Đôi Lời Nhắn Nhủ Tới Những Vị Sắp Xuất Gia Theo Truyền Thống Phật Giáo Nguyên thủy

[lwptoc]

Đôi Lời Nhắn Nhủ Tới Những Vị Sắp Xuất Gia Theo Truyền Thống Phật Giáo Nguyên thủy

Đối với người xuất gia Tỳ khưu trong truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada thì điều tối quan trọng đầu tiên cần nỗ lực là phải tìm cho được vị Thầy Tế Độ đáng kính, đủ thẩm quyền và năng lực để có thể nương tựa vững chắc tối thiểu là 5 năm, thậm chí có thể phải suốt đời nương tựa, y chỉ, cho đến khi thành thục nhuần nhuyễn giới bổn Patimokkha, giới luật Vinaya, thành thục pháp học pháp hành Giới Định Tuệ để có thể sống đời sống Phạm Hạnh độc lập. Chúng ta không có truyền thống lâu đời Phật giáo Nguyên thủy Theravada (mới có được vài chục năm) nên chưa hiểu biết thật thấu đáo về vai trò của Thầy Tế Độ, Thầy y chỉ sư, do vậy những vị tu sĩ không tìm gặp được vị thầy Tế Độ, Y chỉ sư đáng kính, đầy đủ Giới Định Tuệ, thường sẽ là những người không thành công trong việc xuất gia, chỉ có hình thức bên ngoài, không có thực chất mang lại lợi ích giải thoát tối hậu, uổng phí tâm huyết, công sức, thời gian, cơ hội làm người, cơ gặp chánh pháp hãy còn tỏa sáng trên thế gian.

Thực tế lịch sử, trừ Đức Phật Chánh Đẳng Giác và các Đức Phật độc giác, tất cả các vị đã giác ngộ đều phải có thầy thiện tri thức dẫn dắt, như Đức Phật đã khẳng định:

… Như vậy, này các Tỷ–kheo, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát. (https://suttacentral.net/an10.61/vi/minh_chau)

Vậy hãy thận trọng ngay trong bước đầu tiên tìm thầy Tế Độ này.

Vị thầy Tế Độ, Thầy y chỉ sư không chỉ cần có mỗi tâm từ là đủ (khi có tuệ giải thoát thì cũng có từ bi, nhưng có từ bi thì chưa hẳn là có tuệ giải thoát: ví dụ như các vị Phạm Thiên nếu chưa đắc Đạo Quả theo Bát Thánh Đạo thì chỉ có Từ Bi Hỷ Xả vô lượng chứ chưa có tuệ giải thoát), mà theo chế định của Đức Phật trong bộ Luật Vinaya Thầy Tế Độ, Thầy Y Chỉ sư phải là vị Trưởng Lão (trên 10 hạ nạp) thông thạo đầy đủ giới bổn Patimokkha cũng như các phận sự tỳ khưu và Tăng sự theo bộ Luật Vinaya, thâm sâu pháp học pháp hành, vững chắc Giới Định Tuệ. Bên Myanmar thì những vị thầy như vậy hiện nay còn có rất nhiều, thêm nữa môi trường giới luật phù hợp cho đời sống phạm hạnh có thể tìm thấy dễ dàng tại nhiều tu viện, thiền viện khắp nơi trên đất nước Myanmar.

Trước khi xuất gia, cần tận dụng thời gian còn tại gia để chuẩn bị tích góp tư lương phước báu thông qua việc hoàn thành tốt bổn phận của người phật tử tại gia, trong đó có bổn phận hộ trì Tam bảo (bố thí, cung kính, phục vụ, hộ độ chư tăng, xây chùa, dựng tháp …) và bổn phận thừa tự Phật Pháp (thành tựu pháp học, pháp hành, pháp thành giới định tuệ).

Khi xuất gia thì phải xác định từ bỏ tất cả gia tài, nhà cửa, gia đình: cha mẹ, con cái,anh chị em, chú bác, dì cô,… sẵn sàng chấp nhận mọi việc tốt xấu, không sợ hãi trước bất kỳ hoàn cảnh nào, sống đời sống thiểu dục tri túc ít muốn biết đủ, thu thúc lục căn, chánh niệm tỉnh giác, đoạn tận năm triền cái chướng ngại tâm, thành tựu giới định tuệ, giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau, phiền não đạt tới hạnh phúc thật sự, tự do thật sự Niết bàn.

Khi xuất gia thì cần xác định: với phước báu được làm người đầy đủ lục căn, với phước báu được gặp Pháp và Luật của Đức Thế Tôn còn tỏa sáng trên thế gian, và được gần gũi các bậc thầy chân tu thiện tri thức, thì chỉ cần chút cơm hàng ngày, mảnh y che thân, manh chiếu trải nằm, nắm lá trị bệnh là đủ để tu rồi.

Khi xuất gia thì ở đâu cũng là nhà, chúng sinh ai cũng là bà con ruột thịt … vậy tốt hơn cả là nên sang xuất gia và sống đời sống tu sĩ xuất gia tại Miến điện, là nơi có thể thực hành pháp học pháp hành thuần khiết thanh tịnh nhất với những vị thầy chân tu tốt nhất trên thế gian ngày nay.

