Vấn đáp về Thiền Minh Sát
VẤN ĐÁP VỀ THIỀN MINH SÁT
Vấn Đáp về Thiền Minh Sát By Sayadaw U Silananda
Tỳ kheo Khánh Hỷ & Lưu Bình Việt dịch
[lwptoc]
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát?
Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy.
2. Vipassana nghĩa là gì?
Chữ “Vipassana” được chia làm hai phần “Vi” có nghĩa là “bằng nhiều cách”; và “Passana” có nghĩa là “nhìn thấy”. Vậy “Vipassana” có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
3. Thiền Minh Sát đem lại lợi ích gì cho tôi?
Mục tiêu tối hậu của Thiền Minh Sát là để loại trừ những bợn nhơ trong tâm. Trước khi đạt được mục tiêu này thiền sinh sẽ có được những lợi ích thực tại như sẽ có được một tâm hồn bình an và tĩnh lặng và có đủ khả năng để chấp nhận những gì xảy ra đến cho mình. Thiền Minh Sát giúp ta nhìn sự vật đúng thực tướng của chúng chứ không phải thấy chúng qua những biểu hiện bên ngoài. Sự vật xuất hiện trước mắt ta dưới trạng thái trường tồn, vững bền, đáng yêu và có thực chất, nhưng thực tế thì chúng không phải như vậy.
Khi thực hành thiền minh sát bạn sẽ chính mình thấy được sự sinh và diệt của hiện tượng vật chất và tinh thần. Đồng thời bạn cũng ý thức được một cách rõ ràng hơn những diễn biến trong tâm và thân bạn. Bạn sẽ có đủ khả năng chấp nhận mọi chuyện xảy đến cho bạn với một tư thái an nhiên chứ không bị xao động hay xúc cảm và đương đầu với hoàn cảnh một cách lạc quan hơn.
4. Người nào cần phải hành Thiền Minh Sát?
Thiền Minh Sát là phương thuốc để chữa trị các chứng bệnh của tâm, những bệnh nằm dưới dạng thức các phiền não như: Tam, Sân, Si … Hầu như chúng ta lúc nào cũng mang những tâm bệnh này, vì vậy ít nhiều chúng ta cũng phải cần đến Thiền Minh Sát.
5. Khi nào cần phải hành Thiền Minh Sát?
Vì phiền não luôn luôn sát cánh với chúng ta nên lúc nào chúng ta cũng cần phải thực hành thiền minh sát. Sáng, trưa, chiều, trước khi đi ngủ hay trong những lúc làm việc, nói chuyện, rửa chén, …. đều là cơ hội để hành thiền. Và mọi lứa tuổi đều có thể thực hành thiền minh sát.
6. Phải chăng chỉ có Phật tử mới hành Thiền Minh Sát được?
Không có yếu tố tôn giáo trong thiền minh sát. Vì vậy mọi người, dầu theo tôn giáo nào cũng đều có thể thực hành thiền minh sát. Thiền minh sát là sự theo dõi và quan sát chính bản thân mình một cách khoa học. Bạn chỉ cần chú tâm quan sát những diễn biến của thân và tâm bạn trong khoảnh khắc hiện tại mà thôi.
7. Thiền Minh Sát có khó thực hành knông?
Cũng khó mà cũng dễ. Thiền Minh Sát nhằm kiểm soát tâm, mà tâm thì luôn luôn vọng động. Khi hành thiền chính bạn sẽ thấy tâm mình. Việc hành thiền không phải dễ, bởi vì rất khó kiểm soát tâm và giữ tâm trên một đề mục duy nhất. Mặt khác, Thiền Minh Sát cũng rất dễ thực hành vì không cần phải sửa soạn lễ nghi công phu hay phải học hỏi nhiều mới có thể thực hành. Bạn chỉ cần ngồi xuống, theo dõi chính mình và chú tâm vào đề mục là được.
