Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập

[lwptoc]

CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ ĐƯỢC THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN KHI THỰC HÀNH THIỀN TẬP❓

––––––––––––––––––––––––––––––

🔺 [I – Tác ý ba tướng: ① Tướng Định – ② Tướng Tinh Tấn – ③ Tướng Xả]

––––––––––––––––––––––––––––––

… “Này các tỷ kheo, một tỷ kheo chuyên tu tập tăng thượng tâm thỉnh thoảng cần tác ý ba tướng.

① Thỉnh thoảng vị ấy nên tác ý tướng Định,

② thỉnh thoảng vị ấy nên tác ý tướng Tinh tấn,

③ thỉnh thoảng nên tác ý tướng Xả.

Nếu một tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm mà chỉ tác ý tướng Định, thì tâm vị ấy dễ đi đến giải đãi.

Nếu một tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm mà chỉ tác ý tướng Tinh tấn, thì khi ấy tâm vị ấy dễ đi đến trạo cử.

Nếu một tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm mà chỉ tác ý tướng Xả, thì tâm vị ấy không có thể tập trung đúng mức để diệt trừ lậu hoặc.

Nhưng này các tỷ kheo, một khi tỷ kheo muốn tu tập tăng thượng tâm mà cứ ① thỉnh thoảng tác ý tướng Định, ② thỉnh thoảng tác ý tướng Tinh tấn, ③ tỉnh thoảng tác ý tướng Xả, thì tâm vị ấy trở nên nhu nhuyễn, dễ sử dụng, trong sáng không dễ vỡ tan, đủ tập trung để diệt trừ lậu hoặc.

“Này các tỷ kheo, như một người thợ vàng thiện xảo hay đệ tử người thợ vàng sửa soạn lò bệ, đốt lò và đổ vào đấy vàng thô để luyện, thì vị ấy ① thỉnh thoảng thụt bể, ② thỉnh thoảng rưới nước, ③ thỉnh thoảng ngồi canh chừng.

Nếu người thợ vàng ấy chỉ có một bề thụt ống bệ, thì vàng sẽ nguội lạnh, và nếu chỉ ngồi nhìn mãi, thì vàng không được tôi luyện đúng mức.

Nhưng nếu vị ấy ① thỉnh thoảng thụt bể, ② thỉnh thoảng rưới nước, ③ thỉnh thoảng ngồi canh chừng, thì vàng sẽ trở nên nhu nhuyễn, dễ sử dụng, sáng không dễ vỡ, và vàng ấy trở nên dễ uốn nắn, muốn làm đồ trang sức như dây chuyền, vòng kiềng cổ đều làm được.

Cũng vậy, này tỷ kheo, có ba tướng mà tỷ kheo tu tập tăng thượng tâm cần phải thỉnh thoảng tác ý.

① Thỉnh thoảng vị ấy nên tác ý tướng Định,

② thỉnh thoảng vị ấy nên tác ý tướng Tinh tấn,

③ thỉnh thoảng nên tác ý tướng Xả.

Thì tâm vị ấy trở nên nhu nhuyễn dễ sử dụng và tập trung đúng mức để diệt trừ lậu hoặc. Vị ấy đi đến khả năng chứng đắc bất cứ trạng thái nào có thể chứng đắc nhờ tuệ (direct knowledge) vị ấy mong muốn” (A. i. 256)

––––––––––––––––––––––––––––––

🔺 [II – Sáu Pháp đạt tới sự mát mẻ (Sītibhāvo – coolness) tối thượng (tức Nibbāna)]

––––––––––––––––––––––––––––––

“Này các tỷ kheo, khi một tỷ kheo có sáu pháp, thì có thể đạt đến sự mát mẻ tối thượng.

Gì là sáu pháp?

Ở đây, này các tỷ kheo,

① khi tâm cần được chế ngự, vị ấy chế ngự tâm;

② Khi tâm cần được nỗi lực, vị ấy tinh tấn;

③ Khi tâm cần được khuyến khích, vị ấy khuyến khích;

④ Khi tâm cần được nhìn với xả, vị ấy nhìn tâm với xả.

⑤ Vị ấy quyết định đạt đến tăng thượng tâm;

⑥ Vị ấy ái lạc niết bàn.

Có sáu pháp này, một tỷ kheo có thể đạt được sự mát mẻ tối thượng”. (A. iii, 435)

① Thế nào là Chế ngự tâm vào lúc cần chế ngự?

________________________________________

Khi tâm hành giả bị giao động, vì quá hăng say thì thay vì tu tập Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, vị ấy nên tu tập ba giác chi là Khinh an, Định, Xả, như Thế Tôn dạy:

“– Này các tỳ kheo, ví như có người muốn dập tắt một đống lửa lớn, mà bỏ cỏ khô, v.v… lên, không rắc bụi lên, thì có thể dập tắt không?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Cũng thế, này các tỳ kheo, khi tâm giao động, thì không phải lúc để tu tập Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ giác chi, vì một tâm giao động không thể nhờ các pháp này mà an tĩnh lại.

Nhưng khi tâm giao động, thì đấy là lúc cần tu tập Khinh an, Định, Xả giác chi.

Vì một tâm giao động nhờ những pháp này mà được định tĩnh… Như một người muốn dập tắt một đống lửa lớn, mà bỏ cỏ ướt, rắc bụi lên đấy, thì có thể dập tắt”. (S. v. 114)

② Thế nào là Nỗ lực tâm khi cần nỗ lực?

________________________________________

Khi tâm đâm ra giãi đãi vì ít tinh tiến… v.v… thì thay vì tu tập ba giác chi Khinh an, Định, Xả, hành giả, nên tu tập Trạch pháp, Tinh tiến, Hỉ. Vì đức Thế Tôn dạy:

“– Nếu các tỳ kheo, giả sử có người muốn làm cho một đốm lửa nhỏ cháy lên mà bỏ cỏ ướt, củi ướt và rưới nước, rắc bụi lên thì có làm cho đốm lửa bừng cháy được không?

– Bạch Thế Tôn, không.

– Cũng thế các tỷ kheo, khi tâm đã lười biếng thì không phải lúc tu tập Khinh an giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.

Tại sao?

Vì một tâm lười biếng không thể nhờ những pháp ấy mà phấn chấn lên được.

Khi tâm lười biếng, cần phải tu tập Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỉ giác chi, vì một tâm lười biếng có thể nhờ các pháp này mà được kích động.

Như người muốn một đốm lửa nhỏ cháy rực lên mà bỏ thêm cỏ khô, phân bò khô, củi khô, lấy miệng thổi không rắc bui lên thì có thể làm cho đốm lửa cháy sáng lên được”. (S. v., 112)

③ Thế nào là Khích lệ tâm vào lúc cần khích lệ?

________________________________________

Khi tâm lười biếng vì tuệ chậm lụt hoặc vì không đạt đến hỉ lạc của sự bình an, hành giả nên kích động tâm ấy bằng cách ôn lại tám lý do để có ý thức khẩn trương là:

1–4. Sanh, già, bịnh, chết,

5. Nỗi khổ ở các đoạ xứ,

6. Khổ luân hồi sanh tử ở quá khứ,

7. Khổ sanh tử luân hồi vị lai,

8. Khổ hiện tại trong sự tìm kiếm thực phẩm.

Và hành giả phát sanh niềm tin bằng cách niệm nhớ đến những đức tính đặc biệt của đức Phật, Pháp và Tăng.

④ Thế nào là nhìn với thái độ xả khi cần nhìn với xả?

________________________________________

Khi hành giả đang tu tập như vậy, mà tâm được tịnh chỉ bình thản trước đối tượng, không giãi đãi, không giao động, không lười biếng thì khi ấy, hành giả không cần bận tâm đến việc tập luyện, chế ngự hay khích lệ tâm, vị ấy giống như một người đánh xe khi những con ngựa đang tiến đều. Ðó là “nhìn tâm với xả”.

––––––––––––––––––––––––––––––

🔺 [III – Thiện xảo về các Giác chi]

––––––––––––––––––––––––––––––

[⚀ Thiện xảo về Khinh an, Định, Xả giác chi]

“… Nhưng khi tâm giao động, thì đấy là lúc cần tu tập Khinh an, Định, Xả giác chi.

Vì một tâm giao động nhờ những pháp này mà được định tĩnh… Như một người muốn dập tắt một đống lửa lớn, mà bỏ cỏ ướt, rắc bụi lên đấy, thì có thể dập tắt”. (S. v. 114)

… Sự tu tập Khinh an, Định, Xả là thức ăn cho những giác chi ấy, như kinh nói:

“Này các tỳ kheo, có Thân Khinh an, Tâm Khinh an, nếu như lý tác ý, làm sung mãn, thì đấy là món ăn cho Khinh an giác chi chưa sanh được sanh, đã sanh được tu tập, tăng trưởng, viên mãn.

Cũng thế, này các tỳ kheo, có Tịnh chỉ tướng bất loạn tướng, nêu như lý tác ý, thì đấy là món ăn làm cho Định giác chi chưa sanh được sanh, đã sanh được tu tập, tăng trưởng, viên mãn.

Cũng vậy, các tỳ kheo có các pháp trú xứ cho Xả giác chi, nếu như lý tác ý, làm cho sung mãn, thì chính là món ăn làm cho Xả giác chi chưa sanh được sanh, đã sanh được tu tập, tăng trưởng, viên mãn. (S. v. 104)

“Như lý tác ý” trong ba trường hợp trên, có nghĩa là sự tác ý đề khởi lên sự khinh an, định, xã bằng cách quan sát cái cách chúng đã khởi lên nơi mình trước kia như thế nào. “Tịnh chỉ tướng” tức là định, “bất loạn” cũng đồng nghĩa.

🍀 Ngoài ra, còn có BẨY PHÁP LÀM SINH KHỞI KHINH AN GIÁC CHI: 1. Dùng thực phẩm bực thượng, 2. Ở nơi khí hậu tốt, 3. Giữ tư thế thoải mái dễ chịu, 4. Làm theo trung đạo, 5. Tránh kẻ hung hăng, bạo động, 6. Gần gũi người thân hành an tịnh, 7. Quyết tâm đối với sự khinh an.

🍀 Có MƯỜI MỘT PHÁP ĐƯA ĐẾN SINH KHỞI ĐỊNH: 1. Làm sạch nội ngoài xứ, 2. Thiện xảo về tướng, 3. Quân binh các căn, 4. Chế ngự tâm khi cần chế ngự, 5. Tu tập tâm lúc cần tu tập, 6. Khích lệ tâm lười biếng bằng tín và ý thức khẩn trương (trước cái chết), 7. Nhìn mọi sự xảy ra với thái độ xả, 8. Tránh những kẻ không định tĩnh, 9. Gần gũi người định tĩnh, 10. Ôn tầm các thiền và giải thoát, 11. Quyết tâm đối với định.

🍀 Có NĂM PHÁP ĐƯA ĐẾN SINH KHỞI XẢ GIÁC CHI: 1. Giữ thái độ “xã” đối với các hữu tình, 2. Giữ thái độ “xã” đối với các hành (loài vô tình), 3. Tránh những người ưa bày tỏ sự yêu mến đối với các hữu tình và các hành, 4. Gần gũi đối với những người có thái độ xã đối với hữu tình và các hành, 5. Quyết tâm đối với xả.

Nhờ khởi lên những pháp nói trên, hành giả tu tập các giác chi Khinh an, Định và Xả. Ðây là chế ngự tâm lúc cần chế ngự.

[⚁ Thiện xảo về Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ giác chi]

Khi tâm lười biếng, cần phải tu tập Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác, Hỷ giác chi vì một tâm lười biếng có thể nhờ các pháp này mà được kích động.

Như người muốn một đốm lửa nhỏ cháy rực lên mà bỏ thêm cỏ khô, phân bò khô, củi khô, lấy miệng thổi không rắc bui lên thì có thể làm cho đốm lửa cháy sáng lên được”. (S. v., 112)

… ở đây, sự tu tập mỗi giác chi là thức ăn cho giác chi ấy, như kinh dạy:

“Này các tỳ kheo, có những pháp thiện, bất thiện, có những pháp có tội, không tội, có những pháp liệt, thắng, có những pháp dự phần đen trắng.

Ở đây nếu như lý tác ý, làm cho sung mãn, thì đó là món ăn làm cho Trạch pháp giác chi chưa sanh khởi, hay Trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, tăng trưởng, làm cho viên mãn.

Cũng vậy, này các tỳ kheo, có Phát cần giới (àrambhadhàtu: mới khởi sự cố gắng), Tinh cần giới, Dũng mãnh giới, ở đây nếu như lý tác ý, làm cho sung mãn, là món ăn làm Tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay đã sanh được tu tập, tăng trưởng, viên mãn.

Cũng thế, này các tỳ kheo, có những pháp phát sinh Hỉ giác chi, ở đây nếu như lý tác ý, làm cho sung mãn, thì đầy là món ăn cho Hỉ giác chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được tu tập, tăng trưởng, viên mãn”. (S. v. 104)

Ở đây, Như ý tác ý các pháp thiện… Có nghĩa là sự tác ý đi sâu vào các tính chất riêng biệt (biệt tướng và (ba) đặc tính chung (tổng tướng).

Như lý tác ý đối với Phát cần giới… Có nghĩa là sự chú ý phát sinh khi khởi lên tinh cần…

Sự tinh tấn mới khởi lên thì gọi là Phát cần giới.

Tinh cần giới mạnh hơn vì nó bỏ rơi biếng nhác.

Dũng mãnh giới (parakkamao–dhàtu) lại còn mạnh hơn tinh cần giới (nikkama–dhàtu) vì tiếp tục kiên trì trong những giai đoạn kế tiếp.

“Những pháp phát sinh Hỉ giác chi” là tên gọi chỉ hỉ, sự chú ý để khởi nó lên gọi là “như ý tác ý”.

🍀 Ngoài ra, còn có BẨY PHÁP ĐƯA ĐẾN SỰ PHÁT SINH TRẠCH PHÁP GIÁC CHI là: 1. Đặt câu hỏi, 2. Làm sạch nội ngoại xứ, 3. Quân bình các căn, 4. Tránh những kẻ thiếu trí tuệ, 5. Thân cận người có trí, 6. ôn lại lĩnh vực tri kiến sâu xa, 7. Quyết định đối với trạch pháp.

🍀 Có MƯỜI MỘT PHÁP ĐƯA ĐẾN PHÁT KHỞI TINH TẤN GIÁC CHI: 1. Ôn lại sự khủng khiếp của các đoạ xứ, 2. Thấy lợi ích trong sự đạt đến những điều thù thắng thuộc thế gian, xuất thế gian nhờ tinh tấn, 3. Nhìn lại con đường mình đi: Con đường mà chư Phật, độc giác, thnàh văn đã đi, ta cũng sẽ đi, con đường ấy không thuộc về một kẻ biếng nhác, 4. Sự xứng đáng nhận đồ khất thực vì nó phát sinh quả báo lớn cho người bố thí, 5. Nhớ đến sự hùng vĩ của đấng Ðạo sư: ” Ðức Ðạo sư của ta tán dương người tinh tấn. Nền giáo lý siêu tuyệt này, một giáo lý đem lại nhiều lợi cho chúng ta chỉ tôn quý nhờ ở thực hành mà thôi”, 6. Nghĩ đến sự lớn lao của pháp tài: “Chính các gia tài lớn là Diệu pháp này phải do ta nắm giữ, không thể do một kẻ biếng nhác”, 7. Từ bỏ hôn trầm thuỵ miên bằng cách tác ý đến quán tưởng,, đổi tư thế uy nghi, đi dạo giữa trời…, 8. Tránh những kẻ biếng nhác, 9. Gần những người siêng năng, 10. Ôn lại bốn chánh cần, 11. Quyết định đối với Tinh tấn.

🍀 Có MƯỜI MỘT PHÁP ĐƯA ĐẾN SỰ SINH KHỞI HỈ GIÁC CHI: 1. Niệm Phật, 2. Niệm pháp, 3. Niệm tăng, 4. Niệm giới, 5. Niệm thí, 6. Niệm chư thiên, 7. Niệm sự bình an, 8. Tránh gần người thô lỗ, 9. Gần người thanh tao, 10. Đọc lại những kinh khích lệ, 11. Quyết tâm đối với hỉ.

Như vậy, hành giả tu tập Trạch pháp, Tinh tấn, Hỉ giác chi bằng cách khởi lên những pháp trên.

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc biên soạn theo Thanh Tịnh Ðạo – Chương VIII (a) Ðịnh: Những Ðề Mục Quán Khác Bằng Tùy Niệm (Anussati Kammatthàna– niddesa)

 

Bài Viết Liên Quan

  • Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ?, Web, FB
  • Chuẩn Bị Tâm Thái Trước Khi Hành Thiền, Web, Youtube
  • Chuẩn Bị Tâm Thái Trước Khi Hành Thiền, Web
  • Cần Phải Làm Những Gì Để Có Được Thái Độ Đúng Đắn Khi Thực Hành Thiền Tập?, Web
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Căn Bản Thực Hành Tứ Niệm Xứ
  • Minh Sát Vipassana – Thiền Hành & Thiền Tọa, Web
  • Phần 1 – Thực Hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Quan Trọng Như Thế Nào?, Web Link
  • Mahasi Sayadaw Vipasana Meditation Instructions, Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Vipassana, Web, FB
  • English Version. Youtube, Web Link
  • Hộ Trì Cho Mình Hộ Trì Người Khác, Web, FB
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì, Web, FB
  • Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Tập Trung Vào Đề Mục Chính Để Vun Bồi Phát Triển Định Trong Tu Tập Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassnā Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
  • Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
  • Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, FB
  • “Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu, Không Chấp Trước Vào Bất Cứ Cái Gì Trên Đời Này” Là Tu Tập Cái Gì? Như Thế Nào?, Web, FB
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát. Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Quán Pháp – Tứ Thánh Đế: Thực Hành Tu Tập Định – Tuệ Hiệp Thế Dẫn Đến Định – Tuệ Siêu Thế Như Thế Nào?, Web
  • Bài 4/6 Phần 1 – Như Lý Tác Ý Là Như Thế Nào?, Web, FB
  • Bài 4/6 Phần 2 – Như Lý Tác Ý: Có Bao Nhiêu Cách Quán Vô Thường – Khổ – Vô Ngã Của Ngũ Uẩn Trong Thực Hành Tu Tập Hàng Ngày?, Web
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
  • Cái Gì Là Vị Ngọt – Sự Nguy Hiểm – Sự Xuất Ly, Web, FB
  • Ngũ Uẩn Là Gì, Web, FB

Audio Bài Giảng

  • (46) Quán Pháp: Ngũ Uẩn – Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, Sự Xuất Ly. Thiền Sư Viên Phúc, Archive
  • (47) Quán Ngũ Uẩn: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Không Phải Của Ta Hãy Từ Bỏ Nó., Archive
  • (48) Như Lý Tác Ý Ngũ Thủ Uẩn Là Rỗng Không Là Trống Không, Archive
  • Hiện Tại Lạc Trú Là Gì? Tịch Tĩnh An Trú Là Gì? Đoạn Diệt (Phiền Não) Là Gì?, Web, FB
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Sayādaw U Sīlānanda – Myanmar.
  • Thuyết Anatta-Vô Ngã Trong Phật Giáo, Web, FB
  • Vô Ngã Là Vô Thường & Khổ, Web, FB
  • Vô Ngã: Hiểu Biết Đúng Đắn Và Hiểu Biết Sai Lầm, Web, FB
  • Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, FB
  • Who Am I, Ta Là Ai, Web, FB
  • Thấy Chỉ Là Thấy, Web, FB
  • Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, FB
  • Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, FB
  • Hết Luân Hồi Thì Đi Đâu, Web, FB
  • Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, FB
  • 8 Pháp Vi Diệu Chưa Từng Có Trong Pháp Và Luật Của Đức Thế Tôn Là Gì?, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Bốn Đạo Lộ Tu Tập Chỉ Tịnh Samatha – Minh Sát Vipassanā Dẫn Tới Đạo Quả Alahán, Web
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
  • Bạn Chăm Sóc Thân Thể Của Bạn, Tại Sao Không Chăm Sóc Tâm Trí Của Bạn?, Web, FB
  • Ái Dục Trói Buộc Chúng Sinh Vào Khổ Đau Bất Tận Của Luân Hồi Sinh Tử Trong Tam Giới Như Thế Nào?, Web, FB
  • 7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì?, Web, FB
  • Nhân Để Sinh Giác Ngộ Có Mấy Pháp?, Web, FB
  • Pháp Thoại: Thất Giác Chi – 7 Yếu Tố Giác Ngộ, Web
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhất: Chánh Niệm., Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2 Tiếp Theo), Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỷ, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: Thư Thái Giác Chi, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Ðịnh, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Bảy: Xả, Web, FB
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì, Web, FB
  • “Người Hiền Trí” – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, FB
  • “Người Hiền Trí” – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, FB
  • “Người Hiền Trí” – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • “Người Hiền Trí” – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (Ṭhānāṭhā­Na­ – Possible And Impossible), Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo” P4: Vô Minh Duyên Hành, Web, FB
  • Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, FB
  • Playlist Loạt Bài Giảng: “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube
  • Kinh 7 Trạm Xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Chớ Có Tu Lộn Ngược, Web, FB
  • Lộn Ngược Là Thế Nào, Web, FB
  • Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, FB
  • Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng?, Web, FB
  • Thuận Theo Tự Nhiên Nào, Web, FB
  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
  • Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
  • Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB