Buông bỏ nhiều – an lạc nhiều, buông bỏ hoàn toàn – an lạc tối thượng Niết bàn

Buông bỏ nhiều – an lạc nhiều, buông bỏ hoàn toàn – an lạc tối thượng Niết bàn.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10221798763743686&id=1394710113

––––––––––––––––––––––––––––––

Buông bỏ ở đây, trong Phật giáo Nguyên thủy Theravada là buông bỏ bằng trí tuệ.

Trí Tuệ ở đây là luôn luôn thấy biết rõ mọi hiện tượng trên thế gian “như thật”, “như nó đang là”.

Thấy biết rõ “như thật”, “như nó đang là” ở đây là liễu tri bản chất của tất cả mọi Pháp trong thế gian.

Bản chất của tất cả mọi Pháp trong thế gian là thực tính pháp “sinh – diệt”, tức Tam tướng Vô Thường – Khổ – Vô Ngã.

Trí tuệ này khi thành tựu viên mãn, sẽ liễu tri bản chất Vô Thường – Khổ – Vô Ngã của tất cả các pháp, do vậy sẽ nhàm chán tất cả các pháp, do nhàm chán sẽ ly tham, sẽ buông bỏ hoàn toàn không còn chấp thủ bám víu vào bất cứ điều gì trên đời, tâm được hoàn toàn giải thoát bởi Chánh tri kiến.

Để có được trí tuệ buông bỏ này cần tu tập vun bồi Minh Sát Tuệ hiệp thế dẫn đến Đạo Quả Tuệ siêu thế thông qua thực hành đúng đắn, đầy đủ, nghiêm mật pháp thiền quán Minh sát Tứ niệm xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā – giai đoạn cuối của lộ trình tu tập Giới Định Tuệ trong Bát Thánh Đạo – con đường duy nhất chỉ có trong Phật giáo dẫn đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Sẽ có thời khắc, khi thần chết đến đem ta đi, buộc ta phải buông bỏ tất cả mọi thứ. Vì vậy ta cần thực tập buông bỏ, trở nên thành thạo, nếu không sẽ không thể buông khi thời khắc đó đến. Buông bỏ tất cả, triệt ly tham ái, nhàm chán tái sinh là công việc cần phải làm trước khi chết của người có trí. Nhưng cần phải làm gì và làm như thế nào? – Hãy chú tâm vào sinh, diệt của các hiện tượng trên Thân Thọ Tâm Pháp để vun bồi Minh sát tuệ thể nhập Tam tướng Vô Thường Khổ Vô Ngã của các pháp mọi lúc mọi nơi.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH

––––––––––––––––––––––––––––––

“Con tôi, tài sản tôi”,

Người ngu sanh ưu não,

Tự ta, ta không có,

Con đâu, tài sản đâu?

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya– Kinh Pháp Cú – Phẩm Ngu

https://www.budsas.net/uni/u–kinh–tieubo1/tb12–pc1.htm

––––––––––––––––––––––––––––––

—Cái gì không phải của các Ông, này các Tỷ–kheo, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc an lạc cho các Ông.

Và này các Tỷ–kheo, cái gì không phải của các Ông?

⚀ ① Mắt, này các Tỷ–kheo, không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

② Các sắc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

③ Nhãn thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

④ Nhãn xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

⑤ Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

⚁ Tai …

⚂ Mũi …

⚃ Lưỡi …

⚄ Thân …

⚅ ① Ý không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

② Các pháp không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

③ Ý thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

④ Ý xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

⑤ Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🍀 Ví như, này các Tỷ–kheo, trong rừng Thắng Lâm này có người mang đi, hay mang đốt, hay làm theo những gì người ấy muốn, tất cả cỏ, củi, nhánh cây hay lá, thời các Ông có nghĩ như sau: “Người ấy mang chúng tôi đi, hay đốt chúng tôi, hay làm gì chúng tôi theo ý người ấy muốn”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Vì sao? Vì chúng không phải tự ngã hay không thuộc về tự ngã.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, ⚀ mắt… ⚁ tai… ⚂ mũi… ⚃ lưỡi… ⚄ thân… ⚅ ý… không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Chương 35: Tương Ưng Sáu XứV: Phẩm Từ Bỏ – 35.101. Không Phải Của Các Ông

https://suttacentral.net/sn35.101/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ–kheo,

⚀ Sắc là vô thường.

Cái gì vô thường là khổ.

Cái gì khổ là vô ngã.

Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là:

① “Cái này không phải của tôi;

② cái này không phải là tôi;

③ cái này không phải tự ngã của tôi”.

⚁ Thọ, này các Tỷ–kheo, là vô thường …

⚂ Tưởng, này các Tỷ–kheo, là vô thường …

⚃ Các hành, này các Tỷ–kheo, là vô thường …

⚄ Thức, này các Tỷ–kheo, là vô thường.

Cái gì vô thường là khổ.

Cái gì khổ là vô ngã.

Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là:

① “Cái này không phải của tôi;

② cái này không phải là tôi;

③ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy không có các tùy kiến về quá khứ.

Do không có các tùy kiến về quá khứ nên không có các tùy kiến về tương lai.

Do không có các tùy kiến về tương lai, kiên trì chấp thủ không có.

Do không có kiên trì chấp thủ, ⚀ đối với sắc … ⚁ đối với thọ … ⚂ đối với tưởng … ⚃ đối với các hành … ⚄ đối với thức, tâm ly tham, giải thoát, không chấp thủ các lậu hoặc.

Do giải thoát, vị ấy an trú.

Do an trú, vị ấy tri túc.

Do tri túc, vị ấy không ưu não.

Do không ưu não, vị ấy tự mình được tịch tịnh một cách viên mãn.

Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Chương 22: Tương Ưng Uẩn

V: Phẩm Tự Mình Làm Hòn Ðảo – 22.46. Vô Thường

https://suttacentral.net/sn22.46/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

… Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ–kheo,

⚀ sắc là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Thế Tôn.

—Những gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Thế Tôn.

—Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem:

❶ “Cái này của tôi,

❷ cái này là tôi,

❸ cái này là tự ngã của tôi?”

—Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

—Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ–kheo,

⚁ thọ …

⚂ tưởng …

⚃ hành …

⚄ thức là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Thế Tôn.

—Những gì vô thường, là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Thế Tôn.

—Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem:

❶ “Cái này là của tôi,

❷ cái này là tôi,

❸ cái này là tự ngã của tôi?”

—Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

—Do vậy, này các Tỷ–kheo,

⚀ phàm có sắc gì, ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, thuộc ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, tất cả loại sắc, cần phải như thật quán:

❶ “Cái này không phải của tôi,

❷ cái này không phải là tôi,

❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

⚁ Phàm có thọ gì,

⚂ phàm có tưởng gì,

⚃ phàm có hành gì,

⚄ phàm có thức gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, thuộc ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, tất cả loại sắc, cần phải như thật quán:

❶ “Cái này không phải của tôi,

❷ cái này không phải là tôi,

❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử ⚀ yếm ly đối với sắc, ⚁ yếm ly đối với thọ, ⚂ yếm ly đối với tưởng, ⚃ yếm ly đối với hành, ⚅ yếm ly đối với thức.

Do yếm ly nên ly tham,

do ly tham nên được giải thoát.

Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát. Vị ấy biết:

“Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ–kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi vị Tỷ–kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. [Ghi chú: các vị ấy trở thành bậc Thánh Alahán].

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 109. Ðại kinh Mãn nguyệt

https://suttacentral.net/mn109/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

“Tài sản nên buông bỏ để cứu chân tay,

Chân tay phải buông bỏ để cứu mạng sống,

Tài sản, chân tay và tánh mạng,

Người thực hành Chánh pháp buông bỏ tất cả!”

[ Thanh Tịnh Đạo – Trưởng Lão Buddhaghosa

https://budsas.net/uni/u–thanhtinh–dao/ttd–01b.htm ]

Bài viết liên quan

Có đi đúng đường mới tới được đích, vậy con đường đúng là con đường nào?, Web

Buông bỏ nhiều – an lạc nhiều, buông bỏ hoàn toàn – an lạc tối thượng niết bàn., Web Link

Từ bỏ (từ bỏ những gì? từ bỏ đem lại cái gì? từ bỏ là thế nào? ), Web Link

Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, không chấp trước vào bất cứ cái gì trên đời này” là tu tập cái gì? như thế nào?, Web Link

S, Web Link

Thấy biết cái gì thì được coi là thấy biết ‘như thật’, ‘như nó đang là’ khi thực hành tu tập minh sát tứ niệm xứ vipassnā satipaṭṭhānā?, Web, FB

Như thế nào là hiểu biết một cách như thật?thấy như chúng đang là?, Web

Như nó đang là!, Web Link

Tập trung vào đề mục chính để vun bồi phát triển định trong tu tập thực hành thiền minh sát vipassnā tứ niệm xứ, Web, FB

Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, cứu cánh viên mãn, chứng đạt niết bàn?, Web, FB

Tưởng – saññā là gì? minh sát về tưởng như thế nào?, Web Link

Đoạn tận tham sân si bằng cách nào?, Web

Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ, chúng ta có thể lựa chọn cách phản ứng., Web Link

Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì?, Web Link

Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát – bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB

Ba câu hỏi cốt lõi trong minh sát tu tập, Web, FB

Lợi ích phòng hộ các căn là gì ?, Web, FB

Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng?, Web, FB

Ai đang nói? ai đang nghe?, Web, FB

Ai ăn thức thực? ai cảm xúc? ai cảm thọ? ai khát ái? ai chấp thủ?, Web, FB

Bài 4/6 phần 1 – như lý tác ý là như thế nào?, Web, FB

Bài 4/6 phần 2 – như lý tác ý: có bao nhiêu cách quán vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn trong thực hành tu tập hàng ngày?, Web

Cần như lý tác ý những pháp gì để thành tựu quả dự lưu, quả nhất lai, quả bất lai, quả a la hán?, Web, FB

Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB

Ngũ uẩn là gì?, Web, FB

Audio bài giảng

(46) quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly. thiền sư viên phúc, Archive

(47) quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó., Archive

(48) như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive

Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm khác nhau như thế nào? 

Hiện tại lạc trú là gì? tịch tĩnh an trú là gì? đoạn diệt (phiền não) là gì?, Web, FB

Pháp thượng nhân – uttarimanussadhammo, Web, FB

Sayādaw u sīlānanda – myanmar.

① thuyết anatta-vô ngã trong phật giáo, Web Link

② vô ngã là vô thường & khổ, Web Link

③ vô ngã: hiểu biết đúng đắn và hiểu biết sai lầm, Web Link

Anatta – vô ngã là gì?, Web, FB

Who am i? ta là ai?, Web, FB

Thấy chỉ là thấy, Web, FB

Ai đang nói? ai đang nghe?, Web, FB

Ai ăn thức thực? ai cảm xúc? ai cảm thọ? ai khát ái? ai chấp thủ?, Web, FB

Hết luân hồi thì đi đâu?

(xưa cũng như nay, như lai chỉ nói nên sự khổ và sự diệt khổ.), Web Link

Điều này không thể xảy ra!, Web, FB

8 pháp vi diệu chưa từng có trong pháp và luật của đức thế tôn là gì?, Web, FB

Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB

Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ?, Web, FB

Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, một tuần tự công trình, một tuần tự đạo lộ?, Web, FB

Bậc trí theo tuần tự …, Web, FB

Bốn đạo lộ tu tập chỉ tịnh samatha – minh sát vipassanā dẫn tới đạo quả alahán, Web

Chớ quên, Web, FB

Học gì hết ngu? tu gì hết khổ?, Web, FB

Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau bằng cách nào có thể đạt tới hạnh phúc, an lạc lâu dài?, Web, FB

Bạn chăm sóc thân thể của bạn, tại sao không chăm sóc tâm trí của bạn?, Web, FB

Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào?

(lời phật về ái dục – taṇhā: kinh pháp cú – dhammapada – bài 1), Web Link

7 yếu tố cần thiết đưa đến giác ngộ là gì? (thất giác chi), Web Link

Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp?, Web Link

Pháp thoại: thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ, Web

Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm., Web Link

Yếu tố giác ngộ thứ hai: trạch pháp, Web, FB

Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn, Web, FB

Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2 tiếp theo), Web Link

Yếu tố giác ngộ thứ tư: hỷ, Web, FB

Yếu tố giác ngộ thứ năm: thư thái giác chi, Web, FB

Yếu tố giác ngộ thứ sáu: ðịnh, Web, FB

Yếu tố giác ngộ thứ bảy: xả, Web, FB

Sự chứng đắc rốt ráo là gì?, Web, FB

“người hiền trí” – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB

“người hiền trí” – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? xứ (àyatana – spheres) là gì?, Web, FB

“người hiền trí” – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB

“người hiền trí” – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB

Tà kiến: “tánh biết không sinh không diệt”, Web, FB

Làm thế nào diệt trừ tà kiến?, Web, FB

Duyên khởi là gì?, Web, FB

“lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo” p4: vô minh duyên hành, Web, FB

Lý duyên sinh – bánh xe sinh tử, Web, FB

Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube

Kinh 7 trạm xe, Web, FB

Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 26/3/2025