8. Thực hành Thiền Minh Sát có đòi hỏi điều kiện tiên quyết gì không?
Bạn cần phải thực sự muốn thực hành thiền và sẵn sàng tuân theo lời chỉ dẫn một cách chặt chẽ. Bởi vì nếu bạn không thực hành đúng thì bạn sẽ không gặt hái trọn vẹn lợi ích của thiền. Bạn cũng cần phải tin tưởng vào việc hành thiền, tin tưởng thiền sư, có một tâm hồn cởi mở để thực hành thiền và thấy được những gì mà thiền có thể đem lại cho bạn. Đức kiên nhẫn cũng rất quan trọng. Khi hành thiền bạn phải kiên nhẫn để đương đầu với nhiều thứ. Sẽ có phóng tâm, có cảm giác khó chịu trên thân thể và bạn sẽ phải đương đầu với cái tâm của bạn.
Bạn phải kiên trì và cương quyết theo đuổi việc hành thiền đến cùng mỗi khi sự phóng tâm đến quấy nhiễu bạn khiến bạn không thể chú tâm vào đề mục được. Một điều rất quan trọng cần nhớ là bạn phải giữ giới luật thật trong sạch, vì nếu giới không trong sạch thì không thể nào đạt được sự chú tâm hay có được sự bình an của tâm hồn. Khi làm điều gì sau đó bạn sẽ suy tư về những điều mình đã làm nhiều lần, nhất là lúc bạn đang hành thiền. Đó là một trở ngại lớn lao khiến bạn khó đạt được sự trụ tâm.
9. Cần phải có những chuẩn bị gì để hành Thiền Minh Sát?
Thực ra bạn chẳng cần phải cụ bị gì cả. Những thứ bạn cần chỉ là một chỗ thuận tiện để bạn có thể ngồi nhắm mắt và chú tâm vào đề mục. Nói như thế không có nghĩa là bạn không thể dùng gối, đòn ngồi, ghế hay những dụng cụ khác trong lúc hành thiền, vì lúc thiền bạn cũng cần phải có một vài sự thoải mái tối thiểu nào đó. Nếu bạn không muốn đau đớn khó chịu trong lúc hành thiền thì bạn cũng không nên tạo cho mình quá thoải mái. Vì khi quá thoải mái thì sự lười biếng, thụ động sẽ phát sinh dẫn đến sự buồn ngủ.
10. Phải giữ tư thế nào khi hành Thiền Minh Sát?
Giữ tư thế nào cũng được. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể thực hành Thiền Minh Sát, miễn sao bạn tỉnh thức là được.
11. Lúc hành thiền có nhất thiết ngồi xếp bằng không?
Mặc dầu theo thói quen hay theo truyền thống, lúc hành thiền, thiền sinh ngồi xếp bằng trên sàn, nhưng không nhất thiết phải thế. Bạn có thể ngồi cách nào mà bạn thấy có thể giúp bạn ngồi lâu và thoải mái là được. Điều quan trọng trong thiền minh sát là sự tỉnh thức chứ không phải là ở tư thế.
12. Có phải nhắm mắt trong lúc thiền không?
Nhắm mắt được thì tốt nhưng bạn có thể mở mắt nếu bạn thích. Cách nào bạn thấy ít bị phóng tâm là được. Nhưng nếu trong lúc mở mắt bạn chợt để ý nhìn vật gì thì bạn phải biết rằng mình đang “thấy” và ghi nhận nó, điều thiết yếu là đạt được sự trụ tâm chứ việc nhắm hay mở mắt lúc hành thiền không quan trọng.
13. Lúc hành thiền, tay nên để như thế nào?
Không có một luật lệ bó buộc nào về việc để tay trong lúc hành thiền minh sát. Tay bạn đặt thế nào cũng được. Thường người ta hay ngồi xếp bằng; đặt tay này lên tay kia để trước bụng, trên hai đùi. Bạn cũng có thể đặt hai tay bạn lên hai đầu gối nếu bạn muốn.
14. Thời gian hành thiền kéo dài bao lâu?
Điều đó tùy thuộc vào khả năng mỗi người. Không có một qui tắc bó buộc nào. Ngồi được một giờ thì thật tốt, nhưng lúc đầu bạn chưa thể ngồi được một giờ bạn hãy ngồi chừng 30 hay 15 phút rồi dần dần kéo dài thời gian ngồi thiền ra cho đến khi bạn có thể ngồi lâu hơn. Nếu bạn có thể ngồi trên một tiếng đồng hồ mà vẫn thấy thoải mái thì bạn có thể ngồi được hai hay ba tiếng đồng hồ.
15. Có cần phải thực tập hằng ngày không?
Mỗi ngày chúng ta đều phải ăn để nuôi dưỡng cơ thể. Tại sao chúng ta không dành một ít thì giờ trong ngày để thanh lọc tâm vì phiền não luôn sát cánh với ta như bóng với hình? Mỗi sáng nên dành một khoảng thời gian để ngồi thiền vì lúc ban sáng thân và tâm bạn đã được an nghỉ, bạn không còn phải lo lắng băn khoăn về những việc đã xảy ra trong ngày trước. Thiền lúc tối trước khi đi ngủ cũng tốt. Nhưng lúc nào bạn cũng có thể hành thiền được. Nếu bạn tạo được thói quen hành thiền mỗi ngày bạn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp và lợi ích hơn.
16. Hành Thiền Minh Sát có cần phải có thiền sư không?
Điều này rất quan trọng. Bất kỳ học một môn học mới nào bạn cũng đều cần phải có thầy chỉ dạy. Nhờ những lời chỉ dẫn của thầy bạn có thể đạt kết quả nhanh và đi đúng đường. Bạn cần có một vị thầy có đủ tư cách để chỉ dẫn cho bạn, vì thầy sẽ giúp bạn điều chỉnh sai lầm và hướng dẫn bạn lúc bạn gặp phải những trở ngại trong lúc hành thiền. Nhiều thiền sinh nghĩ rằng mình đã tiến triển trong thiền nhưng thực ra họ chưa đạt được chút tiến bộ nào, lại cũng có nhiều thiền sinh nghĩ rằng việc hành thiền của mình không có kết quả hay không có chút tiến bộ nào trong khi đó thì họ đã tiến triển rất nhiều.
Chỉ có vị thiền sư mới có thể biết được mức độ tiến bộ của bạn để điều chỉnh và hướng dẫn bạn trong những lúc cần thiết. Nếu bạn không tìm ra thiền sư bạn có thể nhờ vào sách, nhưng không một cuốn sách nào có thể hoàn toàn thay thế cho một vị thầy. Bạn có thể đạt được một số tiến bộ khi đọc kỹ lời chỉ dẫn và thực hành đúng theo những điều hướng dẫn trong sách, nhưng bạn phải cần thường xuyên trao đổi ý kiến và thảo luận với thầy nữa, mới có thể đạt được thành quả khả quan.
17. Có thể áp dụng Thiền Minh Sát vào đời sống hàng ngày không?
Bạn có thể “tỉnh thức” trong mọi tác động bạn đang làm. Bất kỳ bạn đang làm việc, đang đi, đang nói, v.v…, bạn đều có thể thiền. Mặc dầu mức độ tỉnh thức trong lúc hoạt động không mạnh bằng lúc ngồi thiền hay lúc đang theo một khóa thiền tập nhiều ngày, nhưng nói chung trong lúc hoạt động bạn vẫn tỉnh thức được. Áp dụng thiền minh sát vào đời sống bạn có thể đối phó với chính bạn một cách có hiệu quả.
18. Thế nào là một khóa thiền tập?
Khóa thiền tập giúp cơ hội cho bạn được thực tập thiền một cách tích cực và nỗ lực hơn nhờ sự hỗ trợ của hoàn cảnh chung quanh và sự hướng dẫn của vị thiền sư kinh nghiệm. Mọi việc bạn làm trong khóa thiền tập đều là đề mục hành thiền.
19. Khóa thiền tập tổ chức ra sao?
Ngày thiền tập bạn sẽ thực hành thiền minh sát liên tục, hết ngồi (thiền) lại đi (thiền), hết đi lại ngồi … Thiền tọa và thiền hành (hoặc kinh–hành) cứ xen kẽ liên tục như thế. Vào buổi tối sẽ được nghe giảng pháp và trình pháp với thầy. Nhờ ở sự tỉnh thức trong mọi hoạt động trong ngày mà việc thực tập thiền quán được liên tục tiến triển. Trong thời gian thiền tập phải tuyệt đối giữ im lặng. Khóa thiền tập có thể kéo dài một ngày, hai ngày cuối tuàn, một tuần hay lâu hơn.
20. Tại sao phải tham dự khóa thiền tập?
Nỗ lực tinh tấn thực hành thiền liên tục trong khóa thiền tập khiến tâm bạn được an trụ và tĩnh lặng. Vì sự trụ tâm rất cần yếu cho việc phát sanh trí tuệ, nên khóa thiền tập là cơ hội tốt nhất giúp bạn tự thân thấy được thực tướng của mọi vật.
Cầu mong tất cả chúng sanh được an vui và hạnh phúc.
Bài viết liên quan
- Thế nào là thực hành đúng đắn minh sát tứ niệm xứ, Web, FB
- Chuẩn bị tâm thái trước khi hành thiền, Web, FB, Youtube
- Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập, Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Căn bản thực hành tứ niệm xứ, Web Link
- Phần 1 – thực hành thiền minh sát tứ niệm xứ quan trọng như thế nào?
(Ngài Thiền sư Ta-ma-nê-chô – Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa), Web Link - MAHASI SAYADAW VIPASANA MEDITATION INSTRUCTIONS
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THIỀN MINH SÁT VIPASSANA BY THARMANEYKYAW SAYADA, English version. Youtube - Hộ trì cho mình, hộ trì người khác, Web, FB
- Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì, Web, FB
- Thấy biết cái gì thì được coi là thấy biết ‘như thật’, ‘như nó đang là’ khi thực hành tu tập minh sát tứ niệm xứ vipassnā satipaṭṭhānā?, Web, FB
- Tập trung vào đề mục chính để vun bồi phát triển định trong tu tập thực hành thiền minh sát vipassnā tứ niệm xứ, Web, FB
- Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
- Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
- Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB
- Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
- Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
- Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
- Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
- Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, Web, FB
- Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web, FB
- Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát
- Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
- QUÁN PHÁP – TỨ THÁNH ĐẾ: thực hành tu tập định & tuệ hiệp thế dẫn đến định & tuệ siêu thế như thế nào, Web, FB
- Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 4/6 – như lý tác ý, Web, FB
- Như lý tác ý: có bao nhiêu cách quán vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn trong thực hành tu tập hàng ngày, Web, FB
- Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
- Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
- Cái gì là vị ngọt – sự nguy hiểm – sự xuất ly, Web, FB
- Ngũ uẩn là gì, Web, FB
Audio bài giảng
- (46) quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly. thiền sư viên phúc, Archive
- (47) quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó., Archive
- (48) như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive
- Hiện tại lạc trú là gì, Web, FB
- Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Sayādaw u sīlānanda – myanmar.
- Thuyết anatta-vô ngã trong Phật giáo, Web, FB
- Vô ngã là vô thường & khổ, Web, FB
- Vô ngã: hiểu biết đúng đắn và hiểu biết sai lầm, Web, FB
- Anata – vô ngã là gì, Web, FB
- Who am i, ta là ai, Web, FB
- Thấy chỉ là thấy, Web, FB
- Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
- Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB
- Hết luân hồi thì đi đâu, Web, FB
- Điều này không thể xảy ra, Web, FB
- 8 pháp vi diệu chưa từng có, Web, FB
- Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
- Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
- Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
- Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
- Bát thánh đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc thánh, Web, FB
- Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
- Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
- Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
- Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
- Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào, Web, FB
- 7 yếu tố cần thiết đưa đến giác ngộ là gì, Web, FB
- Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp, Web, FB
- Thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ, Web, FB
- Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm, Web, FB
- Yếu tố giác ngộ thứ hai: trạch pháp, Web, FB
- Yếu tố giác ngộ thứ ba: dũng cảm tinh tấn, Web, FB
- Yếu tố giác ngộ thứ tư: hỷ, Web, FB
- Yếu tố giác ngộ thứ năm: thư thái giác chi, Web, FB
- Yếu tố giác ngộ thứ sáu: ðịnh, Web, FB
- Yếu tố giác ngộ thứ bảy: xả, Web, FB
- Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
- Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
- Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
- Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
- Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭiccasamuppāda – depending arising), Web, FB
- Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
- Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
- Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭiccasamuppāda – depending arising), Web, FB
- Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
- Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
- Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
- Kinh 7 trạm xe, Web, FB
- Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
- Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
- Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
- Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
- Chớ có tu lộn ngược, Web, FB
- Lộn ngược là thế nào, Web, FB
- Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
- Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
- Thuận theo tự nhiên nào, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
- Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
- Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
- Pháp học & pháp hành
- Tích truyện tôn giả nhất cú, Web, FB
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB