương IV Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
🍀 Câu hỏi: Dưới cái nhìn của Đạo Phật, nếu không có cái ngã hay một linh hồn bất tử, thì ai hay cái gì sẽ được tái sinh? Ai hay cái gì sẽ nhận hậu quả của những hành động tốt hay xấu?
Trả lời: Thật ra trong ý nghĩa tận cùng và sâu xa nhất của vấn đề, sẽ không có người nào được tái sinh hay thọ nhận kết quả của việc mình làm. Cái được tái sinh chính là tham ái được liên tục tái diễn. Vì vô minh, tham ái phát sinh, và tham ái cho chúng ta cảm tưởng là có một người nào đó đang gặp khó khăn, một người nào đó đang phiền não và khổ sở. Vì những tham ái nầy mà chúng ta nghĩ rằng đời sống phải là cái gì khác hơn cái hiện tại. Tiến trình tái sinh không thuộc về ai cả; nó chỉ là tiến trình của những điều kiện có liên hệ nhân quả với nhau.
Với chánh niệm, bạn sẽ thấy rằng kết quả của sự sinh ra trong cõi đời nầy và những việc làm quá khứ là như thế đó. Và nếu bạn liên tục chính niệm về điều nầy, bạn sẽ không tạo ra điều kiện để cho một người nào đó được tái sinh. Bạn sẽ không còn ảo tưởng là có một người nào đó đang thọ nhận một cái gì đó, đang trở thành một cái gì đó, hay bị trừng phạt vì một lỗi lầm nào đó. Chỉ có giây phút hiện tại là kết quả của việc làm trong quá khứ. Khi không còn vô minh, chúng ta sẽ không còn khổ đau trong những điều kiện hiện tại. Đây là điều rất khó hiểu nếu chỉ nhìn nó từ quan điểm cá nhân. Vì thế, Đạo Phật bình dân dạy chúng ta rất đơn giản: nếu làm điều tốt, bạn sẽ nhận quả tốt; nếu làm điều xấu, bạn sẽ nhận quả xấu. Đây là cách nói quy ước của xã hội đời thường.
Nhưng khi bạn tiếp tục hành thiền và hiểu biết giáo pháp ngày càng sâu sắc hơn, bạn sẽ ý thức nhiều hơn về bản chất của vạn pháp. Và rồi, bạn sẽ thấy là việc nhận quả xấu hay tốt không còn ý nghĩa nữa. Ở giai đoạn nầy, sẽ không còn vấn đề tốt hay xấu. Khi có đủ duyên, bạn sẽ làm điều tốt, nhưng động cơ làm không còn xuất phát từ tư tưởng là bạn sẽ gặt một quả nào đó từ một việc làm nào đó. Và bạn sẽ không thích làm điều tội lỗi nữa, vì những gì xấu xa và tội lỗi chỉ hấp dẩn lôi cuốn khi con người vẫn còn ảo tưởng về cái ngã. Khi ảo tưởng về cái ngã không còn nữa thì vấn đề cũng sẽ tan biến đi. Bạn sẽ làm những việc thiện và tốt đẹp, nhưng bạn làm vì đó là điều đúng đắn cần làm. Bạn không làm gì lợi lộc hay phần thưởng cá nhân nào hết.
* Câu hỏi: Nếu thế thì có phải Sư muốn nói là đối với người có trí tuệ, làm điều tốt là cái gì rất tự nhiên? Có phải sẽ không còn cảm giác là chúng ta phải làm điều tốt – làm việc tốt là một phản ứng tự nhiên trong mọi hoàn cảnh không?
Trả lời: Vâng, đó là phản ứng tự nhiên trái ngược lại với phản ứng bốc đồng bị thôi thúc bởi vô minh. Không có trí tuệ, chúng ta sẽ chỉ có những thôi thúc tâm lý mà chúng ta chiều theo hoặc tìm cách ức chế. Có trí tuệ, chúng ta sẽ có thái độ hồn nhiên đối với cuộc sống xuất phát từ cái tâm thanh tịnh và phủ trùm vạn pháp, thay vì từ một ý tưởng cá nhân của một người cố gắng làm điều tốt chỉ vì lo sợ sẽ bị trừng phạt vì đã làm điều tội lỗi.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc
Bài viết liên quan
- Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
- Nibbāna – Niết bàn thiết thực hiện tại (có thể thấy được ngay trong kiếp sống này) là gì, Web, FB
- Thế nào là vô vi – Niết bàn – đến bờ bên kia, Web, FB
- Niết bàn ngay trong hiện tại, Web, FB
- Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
- Hết luân hồi thì đi đâu, Web, FB
- Như Lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ, Web, FB
- Giác ngộ có nghĩa là là gì, Web, FB
- Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, Web, FB
- Về kinh chuyển pháp luân – bài pháp đầu tiên của đức Phật, Web, FB
- Con đường nào dẫn đến vô vi, Niết bàn, Web, FB
- Đường tới Niết bàn – tu tập tâm: quán tưởng bất tịnh thức ăn, Web, FB
- Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
- Có thể sờ thấy Niết bàn, Web, FB
- Như thế nào là thế giới quan theo kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
- Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
- Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
- Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
- Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
- Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
- Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
- Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
- Bát thánh đạo, Web, FB
- Bát chánh ðạo là ðường tối thượng, Web, FB
- Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Anata – vô ngã là gì, Web, FB
- Who am i, ta là ai, Web, FB
- Điều này không thể xảy ra, Web, FB
- Địa ngục có hay không, Web, FB
- Không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệt (Pháp cú 127), Web, FB
- Nghiệp và quả (kamma và vipaka), Web, FB
- Nghiệp và quả của nghiệp, Web, FB
- Quả của thiện và ác nghiệp rất lạ lùng, Web, FB
- Quả của nghiệp (kammaphala), Web, FB
- Thế nào là nghiệp trọng yếu, Web, FB
- Các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra, Web, FB
- Hồi hướng công đức phước báu tới thân nhân quá vãng như thế nào, Web, FB
- Như nắm muối bỏ chén, Web, FB
- Như bóng không rời hình, Web, FB
- Như nước nhỏ từng hạt, rồi bình cũng tràn đầy (Pháp cú 122), Web, FB
- Vì sao có kẻ ác lại gặp điều thiện lành, vì sao có người thiện lại gặp điều ác dữ, Web, FB
- Công bằng có không? Công bằng ở đâu? (Pháp cú 161), Web, FB
- Nhân & quả – cái chết của đệ nhất thần thông (Pháp cú 137 – 140), Web, FB
- Sám hối như thế nào? Để làm gì, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
📺📺 video
- Tụng buổi tối sau thời thiền, Web, FB, Youtube
- Rải tâm từ, Youtube
- Phước – tuệ đồng tu, Web, FB
- Phước thiện – puñña, Web, FB
- Nhà bao việc, Web, FB
- 10 thiện nghiệp là gì, Web, FB
- Tác bạch ý nguyện làm kappiya hộ tăng như thế nào, Web, FB
- Vun bồi phước nghiệp cung kính, Web, FB
- Phục vụ với mục đích gì mang lại lợi ích lớn, Web, FB
- Cư sĩ giới pháp, Web, FB
- Bổn phận hàng ngày của cư sĩ tại gia, Web, FB