Người mù ôm người mù, chỉ biết có hô khẩu hiệu, không thể đến được bờ bên kia – Niết Bàn

Người mù ôm người mù, chỉ biết có hô khẩu hiệu, không thể đến được bờ bên kia – Niết Bàn

https://www.facebook.com/share/p/1Tmdwfy82ieUf7go/

–––––––––––––––

– PT: Con thường được nghe một số thầy, thiền sư giảng là: “đừng để tâm lang thang”, “chớ nghĩ về quá khứ”, “đừng vọng ước tương lai”, “hãy sống trong hiện tại”, “hãy để tâm rỗng lặng”, “trở về tâm hồn nhiên”, “trở về Phật tính sẵn có”, “hãy buông bỏ”, “đừng chấp thủ”, “không cần thiền”, “không cần chứng đắc”, “hãy sống tùy duyên”, “hãy thuận theo pháp”, “hãy chánh niệm”, “đừng tạp niệm”, “hãy không tham”, “đừng sân hận”, “chớ si mê”, …..

Lúc đầu mới nghe, con thấy thật là chí lý, thật là đúng đắn, nhưng dần theo thời gian con thấy sao sao ấy, con không biết phải làm gì ngoài việc nhắc đi nhắc lại những điều hay ho đó, nhưng chẳng có thấy tác dụng gì nhiều, con chẳng có biết phải làm gì để có được tâm không lang thang, tâm rỗng lặng, tâm hồn nhiên, Phật tính sẵn có … cả.

Con nhận ra rằng đó chỉ là các câu hô khẩu hiệu, ra lệnh tâm phải thế nọ thế kia, chứ thực sự con không có làm được cái gì cụ thể với cái tâm lang thang, đầy tham, sân, si của con.

Con thật sự hoang mang trước những lời dạy kiểu này, mới nghe qua thì rất đúng, nhưng thực sự chẳng có nội hàm cụ thể, chỉ nêu kết quả cần phải đạt được, chứ không nói gì về gieo nhân gì để đạt được kết quả đáng mong đợi.

Con mong Sư cho con thêm lời khuyên để thực hành. Sādhu! Lành thay!

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Đạo hữu đã tiến bộ rất nhiều so với đa số những người tự nhận là Phật tử, nhưng không tìm hiểu kỹ lưỡng những lời dạy, xem đâu là lời dạy thật sự, đâu là những lời sáo rỗng, chẳng liên quan gì đến công việc thực hành hàng ngày theo đúng lời Phật dạy.

Nếu không biết đến phương pháp tu tập đúng, không tinh tấn hạ thủ công phu, chỉ biết ôm khư khư lời của mấy vị “thầy, bà” – thường đó là những người nổi tiếng bởi đám rất đông những kẻ trốn khổ tìm vui, hời hợt, lười nhác, fan hâm mộ cuồng nhiệt, mù quáng – dạy cách tu dễ dãi bằng cách hô khẩu hiệu: “đừng để tâm lang thang”, “chớ nghĩ về quá khứ”, “đừng vọng ước tương lai”, “hãy sống trong hiện tại”, “hãy để tâm rỗng lặng”, “trở về tâm hồn nhiên”, “trở về Phật tính sẵn có”, “hãy buông bỏ”, “đừng chấp thủ”, “không cần thiền”, “không cần chứng đắc”, “hãy sống tùy duyên”, “hãy thuận theo pháp”, “hãy chánh niệm”, “đừng tạp niệm”, “hãy không tham”, “đừng sân hận”, “chớ si mê”, … hãy… hãy… hãy…, đừng… đừng… đừng…, chớ… chớ… chớ…, mà không hỏi lại cho thật kỹ mấy vị “thầy, bà” đó là cụ thể cần phải cái làm gì❓, phải làm như thế nào❓, để đến khi nào❓, và bằng cách nào❓đạt được kết quả như mong ước đó.

Chẳng lẽ chỉ cứ mong ước, rồi chỉ hô khẩu hiệu, rồi ra lệnh cho tâm phải như vậy – như vậy, không được như thế – như thế, vậy sao❓

>>> Thật là như những người mù ôm phải người mù, tất cả vẫn lại cùng ôm nhau hô khẩu hiệu, và ôm nhau lần mò trong đêm tối.

>>> Thật uổng phí cơ hội được làm người trong thời đại Chánh pháp của Đức Phật chánh đẳng giác vẫn còn đang tỏa sáng trên thế gian.

>>> Đa số vẫn dừng lại ở mức độ Tu Mồm (tức Tu Hô Khẩu Hiệu, và ra lệnh chỉ huy tâm, với một cái Tôi đầy tự mãn), họ chắc chắn đã không đi đúng đường theo lời Phật dạy, sẽ không thể đến được bờ bên kia – Niết Bàn.

Chỉ có rất ít, rất ít những hành giả đang thật sự tu tập Giới – Định – Tuệ một cách đúng đắn, theo lộ trình tuần tự và cụ thể, dưới sự hướng dẫn tận tụy của bậc thầy khả kính, có thẩm quyền, hướng tới đoạn tận tham, sân, si không còn dư sót, đến được bờ bên kia – Bất tử.

Hãy tham khảo thêm các bài viết liên quan đến việc thực hành giáo pháp một cách đúng đắn ở cuối bài viết này để có thể tìm ra câu trả lời cụ thể cho trường hợp của bản thân.

Có đi có đến. Có tìm có thấy. Có hỏi có trả lời. Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho thiện nam tín nữ hữu duyên luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường Bát Thánh Đạo, tu tập viên mãn Minh sát Tứ niệm xứ, dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Bài viết liên quan

  • Ý nghĩa quy y tam bảo là gì?, Web, FB
  • Qui y tam bảo (tisaraṇagamana) quy y bị bợn nhơ, quy y bị đứt đoạn, Web Link
  • Thọ trì tam qui y và ngũ giới, Web, FB
  • Vận mệnh tương lai thành tựu rốt ráo hạnh phúc tối thượng bắt đầu bởi giây phút hiện tại này với lòng cung kính, tín tâm bất động nương tựa quy y tam bảo: phật – pháp – tăng!, Web, FB
  • Một số phép tắc phật tử cần biết, Web, FB
  • Những điều phật tử cần biết khi hộ độ chư tỳ khưu, Web Link, Web Link
  • Một số điều cần biết khi viếng thăm chùa tháp tại myanmar, Web Link
  • Cư sĩ giới pháp, Web, FB
  • Một số nghi lễ trong phật giáo nguyên thủy theravāda, Web Link
  • Vun bồi phước nghiệp cung kính, Web, FB
  • Hãy nói “nam mô” phật = con đem hết lòng kính lễ phật. không nên nói “mô” phật = là câu vô nghĩa, không kính trọng., Web Link
  • Bổn phận hàng ngày của cư sĩ tại gia, Web, FB
  • Phận sự của tu sĩ xuất gia và cư sĩ tại gia khác nhau như thế nào?, Web, FB
  • Các chi phần của ngũ giới và bát quan trai giới, Web, FB
  • Quả báu đại thiện nghiệp trì ngũ giới quả xấu ác nghiệp phạm ngũ giới, Web, FB
  • Ăn chay là tu?, Web, FB
  • Cá và thịt có được phép thọ dụng không?ba điều tuyệt đối thanh tịnh là gì?mười loại thịt không được phép thọ dụng là gì?, Web Link
  • Sám hối như thế nào? để làm gì?, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo phật?, Web, FB
  • Phật pháp, phật giáo, đạo phật là gì?, Web, FB
  • Phải tích trữ hột giống gì trong thời ðại chư thánh nhân vẫn còn tồn tại?, Web Link
  • 8 lời nhắn nhủ tâm huyết, Web, FB
  • Hãy làm thôi! – just do it!, Web Link
  • Cần bận rộn những việc gì?, Web Link
  • Người hoàn toàn mới đến với đạo phật cần bắt đầu từ đâu?, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát chánh đạo là con đường tối thượng. Web Link
  • Con đường cổ xưa: đạo lộ tám chi phần – bát thánh đạo, được làm sanh khởi bởi đức như lai, bậc a-la-hán, đấng chánh đẳng giác…, Web Link
  • Con đường duy nhất: bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát thánh đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc thánh trong pháp và luật của đức phật gotama, Web Link
  • Tam học: giới – định – tuệ: cốt tủy của đạo phật – đạo giải thoát, Web Link
  • Làm sao thoát khỏi tam giới?, Web Link
  • Khổ và thoát khổ, Web Link
  • Ðường ðến hạnh phúc tối thượng, Web, FB
  • Ðạo lộ dẫn ðến chứng ngộ niết bàn, Web Link
  • Thế nào là vô minh?, Web Link
  • Đây là con đường độc nhất dẫn đến niết bàn, Web
  • Tu tập chỉ (samatho) và quán (vipassanā) vì mục đích gì?, Web Link
  • Chỉ & quán – samatha & vipassana, Web, FB
  • Hai loại thiền (jhāna) [jhāna = sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, (hoặc ngũ thiền) = mức độ định], Web Link
  • Phân biệt giữa chỉ (samatha) & định (samadhi), Web Link
  • Vì sao lại cần hành thiền chỉ (samatha)?thiền chỉ có liên quan như thế nào tới thiền quán minh sát vipassanā ?…, Web Link
  • Chánh niệm là gì?, Web Link
  • Tam tướng là gì? mục đích của việc thấy biết tam tướng là gì?, Web Link
  • Tứ niệm xứ – cattāro satipaṭṭhānā, Web
  • Thiền sư mahasi – thiền minh sát tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā, Web Link
  • Satipaṭṭhāna tứ niệm xứ – con đường cổ xưa dẫn đến niết bàn: hướng dẫn thực hành minh sát tứ niệm xứ bởi đại trưởng lão thiền sư mahasi sayadaw, Web Link
  • Tránh đẽo cày ở ngã tư đường!, Web Link
  • Làm thế nào phát triển tuệ minh sát?, Web Link
  • Thế nào là thực hành đúng đắn minh sát tứ niệm xứ?, Web Link
  • Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát vipassnā, Web, FB
  • Thực hành bát chánh đạo thông qua thực hành thiền tập minh sát tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā, Web
  • Thiền minh sát vipassana và tứ diệu đế, Web, FB
  • Thực hành minh sát tứ niệm xứ tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā để thành tựu thất giác chi như thế nào?, Web Link
  • Thế nào là tu tập định (samādhi bhāvanā) cùng với tu tập tứ niệm xứ (cattāro satipaṭṭhānā)?, Web, FB
  • Đôi lời nhắn nhủ sách tấn tới một vị hành giả tầm cầu giác ngộ giải thoát, Web
  • Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát vipassnā, Web, FB
  • Vấn đáp về thiền minh sát – by sayadaw u silananda , Web Link
  • Thiền tập, Web Link
  • Chuẩn bị tâm thái trước khi hành thiền, Web, Youtube
  • Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập?, Web
  • Cái gì? what? như thế nào? how? để làm gì? for what? – ba câu hỏi cốt lõi trong minh sát tu tập – sumangala bhikkhu viên phúc, Web, FB
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ minh sát vipassana – thiền hành & thiền tọa, Web Link
  • Phá vỡ khái niệm chế định – tục đế thể nhập bản chất thực tại – chân đế, Web, FB

FB LINKS CÁC LOẠT BÀI VỀ: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 6/10/2024