Tu Tập Chỉ (SAMATHO) và Quán (VIPASSANĀ) vì mục đích gì

Tu Tập Chỉ (SAMATHO) và Quán (VIPASSANĀ) vì mục đích gì❓

––––––––––––––––––––––––––––––

– HĐ: Kính bạch Sư, có phải Vipassanā – Thiền Minh Sát không có trong thời Đức Phật tại thế?

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Vipassanā trong Chánh Kinh Tam Tạng Pali được dịch sang tiếng Việt theo hai ý nghĩa

⑴ để nói đến phương pháp Thiền trong Phật giáo: loại Thiền này lấy chân đế Danh – Sắc (ngũ uẩn) làm đề mục, và

⑵ để nói đến Tuệ giác: tức kinh nghiệm thực chứng về bản chất vô thường – khổ – vô ngã của tất cả các pháp hữu vi.

HT Thích Minh Châu dịch là Quán và Tuệ quán, sau này các dịch giả còn dịch là Thiền Minh Sát và Minh Sát Tuệ.

Xin quí đạo hữu tham khảo một số bài kinh ghi lại lời Đức Phật trong Kinh tạng Nikaya dưới đây:

🍀 Có hai pháp này, này các Tỷ–kheo, thuộc thành phần minh.

[Dve me, bhikkhave, dhammā vijjābhāgiyā.]

Thế nào là hai?

CHỈ (SAMATHO) VÀ QUÁN (VIPASSANĀ).

[Katame dve? SAMATHO CA VIPASSANĀ CA.]

⚀ Chỉ được tu tập, này các Tỷ–kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận.

[Samatho, bhikkhave, bhāvito kamatthamanubhoti? Cittaṁ bhāvīyati. Cittaṁ bhāvitaṁ kamatthamanubhoti? Yo rāgo so pahīyati.]

⚁ Quán được tu tập, này các Tỷ–kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận.

[Vipassanā, bhikkhave, bhāvitā kamatthamanubhoti? Paññā bhāvīyati. Paññā bhāvitā kamatthamanubhoti? Yā avijjā sā pahīyati.]

🔹 Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ–kheo, tâm không thể giải thoát.

[Rāgupakkiliṭṭhaṁ vā, bhikkhave, cittaṁ na vimuccati]

🔹 Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.

[avijjupakkiliṭṭhā vā paññā na bhāvīyati.]

❗Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát.

❗Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

[Iti kho, bhikkhave, rāgavirāgā cetovimutti, avijjāvirāgā paññāvimuttī”ti.]

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Aṅguttara Nikāya – III. Phẩm Người Ngu – 2.21–31

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 Và này các Tỷ–kheo, thế nào là những pháp cần phải tu tập với thắng trí?

[Katame ca, bhikkhave, dhammā abhiññā bhāvetabbā?]

CHỈ (SAMATHO) VÀ QUÁN (VIPASSANĀ), này các Tỷ–kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải tu tập với thắng trí.

[SAMATHO CA VIPASSANĀ CA – ime vuccanti, bhikkhave, dhammā abhiññā bhāvetabbā.]

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Aṅguttara Nikāya – XXVI. Phẩm Thắng Trí – 4.254. Thắng Trí

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 Này các Tỷ–kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về vô vi và về con đường đưa đến vô vi. Hãy lắng nghe.

[“Asaṅkhatañca vo, bhikkhave, desessāmi asaṅkhatagāmiñca maggaṁ. Taṁ suṇātha.]

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ–kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là vô vi.

[Katamañca, bhikkhave, asaṅkhataṁ? Yo, bhikkhave, rāgakkhayo dosakkhayo mohakkhayo—idaṁ vuccati, bhikkhave, asaṅkhataṁ.]

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi, CHỈ (SAMATHO) VÀ QUÁN (VIPASSANĀ), này các Tỷ–kheo, đây là con đường đưa đến vô vi … (như trên) …

[Katamo ca, bhikkhave, asaṅkhatagāmimaggo? SAMATHO CA VIPASSANĀ CA. Ayaṁ vuccati, bhikkhave, asaṅkhatagāmimaggo …pe….]

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 43: Tương Ưng Vô Vi – Phần Một—Phẩm Một – 43.2. Chỉ (Samatha) S.iv,360

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀

🔹– Ðể thắng tri tham, này các Tỷ–kheo, hai pháp cần phải tu tập.

[“Rāgassa, bhikkhave, abhiññāya dve dhammā bhāvetabbā.]

Thế nào là hai?

CHỈ (SAMATHO) VÀ QUÁN (VIPASSANĀ).

[Katame dve?

SAMATHO CA VIPASSANĀ CA.]

Ðể thắng tri tham, này các Tỷ–kheo, hai pháp này cần phải tu tập.

[Rāgassa, bhikkhave, abhiññāya ime dve dhammā bhāvetabbā”ti.]

🔹– Ðể biến tri tham, này các Tỷ–kheo, … để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập.

Thế nào là hai?

CHỈ VÀ QUÁN …

[“Rāgassa, bhikkhave, pariññāya … parikkhayāya … pahānāya … khayāya … vayāya … virāgāya … nirodhāya … cāgāya … paṭinissaggāya dve dhammā bhāvetabbā.

Katame dve?

SAMATHO CA VIPASSANĀ CA. …pe…]

🔹– Ðể thắng tri … để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân … phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập.

Thế nào là hai?

CHỈ VÀ QUÁN

… hai pháp này cần phải tu tập.

[“Dosassa …pe… mohassa … kodhassa … upanāhassa … makkhassa … paḷāsassa … issāya … macchariyassa … māyāya … sāṭheyyassa … thambhassa … sārambhassa … mānassa … atimānassa … madassa … pamādassa … abhiññāya … pariññāya … parikkhayāya … pahānāya … khayāya … vayāya … virāgāya … nirodhāya … cāgāya … paṭinissaggāya dve dhammā bhāvetabbā.

Katame dve?

SAMATHO CA VIPASSANĀ CA.

Pamādassa, bhikkhave, paṭinissaggāya ime dve dhammā bhāvetabbā”ti.]

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Aṅguttara Nikāya – XVII. Phẩm Thứ Mười Bảy 2.280–309

Aṅguttara Nikāya – 19. Rāgapeyyāla

––––––––––––––––––––––––––––––

HỎI ĐÁP

––––––––––––––––––––––––––––––

– PNLC: Kính bạch sư🙏, tu thiền chỉ (SAMMATHO) cũng đưa đến vô vi ạ? Hay phải kết hợp cả chỉ và quán ạ🙏.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Thiền Chỉ Samatha thanh lọc tâm – tâm được trong sạch thanh tịnh không còn bị cấu uế của 5 triền cái (Tham, Sân, Hôn Trầm Thụy Miên, Trạo Cử Hối Tiếc, Hoài Nghi), tâm được giải thoát, nên có thể vun bồi Tuệ giác – Minh Sát Tuệ Vipassanā, để thấy như thật bản chất vô thường, khổ, vô ngã của tất cả các pháp hữu vi, để có thể ly tham diệt dục tận gốc rễ ngủ ngầm bằng Thánh Đạo tuệ – tức Tuệ giải thoát, chứng ngộ Vô vi Niết bàn, chấm dứt sinh tử luân hồi trong Tam giới.

Giới thanh tịnh thân và khẩu, còn Định của Thiền Chỉ thanh tịnh tâm, Giới và Định này là gốc rễ để thân cây Tuệ Quán Vipassanā phát triển, ra hoa kết trái Đạo và Quả.

Giới – Định – Tuệ là các chặng đường bắt buộc phải trải qua trên con đường duy nhất Bát Thánh Đạo, chỉ có trong Đạo Phật, dẫn đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, siêu thoát Tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn Vô vi.

Tham khảo thêm về bốn đạo lộ để tu tập dẫn đến rốt ráo Niết Bàn Vô vi:

BỐN ĐẠO LỘ TU TẬP CHỈ TỊNH SAMATHA VÀ MINH SÁT VIPASSANĀ DẪN TỚI ĐẠO QUẢ ALAHÁN

❗❗❗ GHI CHÚ:

❶ Do không thống nhất cách chọn từ để dịch nên có sự hiểu biết sai lạc khi đồng hóa các phạm trù khác biệt là

⒜ Samatha và Samādhi đều bị dịch chung là Định >>> nên dịch Samatha là Chỉ hoặc Tịnh chỉ /Vắng lặng, còn Samādhi nên dịch là Định;

⒝ Paññā và Vipassanā đều bị dịch chung là Tuệ >>> nên dịch Paññā là Tuệ, còn Vipassanā nên dịch là Tuệ Quán hay Minh sát Tuệ;

>>> như vậy 4 đạo lộ nên dịch và hiểu theo cách:

⑴ Chỉ Samatha trước, Quán Vipassanā sau, chứ không phải là Định trước Tuệ sau;

⑵ Quán Vipassanā trước, Chỉ Samatha sau, chứ không phải là Tuệ trước Định sau;

⑶ Chỉ Samatha và Quán Vipassanā đồng thời, chứ không phải là Định Tuệ đồng thời;

⑷ Thuần Quán Vipassanā (không có Chỉ Samatha chứ không phải là không có Định Samādhi).

🍀 Muốn đạt được Minh Sát Tuệ Vipassanā thì cần phải có Định samadhi vì chỉ khi có Định thì mới có thể thấy đối tượng “như thật”, “như nó đang là” tức thấy rõ đặc tính Pháp là Vô Thường Khổ Vô Ngã.

Nhưng Định samadhi này không chỉ đạt được do tu tập Thiền Chỉ samatha (hay bị dịch là Samatha = Thiền Định), mà Định samadhi này còn có thể đạt được do tu tập thiền Quán Vipassanā – đó là ① Vô tướng định – animitta samādhi (do Vô Thường Quán), ② Vô nguyện định – appaṇihita samādhi (do Khổ Quán), ③ Không định – Suññata samādhi (do Vô Ngã Quán), tức các Thiền Định của Thiền Quán Minh Sát Vipassnā–jhāna.

❷ Các con số, các câu từ trong ngoặc vuông […… ], các câu với font chữ IN HOA, và sự xuống dòng trong bài viết là để nhằm mục đích làm rõ hơn các ý trong các đoạn văn, được thêm vào bởi Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, không có trong bản dịch gốc.

Bài viết liên quan

  • Chỉ & Quán – Samatha & Vipassana, Web, FB
  • Bát thánh đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc thánh, Web
  • Tứ niệm xứ – Cattāro satipaṭṭhānā, Web
  • Thiền sư mahasi – thiền minh sát tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā, Web Link
  • Làm thế nào phát triển tuệ minh sát, Web Link
  • Thế nào là thực hành đúng đắn minh sát tứ niệm xứ, Web, FB
  • Đôi lời nhắn nhủ sách tấn tới một vị hành giả tầm cầu giác ngộ giải thoát, Web
  • Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát Vipassnā, Web, FB
  • Tránh đẽo cày ở ngã tư đường, Web, FB
  • Chuẩn bị tâm thái trước khi hành thiền, Web, Youtube, Web Link
  • Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập, Web
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ minh sát Vipassana, Web
  • Phá vỡ khái niệm chế định – tục đế, thể nhập bản chất thực tại – chân đế, Web, FB
  • Thiền hành trong khóa tu tại tuệ đức, sg, Web Link
  • Covid 19 – phong tỏa tại gia: chúng ta có thể làm những gì góp phần diệt trừ dịch bệnh tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác, Web Link
  • Lưu ý khi thực tập thiền hành, Web Link
  • Thiền hành – pháp thoại, Youtube
  • Lợi ích của thiền hành, Web
  • Mahasi sayadaw vipasana meditation instructions, Hướng dẫn thực hành thiền minh sát vipassana by Tharmaneykyaw Sayadaw English version. Youtube, Web Link
  • Phần 1 – thực hành thiền minh sát tứ niệm xứ quan trọng như thế nào? (ngài thiền sư Ta-ma-nê-chô – Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa), Web Link
  • Pháp thoại trực tuyến online 2021, Web Link
  • Thiền sư ta-ma-nê-chô và cuốn sách “phỏng vấn thiền sư mahasi” về thiền minh sát vipassana, Web Link
  • Sayadaw Tharmanaykyaw U Dhammika – Abhivamsa được trao tặng danh hiệu cao quí: Aggamahāganthavācakapaṇḍita, Web Link
  • Tứ niệm xứ – Cattāro satipaṭṭhānā, Web
  • Có bao nhiêu nghĩa của câu “con đường độc nhất (duy nhất)” trong bài kinh tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna sutta)?, Web Link
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì?, Web Link
  • Hộ trì cho mình, hộ trì người khác, Web Link
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì, Web, FB
  • Tu tập định cùng với tu tập tứ niệm xứ, Web, FB
  • Thấy biết cái gì thì được coi là thấy biết ‘như thật’, ‘như nó đang là’ khi thực hành tu tập minh sát tứ niệm xứ Vipassnā satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Như thế nào là hiểu biết một cách như thật?thấy như chúng đang là, Web Link
  • Như nó đang là, Web, FB
  • Tập trung vào đề mục chính để vun bồi phát triển định trong tu tập thực hành thiền minh sát vipassnā tứ niệm xứ, Web, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Tưởng – saññā là gì? minh sát về tưởng như thế nào, Web Link
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Ngũ uẩn = sắc + thọ + tưởng + hành + thức = vô thường = khổ = vô ngã, Web Link
  • Kham nhẫn – Patience, Web
  • Cái gì là vị ngọt – sự nguy hiểm – sự xuất ly, Web, FB
  • Từ bỏ (từ bỏ những gì? từ bỏ đem lại cái gì? từ bỏ là thế nào? ), Web Link
  • 5 uẩn x 4 tà kiến, Web
  • Tất cả là vô thường – vô thường là khổ – khổ là vô ngã – vô ngã là “cái này không là của tôi, cái này không là tôi, cái này không là tự ngã của tôi.”, Web Link
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB
  • Mười tám tuệ quán minh sát chính atthārasa mahāvipassanā là gì, Web Link
  • Cần phải vượt qua ánh sáng của tự do như thế nào, Web Link
  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Thiền minh sát Vipassana và Tứ diệu đế, Web, FB
  • Đại thiền sư mogok: lược đồ lý duyên sanh (paṭiccasamuppāda), Web Link
  • Sinh – diệt và niết bàn?, Web Link
  • Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
  • Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, không chấp trước vào bất cứ cái gì trên đời này là tu tập cái gì? như thế nào?, Web Link
  • Luyện tập tỉnh giác trong việc “đi tới” và “đi lui” như thế nào?, Web Link
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web
  • Vai trò của sát na định – khaṇika samādhi trong thiền minh sát vipassanā, Web Link
  • Pháp âm: “yếu pháp tu tập tuệ giải thoát”, Web Link
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • Quán pháp – tứ thánh đế: thực hành tu tập định – tuệ hiệp thế dẫn đến định – tuệ siêu thế như thế nào, Web Link
  • Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ, chúng ta có thể lựa chọn cách phản ứng, Web
  • Từ bỏ, Web, FB
  • Buông bỏ nhiều – an lạc nhiều, buông bỏ hoàn toàn – an lạc tối thượng niết bàn, Web Link
  • Đoạn tận tham sân si bằng cách nào?, Web
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 11 tháng 6, 2022