Đi tu xuất gia không chỉ có mỗi ngồi tu Thiền mà là sống đời sống Phạm hạnh trong sạch trọn vẹn trong Pháp và Luật do Đức Phật chỉ dạy nhắm đến mục tiêu rốt ráo là vô chấp thủ Bát Niết Bàn, chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não của sinh tử luân hồi trong Tam giới. Đó cuộc sống trọn vẹn theo Bát Thánh Đạo, trong đó muốn tu tập thành công Thiền Chỉ và/hoặc Quán để chứng đắc Đạo Quả giải thoát thì phải vun bồi vững chắc nền tảng, không có nền tảng vững chắc thì tuy cũng Thiền tập cũng chẳng đi đến đâu, rồi cũng bỏ cuộc. Nền tảng đó phải được tu tập thực hành vun bồi nghiêm mật, tinh tấn, kham nhẫn hàng ngày ngay bây giờ theo Lộ trình với các bước chuẩn bị theo trình tự thứ lớp:

– vun bồi tín tâm bất thối chuyển nơi Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Đối với cư sĩ tại gia hàng ngày qui y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, thuộc lòng 9–6–9 ân đức Phật Pháp Tăng,

– không ngừng tích tạo 10 phước nghiệp: ① bố thí, ② trì giới, ③ tu tiến tâm và tuệ, ④ cung kính, ⑤ phục vụ, ⑥ tùy hỷ phước, ⑦ hồi hướng phước, ⑧ thỉnh pháp, ⑨ thuyết pháp, ⑩ sửa đổi tà kiến.

– luôn tác ý tránh xa 10 ác nghiệp, luôn tinh tấn trong 10 thiện nghiệp: ① không sát sinh, ② không trộm cắp, ③ không tà dâm, ④ không nói đối, ⑤ không nói lời hai lưỡi, ⑥ không nói lời độc ác, ⑦ không nói lời phù phiếm, ⑧ không tham lam, ⑨ không sân hận, ⑩ không tà kiến.

– tu tập vun bồi thiểu dục tri túc, tiết độ trong ăn uống, ngủ nghỉ;

– tinh tấn giữ Giới thanh tịnh;

– thận trọng Thu thúc các giác quan, Chú tâm cảnh giác;

– Chánh Niệm Tỉnh Giác liên tục, mọi lúc mọi nơi;

– kiên trì diệt trừ 5 triền cái, các chướng ngại tâm là Tham dục, Sân hận, Hôn Trầm Thụy Miên, Trạo Cử Hối Tiếc, Hoài nghi.

– tinh tấn dũng mãmh và kham nhẫn tu tập Tâm và Tuệ thông qua Chỉ và Quán để nhổ tận gốc rễ Tham Sân Si không còn dư sót.

Trước khi xuất gia, khi đã xuất gia đều phải vun bồi nền tảng này không ngừng nghỉ cho đến hơi thở cuối cùng thì chắc chắn sẽ thành tựu con đường xuất gia đạt được mục đích rốt ráo cuối cùng ngay trong kiếp sống này là giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, dũng mãnh, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

 

[CUNG KÍNH ĐẠO SƯ]

🍀 Tăng chi bộ kinh – vii. Đại phẩm – (VI) (66) Vị Tỷ Kheo Phải Kính Trọng Ai?

… Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, sẽ cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra.

Bạch Thế Tôn, Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, vị ấy cũng không cung kính Pháp.

Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp sẽ cung kính chúng Tăng, sự kiện này không xảy ra.

Bạch Thế Tôn, Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, vị ấy cũng không cung kính chúng Tăng.

Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, sẽ cung kính Học pháp, sự kiện này không xảy ra.

Bạch Thế Tôn, Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, vị ấy cũng không cung kính học pháp.

Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, sẽ cung kính Thiền định. Sự kiện này không xảy ra.

Bạch Thế Tôn, Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, vị ấy cũng không cung kính Thiền định.

Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, sẽ cung kính không phóng dật, sự kiện này không xảy ra.

Bạch Thế Tôn, Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, vị ấy cũng không cung kính không phóng dật.

Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, không cung kính không phóng dật, sẽ cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra.

Bạch Thế Tôn, Tỷ–kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, không cung kính không phóng dật, vị ấy cũng không cung kính tiếp đón thân tình.

 

[CÁC PHẨM CHẤT CỦA VỊ THẦY TẾ ĐỘ, THẦY Y CHỈ SƯ ]

🍀 Tăng Chi Bộ Kinh – Chương mười pháp (VII) (17) Vị Hộ Trì

1. – Này các Tỷ–kheo, HÃY TRÚ VỚI VỊ HỘ TRÌ, CHỚ TRÚ KHÔNG CÓ VỊ HỘ TRÌ.

Này các Tỷ–kheo, ĐAU KHỔ LÀ NGƯỜI SỐNG KHÔNG CÓ VỊ HỘ TRÌ.

Này các Tỷ–kheo, mười pháp này tạo thành vị hộ trì. Thế nào là mười?

2. Này các Tỷ–kheo, ở đây Tỷ–kheo

có giới,

sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha,

đầy đủ oai nghi chánh hạnh,

thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt,

chấp nhận và tu học trong các học pháp.

Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo này có giới, sống chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

3. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

nghe nhiều,

thọ trì những gì đã nghe,

chất chứa những gì đã nghe.

Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát với ý, đã thể nhập với chánh kiến;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

4. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

làm bạn với thiện,

thân hữu với thiện,

giao thiệp với thiện.

Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nào làm nào bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

5.Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

dễ nói,

thành tựu những pháp tác thành người dễ nói,

kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới.

Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nào dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn, và khéo chấp nhận những lời giáo giới;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

6. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

có những công việc gì cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đối với các vị đồng Phạm Hạnh; ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự quán sát các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức.

Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nào, phàm có những công việc gì… vừa đủ để tổ chức;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

7. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

ưa pháp,

cùng nói chuyện một cách dễ thương,

hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật.

Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

8. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

sống tinh cần tinh tấn,

đoạn trừ các pháp bất thiện,

làm cho đầy đủ các thiện pháp,

nỗ lực, kiên trì,

không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp.

Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực kiên trì không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

9. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

10. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

chánh niệm,

thành tựu niệm tuệ tối thắng ức niệm,

tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu.

Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào chánh niệm… đã nói từ lâu;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

11. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo

có trí tuệ,

thành tựu với trí tuệ về sanh diệt,

trí tuệ thuộc bậc Thánh,

thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.

Này các Tỷ–kheo, phàm Tỷ–kheo nào có trí tuệ… đoạn tận khổ đau;

đây là pháp tác thành vị hộ trì.

NÀY CÁC TỶ–KHEO, HÃY TRÚ VỚI VỊ HỘ TRÌ, CHỚ TRÚ KHÔNG CÓ VỊ HỘ TRÌ.

NÀY CÁC TỶ–KHEO, ĐAU KHỔ LÀ NGƯỜI TRÚ KHÔNG CÓ VỊ HỘ TRÌ.

Này các Tỷ–kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.

Tài liệu hướng dẫn thực hành đúng đắn vun bồi các nền tảng căn bản

  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
  • Vị thầy hộ trì, Web, FB
  • Theo thầy, Web, FB
  • Thầy & trò, Web, FB
  • Nekkhammapāramitā – xuất gia ba la mật, Web, FB
  • Đôi lời nhắn nhủ tới những vị sắp xuất gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Vì sao xuất gia, Web, FB
  • Đức Phật đã có suy nghĩ gì, Web, FB
  • “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa” là dễ hay khó, Web, FB
  • Ai là bhikkhu – tỳ khưu, Web, FB
  • Phân biệt tỳ khưu “thật” và “không thật” dựa vào đâu, Web, FB
  • Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu
  • Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 1/4 – thầy tế độ), Web, FB
  • Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 2/4 – xét hỏi sa di), Web, FB
  • Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 3/4 – tuyên ngôn & thành sự ngôn), Web, FB
  • Lễ xuất gia thọ giới tỳ khưu (bài 4/4 – bốn pháp nương nhờ & bốn pháp không nên hành), Web, FB
  • Xuất gia gieo duyên, Web, FB
  • Đạt tới cái khó đạt tới, Web, FB
  • Mười pháp mà bậc xuất gia phải quán tưởng thường xuyên, Web, FB
  • Như thế nào là tỳ khưu giới hạnh đầy đủ, Web, FB
  • Điều gì cao hơn cả mạng sống, Web, FB
  • Tử vì đạo (thanh tịnh giới đến mức nào?), Web, FB
  • Tu sĩ và tiền bạc
  • Tu sĩ và tiền bạc (phần 5/5: hỏi và đáp với thiền sư pa-auk tawya Sayadaw), Web, FB
  • Giới luật “chỉ là phương tiện”, Web, FB
  • Thế nào là bốn điều đáng sợ hãi chờ đợi những người xuất gia, Web, FB
  • Bổn phận cư sĩ tại gia là gì? Bổn phận tu sĩ xuất gia là gì?, Web, FB
  • Vì sao tỳ kheo sinh sống bằng nghề …, Web, FB
  • Đã về đến “nhà”, Web, FB
  • Lợi đắc – cung kính – danh vọng mang lại khổ lụy gì, Web, FB
  • Xưng hô thế nào cho đúng, Web, FB
  • Tỳ khưu đảnh lễ những ai?, Web, FB
  • Namo: nên niệm nam mô Phật – không nên niệm mô Phật, Web, FB
  • Vun bồi phước nghiệp cung kính, Web, FB
  • Phàm tăng và thánh tăng, Web, FB
  • Phạm hạnh được sống vì mục đích gì, Web, FB
  • Mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh là gì, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Khúc gỗ trôi sông, Web, FB
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (pháp cú 239), Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (pháp cú 166), Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB