Tự Cứu Mình Rồi Mới Có Thể Cứu Người
[lwptoc]
TỰ CỨU MÌNH RỒI MỚI CÓ THỂ CỨU NGƯỜI!
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
“… một người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, mà lại có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không thể xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy có thể xảy ra.”
(Trung Bộ Kinh – 8.Kinh Đoạn Giảm)
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
– DT: Thưa Sư, chồng con bản tính hiền lành, chịu khó làm ăn nhưng không tin vào Đạo Phật, không tin có kiếp trước kiếp sau. Phải làm sao để chồng con có Đức Tin tam Bảo ạ.
– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala: Không nên áp đặt, thúc ép khi chưa đủ duyên, nghiệp, mà hãy kiên nhẫn tỏa sáng, làm tấm gương bằng cách sống theo Chánh pháp của chính bản thân mình với tín tâm bất thối chuyển nơi Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng, luôn bố thí rộng lượng, tác ý trì giới thanh tịnh, sống thiểu dục tri túc, rèn luyện thu thúc lục căn, tu tập chánh niệm tỉnh giác, vun bồi từ, bi, hỷ, xả, không tham không sân, không si.… [1], [2], [3], [4], [5].
Chừng nào còn chưa tự mình cứu thoát chính mình thì cũng chưa thể có cơ hội cứu thoát người khác, cũng như người bản thân mình bị đắm trong bùn không thể giúp người khác ra khỏi bùn.[5]
Trong khi chưa thể tự mình cứu được mình, và cứu được người, chúng ta hãy thực hành lời dạy của Đức Phật là phải tự hộ trì mình, và khi đó cũng đồng thời là hội trì người khác, hộ trì người khác cũng chính là hộ trì bản thân mình bằng sự tu tập rèn luyện tự phát triển, làm cho viên mãn Bát Thánh Đạo, và bằng sự kham nhẫn, vô hại, lòng từ bi.[6].
Và ngay cả trong trường hợp đã hoàn toàn giác ngộ giải thoát, trí tuệ vô biên, từ bi hỷ xả vô lượng như Đức Phật thì cũng không thể bắt buộc người khác sống theo ý muốn của mình được, mà chỉ có thể như Đức Phật đã nói: “… ta chỉ là người chỉ đường mà thôi.”[7].
Hãy kiên nhẫn.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
[Phần Ghi chú và Các bài viết liên quan dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham tìm hiểu nhưng chưa biết cách lần mò trong biển kiến thức bao la, có thể có được nguồn Chánh kinh trực tiếp khi cần thiết một cách thuận tiện và nhanh chóng.]
GHI CHÚ:
🍀 [1] TÁM NGUỒN CÔNG ĐỨC
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
1.– Này các Tỷ–kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là tám?
2. Ở đây, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử QUY Y PHẬT. Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ NHẤT, lànguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
3. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử QUY Y PHÁP. Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ HAI, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
4. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử QUY Y TĂNG. Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ BA, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
5. Này các Tỷ–kheo, có năm bố thí này, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, được biết là truyền thống cổ xưa, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa–môn, những Bà–la–môn có trí khinh thường. Thế nào là năm?
6. Ở đây, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử ĐOẠN TẬN SÁT SANH, TỪ BỎ SÁT SANH. Này các Tỷ–kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày… không bị những Sa–môn, những Bà–la–môn có trí khinh thường. Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ TƯ, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
7. Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử ĐOẠN TẬN LẤY CỦA KHÔNG CHO, TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO… Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ hai, là đại bố thí,… Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ NĂM, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử ĐOẠN TẬN TÀ HẠNH TRONG CÁC DỤC, TỪ BỎ TÀ HẠNH TRONG CÁC DỤC… Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí,… Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ SÁU, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử ĐOẠN TẬN NÓI LÁO, TỪ BỎ NÓI LÁO… Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ tư, là đại bố thí,… Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ BẢY, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử ĐOẠN TẬN ĐẮM SAY RƯỢU MEN, RƯỢU NẤU, TỪ BỎ ĐẮM SAY RƯỢU MEN, RƯỢU NẤU. Này các Tỷ–kheo, vị Thánh Ðệ Tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ năm, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày… không bị những Sa–môn, những Bà–la–môn có trí khinh thường. Này các Tỷ–kheo, đây là NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC THỨ TÁM, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Này các Tỷ–kheo, CÓ TÁM NGUỒN NƯỚC CÔNG ĐỨC NÀY, LÀ NGUỒN NƯỚC THIỆN, MÓN ĂN CHO AN LẠC LÀM NHƠN SANH THIÊN, QUẢ DỊ THỤC AN LẠC, ĐƯA ĐẾN CÕI TRỜI, DẪN ĐẾN KHẢ ÁI, KHẢ HỶ, KHẢ Ý, HẠNH PHÚC, AN LẠC.
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Chương VIII – Tám Pháp – IV. Phẩm Bố Thí – (IX) (39) Nguồn Nước Công Ðức
🍀 [2] THỨC ĂN CỦA VÔ MINH
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
Như vậy, này các Tỷ–kheo,
① không giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp;
② không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin;
③ không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý;
④ phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác;
⑤ không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự;
⑥ các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành;
⑦ ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái,
⑧ năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.
Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Chương X – Mười Pháp – VII. Phẩm Song Ðôi – (I) (61) Vô Minh
🍀 [3] LỘ TRÌNH TU TẬP
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
… Này các Tỷ–kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ–kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.
Và này các Tỷ–kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ?
Ở đây, này các Tỷ–kheo,
① một vị có lòng tin đi đến gần;
② sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ;
③ sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai;
④ sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp;
⑤ sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp;
⑥ sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì;
⑦ sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận;
⑧ sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi;
⑨ sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực;
⑩ sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần.
⑪ Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.
Nhưng này các Tỷ–kheo,
① nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ–kheo, không có sự đến gần ấy,
② thời này các Tỷ–kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy,
③ thời này các Tỷ–kheo, không có sự lóng tai ấy,
④ thời này các Tỷ–kheo, không có sự nghe pháp ấy,
⑤ thời này Tỷ–kheo, không có sự thọ trì pháp ấy,
⑥ thời này các Tỷ–kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy,
⑦ thời này các Tỷ–kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy,
⑧ thời này các Tỷ–kheo, không có sự ước muốn ấy,
⑨ thời này các Tỷ–kheo, không có sự nỗ lực ấy,
⑩ thời này các Tỷ–kheo, không có sự cân nhắc ấy,
⑪ thời này các Tỷ–kheo không có sự tinh cần ấy.
Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ–kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ–kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này.
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 70. Kinh Kìtàgiri
🍀 [4] LỘ TRÌNH TU TẬP
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
… Có thể trình bày chăng, thưa Tôn giả Gotama, trong Pháp và Luật này, cũng có một tuần tự học tập, một tuần tự công trình, một tuần tự đạo lộ như vậy?
– Có thể trình bày, này Bà–la–môn, trong Pháp và Luật này, có một tuần tự học tập, có một tuần tự công trình, có một tuần tự đạo lộ.
[⚀ ĐẦY ĐỦ GIỚI HẠNH]
Ví như, này Bà–la–môn, một người huấn luyện ngựa thiện xảo, sau khi được một con ngựa hiền thiện, trước tiên luyện tập cho nó quen mang dây cương, rồi tập luyện cho nó quen các hạnh khác; cũng vậy, này Bà–la–môn, Như Lai khi được một người đáng được điều phục, trước tiên huấn luyện người ấy như sau: “Hãy đến Tỷ–kheo, hãy giữ giới hạnh, hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới”.
[⚁ HỘ TRÌ CÁC CĂN]
Này Bà–la–môn, khi vị Tỷ–kheo giữ giới hạnh, chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: “Hãy đến Tỷ–kheo, hãy hộ trì các căn, khi mắt thấy sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ–kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng…. mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị.. thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các pháp ác bất thiện khởi lên, Tỷ–kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn”.
[⚂ TIẾT ĐỘ TRONG ĂN UỐNG]
Này Bà–la–môn, sau khi Tỷ–kheo hộ trì các căn rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: “Hãy đến Tỷ–kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn”.
[⚃ CHÚ TÂM CẢNH GIÁC]
Này Bà–la–môn, sau khi Tỷ–kheo tiết độ trong ăn uống rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: “Hãy đến Tỷ–kheo, hãy chú tâm cảnh giác! Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh đầu, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp”.
[⚄ CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC]
Này, Bà–la–môn, sau khi vị Tỷ–kheo chú tâm tỉnh giác, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm nữa như sau: “Hãy đến Tỷ–kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác”.
[⚅ ĐOẠN TRỪ NĂM TRIỀN CÁI]
Này Bà–la–môn, sau khi chánh niệm tỉnh giác rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: “Hãy đến Tỷ–kheo, hãy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm”.
Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết–già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc; từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp.
[🍀 CHỨNG VÀ TRÚ THIỀN SẮC GIỚI]
Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này Bà–la–môn, đối với những Tỷ–kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy.
Còn đối với những vị Tỷ–kheo là bậc A–la–hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 107. Kinh Ganaka Moggallàna
🍀 [5] PHẢI TỰ CỨU MÌNH RỒI MỚI CÓ THỂ CỨU NGƯỜI KHÁC
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
“… Này Cunda, một người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra. Này Cunda, một người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, mà lại có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không thể xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy có thể xảy ra.”
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 8. Kinh Ðoạn giảm
🍀 [6] TRONG KHI HỘ TRÌ CHO MÌNH, LÀ HỘ TRÌ NGƯỜI KHÁC
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
“… Và này các Tỷ–kheo, thế nào trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác?
CHÍNH DO SỰ THỰC HÀNH (ÀSEVANÀYA), DO SỰ TU TẬP (BHÀVANÀYA), DO SỰ LÀM CHO SUNG MÃN [Bát Thánh Đạo – TK Viên Phúc].
Như vậy, này các Tỷ–kheo, trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác.
Và này các Tỷ–kheo, thế nào trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình?
CHÍNH DO SỰ KHAM NHẪN, DO SỰ VÔ HẠI, DO LÒNG TỪ, DO LÒNG AI MẪN.
Như vậy, này các Tỷ–kheo, trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.”
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ 19. IX. Sedaka, hay Ekantaka
🍀 [7] CHỈ LÀ NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
– Cũng vậy, này Bà–la–môn, trong khi có mặt Niết–bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết–bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường, nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết–bàn, một số không chứng được.
Ở đây, này Bà–la–môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường.
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 107. Kinh Ganaka Moggallàna
Bài viết liên quan
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, FB
- Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, Web, FB
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- Qui Y Tam Bảo (Tisaraṇagamana), Web, FB
- Ngày Đầu Năm Mới Canh Tý Tốt Lành, Web, FB
- Bố Thí Cúng Dường Tại Gia, Web, FB
- Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Giả Và Thật, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
- Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
- Chánh Pháp Toàn Hảo, Web, FB
- 4 Sự Thuyết Giáo Chánh Pháp, Được Thế Tôn, Bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác Giảng Dạy Là Gì?, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- 969 Ân Đức Tam Bảo & Giới Thanh Tịnh Dẫn Chúng Ta Tới Đâu?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
- Có Phải Vô Ngã Là Không Nên Phân Biệt, Không Nên Lựa Chọn Đúng Sai, Tốt Xấu, Thiện Ác?, Web, FB
- Vô Phân Biệt Cái Gì?Và Phân Biệt Cái Gì?, Web, FB
- Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB
- Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới, Web, FB
- Sát Sinh, Web, FB
- Cá Và Thịt Có Được Phép Thọ Dụng Không?Ba Điều Tuyệt Đối Thanh Tịnh Là Gì?Mười Loại Thịt Không Được Phép Thọ Dụng Là Gì?, Web, FB
- Ăn Chay Là Tu, Web, FB
- 4 Loại Thức Ăn Đưa Đến Tồn Tại Và Chấp Thủ Tái Sinh Cho Các Loại Hữu Tình Là Gì? Chúng Cần Phải Được Nhận Xét Như Thế Nào?, Web, FB
- Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB
- Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
- Như Bóng Không Rời Hình, Web, FB
- Như Nước Nhỏ Từng Hạt, Rồi Bình Cũng Đầy Tràn., Web, FB
- Vì Sao Có Kẻ Ác Lại Gặp Điều Thiện Lành? Vì Sao Có Người Thiện Lại Gặp Điều Ác Dữ?, Web, FB
- Công Bằng Có Không? Công Bằng Ở Đâu?, Web, FB
- Nhân & Quả – Cái Chết Của Đệ Nhất Thần Thông Ðại Mục-Kiền-Liên, Web, FB
- Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
- Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB
- Phước Thiện – Puñña, Web, FB
- Nhà Bao Việc, Web, FB
- 10 Thiện Nghiệp Là Gì, Web, FB
- Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào? , Web, FB
- Cúng Dường Là Gì, Web, FB
- Mọi Việc Rồi Sẽ Qua, Web, FB
- Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
- Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
- Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không?, Web, FB
- Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
- Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
- Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
- Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
- Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
- Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB
- Youtube
- Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
- Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
- Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube
- Ngu Thì Khổ, Web, FB
- Cuộc Đời Là Đau Khổ Hay Không Đau Khổ? Có Lối Thoát Hay Không Có Lối Thoát?, Web, FB
- Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
Bài viết trên Facebook, 1 Tháng 7, 2020